Về tầm quan trọng của việc lập dàn ý

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục (Trang 35)

-

1.2.4. Về tầm quan trọng của việc lập dàn ý

Qua kết quả thống kê về tầm ảnh hưởng của việc lập dàn ý đối với kết quả của bài làm có thể khẳng định nếu một HS có kỹ năng lập dàn ý tốt thì bài làm của HS đó sẽđạt kết quả cao (có đến 83.1% số bài có dàn ý đạt yêu cầu và bài làm đạt yêu cầu), ngược lại nếu một HS có kỹ năng diễn đạt tốt nhưng kỹ năng lập dàn ý không tốt thì có đến 90,8% bài làm của HS đó không đạt yêu cầu.

Từ những kết luận nêu trên, một lần nữa chúng ta lại thấy được sự cấp thiết phải rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập ý và cũng một lần nữa có thể khẳng định: Lập ý là một kỹ năng quan trọng cần hình thành và rèn luyện. Thế nhưng, chúng ta đã, đang và sẽ phải bắt đầu từ một mặt bằng chất lượng về lập ý rất thấp. Vì thế rèn kỹ năng lập ý cho HS THPT hiện nay là một vấn đề vô cùng cấp bách và cũng cực kỳ nan giải. Theo tác giả luận văn, để thực hiện thành công phải xác định và xây dựng được một hệ thống lý thuyết tinh giản, nhưng đầy đủ, dễ hiểu dễ nhớ, mang tính thực hành cao. Đặc biệt phải đề ra được một qui trình lập ý với các thao tác lập ý cụ thể để căn cứ vào đó hướng dẫn học sinh thực hành một cách hiệu quả nhất.

Chương 2:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT XUNG QUANH KỸ NĂNG LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

2.1. Khái quát về văn nghị luận và kiểu bài NLXH 2.1.1. Khái niệm, vị trí

2.1.1.1. Khái niệm

Văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết (người nói) bằng cách dùng lý lẽ, dẫn chứng và cả những ý kiến bàn bạc mở rộng với một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn, những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục... để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) hiểu, tin, đồng tình và hành động theo những điều mà người viết (người nói) đề xuất.

2.1.1.2. Vị trí

Văn nghị luận đã hình thành từ xa xưa và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong thời đại ngày nay, văn nghị luận đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và hướng dẫn, thúc đẩy họat động thực tiễn của con người.

Do đó, học làm văn nghị luận là một công việc trọng yếu của việc học văn trong nhà trường, đặc biệt là nhà trường THPT. Bởi lẽ, ở tất cả các kỳ thi của bậc học này thì văn nghi luận đều có mặt và ảnh hưởng lớn đến kết quả bộ môn cũng như kết quả chung của học sinh.

Ví dụ 1: Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009. Trong phần chung dành cho tất cả các thí sinh có câu (3,0 điểm) yêu cầu học sinh làm văn nghị luận xã hội với đề bài như sau: “Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách.”

(Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009)

Ví dụ 2: Đề thi đại học năm 2009 (khối D). Trong phần chung dành cho tất cả các thí sinh có câu (3,0 điểm) yêu cầu học sinh làm văn nghị luận xã hội với đề bài như sau: “Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của

anh/chị về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”. (Theo sách Dám thành công – Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr.90)”

(Đề thi đại học năm 2009-khối D)

Hơn thế, văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng và học thuật đòi hỏi người học sinh phải giải quyết, từđó giúp các em vận dụng tổng hợp các tri thức từ tự nhiên đến xã hội, rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, khả năng tư duy logic khoa học, nghĩa là có phương pháp tư duy đúng để hiểu đúng vấn đề và có thái độđúng trước các sự việc xảy ra trong cuộc sống. Từđó góp phần tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách người học sinh.

2.1.2 Các yếu tố tạo nên nội dung và cấu trúc bài văn NLXH

Nội dung và cấu trúc của một bài nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là: Vấn đề cần nghị luận (còn gọi là luận đề), luận điểm, luận cứ (bao gồm cả lý lẽ và dẫn chứng), lập luận (còn gọi là luận chứng)

Luận đề trong bài nghị luận là vấn đề bao trùm cần được làm sáng tỏ, cần được đem ra để bàn luận, để bảo vệ, để chứng minh trong toàn bộ bài viết.

Ví dụ: Với đề bài “Anh/chị hãy giải thích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu ngạn ngữ Hy Lạp: Học – hành có những chùm rễđắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.” [86, Trần Đình Sử] có thểđưa ra luận đề: Việc học – hành là công việc hết sức gian nan nhưng thành quả mà nó mang lại thì vô cùng hạnh phúc và vẻ vang.

Ví dụ: Với đề bài “Anh/chị hãy giải thích và làm sáng tỏ ý nghĩa của ý kiến:

Học – hành cũng như việc chèo thuyền vượt thác.” [47, Lê Huy-Ngô Thanh Tùng] có thểđưa ra luận đề: Việc học – hành là công việc hết sức gian nan đòi hỏi phải có niềm tin, lòng quyết tâm, sự kiên trì, can đảm, sáng tạo...

Luận điểm (còn gọi là ý lớn) là những ý kiến, quan điểm chính được nêu ra ở trong bài văn nghị luận. Luận điểm thường được thể hiện bằng một phán đoán (câu văn) mang ý nghĩa khẳng định những tính chất, những thuộc tính của vấn đề, những nội dung được triển khai để làm sáng tỏ cho luận đề. Các luận điểm trong bài nghị luận được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống hợp lý, đầy đủ và được triển

khai bằng những hệ thống luận cứ hợp lý để làm sáng tỏ vấn đề mà luận điểm đặt ra.

Ví dụ: Từ luận đề Sống đẹp của đề bài “Anh/chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi!Sống đẹp là thế nào hỡi bạn” [61, Phan Trọng luận] ta có thể đưa ra các luận điểm và sắp xếp các luận điểm ấy theo trình tự sau:

Luận điểm 1: Quan niệm về sống đẹp

Luận điểm 2: Phê phán những người chỉ biết sống đồng nghĩa với tồn tại Luận điểm 3: Tuổi trẻ phải biết sống đẹp

Luận điểm 4: Phương hướng và biện pháp phấn đấu để sống đẹp

Luận cứ là các lí lẽ và dẫn chứng (chứng cứ) cụ thểđược sắp xếp và trình bày theo một hệ thống hợp lý nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm.

Ví dụ: Với luận điểm “Tuổi trẻ phải biết sống đẹp” ta có thể đưa ra các luận cứ và sắp xếp các luận cứấy theo trình tự sau:

- Luận cứ 1: Tuổi trẻ là thời kì đẹp nhất và cho con người những điều kiện tốt nhất để thực hiện những gì mà con người mong muốn - Luận cứ 2: Những gì mà con người thành công hay thất bại thời tuổi trẻ sẽ

để lại dấu ấn cho cả cuộc đời.

Nghị luận là bàn luận, là nói lý nói lẽ, là thuyết phục người đọc bằng lập luận lôgic chặt chẽ. Cái hay, cái đẹp của bài văn nghị luận cũng là ở chỗđó. Có luận điểm mới mẻ độc đáo là hết sức quan trọng, nhưng để bài văn có sức thuyết phục cao thì riêng luận điểm chưa đủ. Ở đây còn cần đến vai trò của lập luận. Phải biết lập luận, tức là phải biết trình bày và triển khai luận điểm; biết nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; biết dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏđiều mình muốn nói, để người đọc hiểu, tin và đồng tình với mình. Luận điểm là nội dung còn lập luận là hình thức diễn đạt nội dung; lập luận là cách nói (viết)…

Cùng một nội dung, cùng hướng tới một mục đích nhưng hai cách nói, hai cách trình bày khác nhau có thể dẫn đến hai kết cục khác xa nhau. Ngày xưa, vua Cảnh Công nước Tề có con ngựa quý, giao cho một người chăn nuôi. Một hôm, con ngựa tự nhiên lăn ra chết. Vua giận lắm, cho là giết ngựa, sai ngay quân cầm dao để

phanh thây người nuôi ngựa. Án Tử (Án Tử túc Án Anh, tên tự là Bình Trọng, người nước Tề, thời Xuân Thu) đang ngồi chầu, thấy thế ngăn lại hỏi vua rằng: “Vua Nghiêu Thuấn ngày xưa phanh thây người thì bắt đầu từ đâu trước?”. Cảnh Công ngơ ngác nhìn nói: “Thôi hãy buông ra, đem giam xuống ngục để rồi trị tội”. Án Tử nói: “Tên phạm này chưa biết rõ tội mà phải chịu chết thì vẫn tưởng là mình bị oan. Tôi xin vì vua kể rõ tội nó rồi hãy hạ ngục”. Vua nói: “Phải”. Án Tử bèn kể tôi rằng: “Nhà ngươi có ba tội đáng chết. Vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết là một tội đáng chết. Lại để chết con ngựa quý của vua là hai tội đáng chết. Để vua vì một con ngựa mà giết chết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua, người làm chết một con ngựa mà đểđến nỗi dân gian đem lòng oán giận, nước ngoài có bụng dòm ngó là ba tôi đáng chết, ngươi đã biết chưa? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục…” Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng: “Thôi, tha cho nó! Tha cho nó! Kẻo ta lại mang tiếng bất nhân.” (Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – Cổ học tinh hoa – NXB Trẻ - 1992)

Trong câu chuyện trên, rõ ràng cái chết và sự sống của người chăn ngựa nằmtrong gang tấc. Kết cục anh ta được cứu sống chỉ vì mấy lời nói nhẹ nhàng của Án Tử. Ở đây, cũng là can ngăn mà không nói thẳng, cùng bức bách quá làm cho người có tật hổ thẹn không muốn nghe, nhưng gợi cái lòng tự phụ của người, chuyển được cái bụng người, khiến cho phải tỉnh ngộ mà chừa đi thì mới là giỏi”. Cái giỏi của Án Tử chính là cách lập luận, việc biết trình bày, biết dẫn dắt, biết cách thuyết phục… tức là biết cách lập luận. Những sứ thần ngoại giao, những nhà hùng biện, những chính khách, những nhà chính luận nổi tiếng…

Những bài văn nghị luận nổi tiếng đều là những bài văn hàm chứa trong đó những cách lập luận sắc sảo, mẫu mực. Tính logic, chặt chẽ với những lý lẽ rõ ràng, những chứng cớ hiển nhiên buộc người nghe không thể không công nhận là đặc điểm chung của những bài nghị luận này.

Trong “Chiếu dời đô” của mình, Lý Thái Tổ thuyết phục triều thần dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long bằng cách bắt đầu từ việc nêu lên ý nguyện tốt lành: “Chỉ muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con

cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân”. Từđó chỉ ra bài học lịch sử, phê phán hai nhà Đinh, Lê “không noi theo dấu cũ Thương, Chu…khiến cho triều đại không được bền lâu”. Và cuối cùng bài Chiếu nêu lên tất cả những lợi thế nhiều mặt của thành Thăng Long: “Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”. Những lý lẽ và dẫn chứng ấy tất yếu buộc người nghe phải công nhận kết luận: “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc – người nghe, cách sử dụng các thủ pháp như so sánh, liên hệ, nêu dẫn chứng thực tế, đưa số liệu thống kê… Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là một mẫu mực như thế. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từđầu, người đã dẫn ra hai bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng của Pháp và Mỹ. Cả hai bản tuyên ngôn này đều khẳng định quyền tự do, độc lập của mỗi dân tộc, mỗi con người. Từ chỗ khẳng định: “Đó là những lẽ không ai chối cãi được”, Hồ Chí Minh đặt lại vấn đề: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Luận điểm này đã được người chứng minh rất cụ thể và sáng rõ ở nhiều phương diện:

- Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

- Về kinh tế, chúng bóc lột nhân dân ta đến xương tủy, khiến cho dânta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều…

Sau khi chứng minh một cách hùng hồn bản chất vô nhân đạo của bọn thực dân Pháp, Người khẳng định một sự thật: “Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Sự thật là dân ta đã lấy lại đất nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.”

Đây cũng là một luận điểm hết sức quan trọng trong hệ thống lập luận của Người. Bởi vì, xuất phát từ đây, Người mới khẳng định và “tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”.

Muốn cho lập luận chặt chẽ, khi viết cần biết soi sáng vấn đề dưới nhiều góc cạnh bằng cách tựđặt ra các câu hỏi như là chất vấn, đối thọai để làm nổi bật sự thật, để phơi bày mặt trái, mặt vô lý của một vấn đề nào đấy. Ở đây, thao tác lập luận bác bỏ thường được vận dụng một cách triệt để. Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào việc hành văn, giọng văn; vào cách dùng từ, đặt câu. Văn nghị luận ít dùng loại câu mô tả, trần thuật “kể lể” sự việc (chẳng hạn như câu miêu tả: Những giọt sương mai đang long lanh trên những chùm lá biếc, câu tự sự: Trên những cành cây đan kết thành một tán rợp, những con chim vừa nhảy nhót chuyền cành vừa líu lo hót.) mà chủ yếu dùng loại câu khẳng định và phủđịnh với nội dung hầu hết là các phán đoán hoặc những nhận xét, đánh giá sâu sắc. Chẳng hạn câu phán đoán: Tình bạn là một trong những tình cảm tốt đẹp của con người, câu suy luận: Những khi chúng ta phải sống trong cảnh vắng vẻ cô đơn, chúng ta thường cảm thấy cần có những người bạn thân để trao đổi, giải bày tâm sự. Câu nghị luận có nhiều dạng khác nhau, song hai dạng nêu trên là tương đối phổ biến. có thể tóm tắt thành hai công thức: câu phán đoán và câu suy luận.

(1) A là B (câu phán đoán) (2) Vì A nên B (câu suy luận)

Công thức (1) cũng có thể có những dạng phán đoán khác như: A cần phải B, A có thể B…Ví dụ: Công việc học tập đòi hỏi rất nhiều cố gắng của người đi học.

Công thức (2) cũng có thể có những dạng suy luận khác như: Tuy A nhưng B, Sở dĩ A là vì B…Ví dụ: Dù học tập nhiều khi là một công việc khó khăn song nó cũng mang cho con người biết bao niềm vui.

Cần lưu ý rằng câu nghị luận không nhất thiết phải khuôn vào một công thức có sẵn nào mà phải luôn luôn sáng tạo. Và câu văn nghị luận cũng nhiều lúc

xen kẽ hoặc đồng dạng với câu miêu tả hay tự sự. Cũng có khi người viết sử dụng giọng văn mỉa mai bóng gió pha chút gai góc.

Có thể nói cách lập luận là cách tổ chức các luận điểm và luận cứ (lý lẽ và dẫn chứng) nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận (luận đề) để người đọc hiểu, tin, đồng tình với điều mà người viết đặt ra và giải quyết. Lập luận có một ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn trong văn nghị luận. Muốn cho văn nghị luận chặt chẽ, kín cạnh, khi viết nên đặt mình vào địa vị của người đọc, người nghe. Lập luận chính là đặc trưng quan trọng của văn nghị luận, thể hiện năng lực suy lý, năng lực thuyết phục của người viết; cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sự logic, độ chính xác, sắc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)