Sự thuần phác của nhân vật Huck Finn

Một phần của tài liệu Thiên nhiên trong tiểu thuyết của Mark Twain (Trang 74 - 75)

THIÊN NHIÊN NHƯ LÀ BẢN CHẤT – SỰ THUẦN PHÁC CỦA CÁC NHÂN V Ậ T

3.3.Sự thuần phác của nhân vật Huck Finn

Khi viết cuốn Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, cái nhìn của Mark Twain về thời đại, về con người đã trở nên rõ ràng hơn. Do đó, ý nghĩa bản chất của thiên nhiên được ông thể hiện trong tác phẩm này không còn mang tính dự báo như trong cuốn Tom Sawyer nữa. Sự chất phác của Huck thể hiện nhất quán qua rất nhiều suy nghĩ và hành động trong suốt chuyến hành trình. Vì thế nếu đặt bản chất thuần phác của Huck bên cạnh sự suy thoái đạo đức bởi xã hội công nghiệp ở nước Mĩ khoảng cuối thế kỉ XIX, chúng ta cũng có thể hiểu được thái độ phê phán của nhà văn đối với văn minh công nghiệp.

Khác với Tom, Huck Finn không sống trong môi trường “văn minh”. Cậu bé xuất thân “cùng đinh”, lúc nào cũng lôi thôi, luộm thuộm và đã quen với việc sống tự do :

Khi trời tạnh ráo thì nó ngủ ở chỗ bậc cửa ra vào nhà người ta, khi mưa gió ướt át thì ngủ trong một cái vỏ thùng rượu; nó không phải đi học hay đi nhà thờ hay phải gọi ai là thầy và vâng lời một ai cả. [63, (1), tr.111].

Do không “bị” ảnh hưởng bởi bất kì sự dạy dỗ nào của cả trường học , nhà thờ lẫn gia đình nên Huck sống và lớn lên cùng sự thuần hậu tự nhiên vốn có trong bản chất con người. Đây là đặc điểm đáng chú ý ở Huck, cơ sở của sự thuần phác thiên nhiên. Cậu bé nghèo, đơn độc và vô cùng trong sáng. Ở Huck, vì thế sự thuần phác được thể hiện đậm nét hơn so với Tom. Nhân vật này không bộc lộ vẻ láu cá như Tom trong nhiều hành động, không giàu tưởng tượng và cũng chẳng bao giờ hành động theo sách vở. Ngược lại, hoàn

cảnh khiến Huck nhanh nhẹn, khôn ngoan và thực tế hơn Tom trong hành động. Dù là hành động tự bảo vệ hay hành động vì người khác, Huck đều nghe theo sự mách bảo của bản năng đạo đức hay sự điều khiển của một trái tim thánh thiện. Sự ảnh hưởng của thế giới văn minh đối với cậu không nhiều, có chăng chỉ là những qui ước xã hội lâu đời, cụ thể là những qui định của nền văn hoá duy trì chế độ nô lệ ở miền Nam Hoa Kì, mà Huck vẫn coi là đương nhiên vì chẳng biết những điều khác hơn, tiến bộ hơn. Chính điều này khiến trong Huck cũng có lúc diễn ra sự “giằng co” giữa con người thuần phác và con người “văn minh” như Tom. Do đó chúng tôi cũng sẽ xem xét bản chất của nhân vật Huck Finn trong mối quan hệ với chuyện phiêu lưu, tình bạn, chuyện mê tín.

3.3.1. Sự thuần phác và chuyện phiêu lưu 3.3.1.1. Thái độđối với tiền bạc

Một phần của tài liệu Thiên nhiên trong tiểu thuyết của Mark Twain (Trang 74 - 75)