Thiên nhiên trong văn học lãng mạn Mĩ và Chủ nghĩa Siêu nghiệm

Một phần của tài liệu Thiên nhiên trong tiểu thuyết của Mark Twain (Trang 29 - 31)

Nền văn học non trẻ của nước Mĩ, cho đến mười năm đầu của thế kỉ XIX không có thành tựu nào nổi bật, yếu tố văn học Anh vẫn còn chi phối. Chỉ đến khi bước vào thời kì lãng mạn, văn học Mĩ mới thật sự “cất cánh”. Đó là khoảng thời gian từ 1820 đến 1860. Nhiều tác phẩm ra đời trong thời kì này được đánh giá cao cả ở Anh quốc và Châu Âu vì

các tác giả của chúng đã xây dựng được những tính cách Mĩ điển hình, miêu tả được những bối cảnh Mĩ tiêu biểu. Tức là họ đã đem lại bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc mình. Chính vì vậy mà nhiều người vẫn gọi đây là thời kì Phục hưng của văn học Mĩ, thậm chí cho rằng văn học Mĩ chỉ bắt đầu từ đây.

Liên quan đến đề tài luận văn của mình, chúng tôi chú ý đến yếu tố thiên nhiên trong văn học lãng mạn Mĩ. Điều này có hai lí do. Thứ nhất, theo chúng tôi, thiên nhiên chính là một yếu tố quan trọng tạo nên giá trị cho văn học Mĩ thời kì này. Với ý nghĩa là tự nhiên, thiên nhiên đặc trưng của nước Mĩ từ cây cối, sông hồ, núi non… đều rộng lớn, bao la đã được các tác giả tái hiện trong tác phẩm của mình hết sức sống động. Độc giả bị cuốn hút không chỉ bởi những tính cách mới mẻ, độc đáo rất Mĩ của các nhân vật mà còn đặc biệt thích thú khi khám phá những không gian vừa nên thơ vừa hùng vĩ của một nước Mĩ huyền thoại. Thứ hai, cách nhìn thiên nhiên của các tác giả lãng mạn sau này có ảnh hưởng tới Mark Twain. Trong các tác phẩm của mình, Mark Twain không chỉ tiếp tục miêu tả thiên nhiên như là không gian mang đậm chất Mĩ mà còn phát triển thêm những ý nghĩa mới của thiên nhiên, như chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau.

Sự quay về với đề tài Mĩ, thiên nhiên Mĩ của các tác giả thời kì này có thể coi là một tất yếu, bởi lẽ sau hàng thế kỉ “theo đuôi” văn học Anh quốc, các tác giả hẳn đều chịu một áp lực là phải làm sao để tạo ra một nền văn học riêng xứng đáng với một quốc gia tiên phong. Tuy vậy phải chờ đến “hiệu lệnh” của Ralph W. Emerson thì điều đó mới trở thành hiện thực. Năm 1837, tức sáu mươi mốt năm sau ngày tuyên bố độc lập (1776), trong bài phát biểu nổi tiếng “Học giả Mĩ”, Emerson nêu :

Sự học hỏi kéo dài các nước khác, đã chấm dứt. Hàng triệu người quanh ta đang ào ào bước vào cuộc sống, không thể mãi mãi cung cấp cho họ những đề tài cũ của những mùa gặt nước ngoài. [44, tr.243 – 244].

Sau đó, trong tập “Luận văn” thứ hai (1844), ông kêu gọi các nhà thơ hãy sử dụng

“chất liệu vô cùng quí giá” ở ngay trên đất Mĩ,

chính sách của chúng ta, những nơi đánh cá của chúng ta, những người da đen, da

đỏ của chúng ta… Dưới con mắt của chúng ta, nước Mĩ là một bài thơ, địa lí bao la của nó làm choáng trí tưởng tượng của chúng ta, không cần đợi lâu mới ra thơ. [44, tr.244].

Emerson không chỉ là người kêu gọi tinh thần độc lập của các trí thức Mĩ mà ông còn là người đứng đầu phong trào Siêu nghiệm rất có ảnh hưởng đối với văn học Mĩ thời kì này. Dựa trên tư tưởng của Chủ nghĩa Siêu nghiệm, ông đã kêu gọi khai sinh chủ nghĩa cá nhân Mĩ, lấy tự nhiên làm cảm hứng sáng tạo. Vậy thiên nhiên có ý nghĩa như thế nào trong quan niệm của các nhà siêu nghiệm?

Phong trào Siêu nghiệm trong văn học là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa duy lí thế

kỉ thứ mười tám và là biểu hiện của khuynh hướng nhân bản trong các trào lưu tư

tưởng thế kỉ thứ mười chín [68, tr.66].

Trào lưu này tiếp nhận ba nguồn tư tưởng : triết học Kant, Hindu giáo và Tin lành. Khi bàn về vấn đề nhận thức, Kant trong cuốn Phê bình lí trí thuần túy đã nhắc đến hai yếu tố không gian và thời gian. Theo ông, không gian và thời gian không phải là những thực tế ngoại giới, mà là trực giác thuần túy và là điều kiện tiên quyết để ta có thể có kinh nghiệm về sự vật. Nếu không gian là hình thái trực giác hướng ngoại thì thời gian là hình thức trực giác nội tâm. Chủ nghĩa Siêu nghiệm đồng tình với những lí giải ấy nơi Kant về khả năng tri thức của con người và coi thiên nhiên là hiện thân của tinh thần trong thế giới tri thức. Emerson từng nói : “Thiên nhiên là biểu tượng của tinh thần. Thế giới là tinh thần ngưng kết lại.”. Ngoài ra quan niệm : linh hồn mỗi cá nhân là một tiểu vũ trụ và nó hợp nhất với thế giới là một đại vũ trụ của Hindu giáo, cùng với niềm tin của các tín đồ Tin lành (duy nhất thần giáo) : Chúa là một ánh sáng phổ biến, tức là có sự hợp nhất của Thế giới và Thượng đế, cả hai cũng ảnh hưởng tới tư tưởng tìm về thiên nhiên, khám phá thiên nhiên của Chủ nghĩa Siêu nghiệm.

Nhiều tác phẩm xuất sắc thời kì này của văn học Mĩ chịu ảnh hưởng của tư tưởng nói trên. Cũng chính nó đem lại những ý nghĩa đặc biệt cho các bức tranh thiên nhiên trong văn học lãng mạn Mĩ và cả sau này. Chúng tôi sẽ điểm qua một vài tác phẩm tiêu biểu để làm rõ hơn điều đó.

Một phần của tài liệu Thiên nhiên trong tiểu thuyết của Mark Twain (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)