NỖI ÁM ẢNH VỀ SỰ TÀN PHAI CỦA CUỘC ĐỜ

Một phần của tài liệu Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán (Trang 99 - 109)

CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ VỚI NHỮNG NỖI NIỀM RIÊNG

4.2.NỖI ÁM ẢNH VỀ SỰ TÀN PHAI CỦA CUỘC ĐỜ

Trong những năm tháng lưu lạc giữa gió bụi trần gian, Nguyễn Du từng băn khoăn về lẽđổi thay của cuộc đời, về số mệnh và văn chương. Trên con đường hoạn lộ, điều mà ông quan tâm không chỉ là những vấn đề của một triều đại, không chỉ là những chức phận ông được triều đình giao phó; điều ông quan tâm rộng lớn hơn rất nhiều, đó là cả cuộc đời này. Tại sao có những đống xương tàn của trăm trận

đánh? Tại sao có những người phải lê la đầu đường xó chợ kiếm miếng ăn và biết bao người bỏ mạng bên ngòi rãnh vì đói trong khi có những người khác vây cá gân hươu cũng không thèm đụng đũa? Tại sao người hồng nhan, bậc tài hoa thường hay bạc mệnh vắn số? Và tại sao biển đời này không ngừng dồn dập những cơn sóng dâu bể, tang thương? Tất cả những câu hỏi ấy luôn thôi thúc trong lòng, khiến vị đại quan họ Nguyễn luôn thao thức, băn khoăn, khiến ông không bao giờ cảm thấy vui vẻ, thanh thản. Trên con đường đi sứ, những điều mắt thấy, tai nghe, cộng với những điều từ lâu trăn trở, ấp ủ

trong lòng làm dấy lên trong lòng vị đại quan một nỗi trăn trở lớn, tạo thành một cảm hứng bi thiết về

Trước hết, sự đổi dời không ngừng nghỉ của tạo hóa, sự biến động khôn lường của cuộc đời tạo một mối u hoài lớn trong lòng nhà thơ. Nó không phải là nỗi bi cảm nhẹ nhàng, kín đáo như trong thơ

Haikư Nhật Bản:

Chim đỗ quyên hót

ở kinh đô

mà nhớ kinh đô.

(Ba-sô)

Ba Tiêu thi sĩ ở cốđo Ki-ô-tô từ thời còn trẻ, sau đó chuyển lên Ê-đô. Hai mươi năm sau, vào lúc cuối đời, ông trở lại, nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà viết nên bài thơ. Ở Nhật Bản, chim đỗ quyên là loài chim rất nổi tiếng trong thơ ca. Nó thường kêu vào mùa hè, không hót khi trời đẹp mà thường hót vào xẩm tối, vào đêm trăng, sau khi trời mưa… tiếng kêu rất thê thiết. Vì thế tiếng chim thường được dùng với nghĩa thương tiếc thời gian, thể hiện nỗi buồn và sự vô thường. Trong bài thơ, chủ thể đã bị

xóa nhòa, chỉ còn tiếng chim kêu khắc khoải và nỗi hoài niệm. Ở kinh đô nhưng vẫn nhớ đến kinh đô,

đó là kinh đô của ngày xưa, một kinh đô đầy kỉ niệm, một kinh đô đã vĩnh viễn qua rồi.

Thơ Nguyễn Du cũng không có được sự tự tại vững vàng trước dòng chảy thời gian, sự trôi chảy của cuộc đời như trong thơ Thiền thời Lí Trần:

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

(Mãn Giác, Cáo tật thị chúng)

(Xuân đi trăm hoa rụng Xuân đến trăm hoa cười Trước mắt việc đi mãi Trên đầu, già đến rồi

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai.)

Bài thơ mở đầu bằng quy luật muôn đời của tạo hóa như một vòng quay bất tận “xuân khứ bách hoa lạc – xuân đáo bách hoa khai”. Gắn với lạc – khaixuân khứ - xuân đáo mang ý nghĩa khái quát về cái mất đi – cái đang đến trong ý thức của chúng sinh đang đắm chìm giữa vòng vây luân hồi. Ngụ ý của Mãn Giác đại sư khi chọn hai thời điểm mùa Xuân trong mối liên hệ đời hoa dường như cũng để

khai nhãn cho chúng sinh đừng ảo tưởng về một mùa xuân bất biến, con người vẫn phải chấp nhận lẽ

vô thường, hư huyễn của tự nhiên mà thôi!

Hai câu thơ tiếp theo thể hiện nhận thức của thiền sư trước quy luật sinh, lão, bệnh, tử của đời người. Năm tháng qua đi, việc đời cứ thế tiếp diễn. Con người cũng theo đó mà biến đổi dần đi trước cuộc đời dâu bể. Vũ trụ thì chảy trôi bất tận trong khi đó con người và cuộc đời thì hữu hạn.

Hai câu kết của bài thơđã diễn giải một cách hết sức giản đơn nhưng thâm thúy giáo lý của Thiền tông - thuộc Phật giáo Đại thừa. Điều mà Thiền học muốn hướng con người đến không phải là trông chờ vào một cõi tồn tại khác sau cái chết, cũng không phải là tìm cách thay đổi thực tại mà là thay đổi thái độ với chính hiện thực ấy. Cái vòng sinh, lão, bệnh, tử sẽ vẫn luôn còn đấy như mùa hạ và mùa

đông vẫn sẽđến rồi đi nằm ngoài nhân ý của con người. Nếu nhưở bốn câu đầu ngắn và đều đặn với nhịp thơ 2/3 diễn tả sự tuần hoàn chảy trôi của thời gian và thoáng gợn chút thảng thốt, lo âu thì hai câu kết kéo dài hơn với nhịp thơ 2/2/3, vững vàng, trang trọng, đĩnh đạc thể hiện sự ung dung, bình tĩnh, tự

tại của nhà thơ trước cuộc đời mang những biến đổi không ngừng. Hai chữ “mạc vị” thể hiện sự khẳng

định mạnh mẽ, “đối thoại với thiên nhiên, con người. Xuân tàn nhưng hoa không rụng hết. Cái nồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ấm, tươi đẹp của mùa xuân đã đi qua nhưng vẫn còn đó một cành mai rung rinh trước sân. Sự sống tươi

đẹp vẫn đang tồn tại ngay trong chính sự héo úa, tàn phai bất chấp gánh nặng thời gian đang đè nặng. Nổi bật trong hai câu kết, và trong cả bài thơ, là hình ảnh nhành mai thanh thản rung rinh trước gió. Mai là một trong tứ quý của người xưa. Mai thể hiện sức sống mãnh liệt, thể hiện sự cao quý và thanh khiết. Trong bài kệ này, cành mai là biểu hiện cho cái chân tâm của người đạt đạo, an nhiên tự tại vượt lên trên sinh diệt, là niềm tin vào sự sống vẫn không ngừng sinh sôi nảy nở đến bất tận dù cuộc sống thì có hạn định, có thời gian, là biểu tượng cho những giá trị đẹp đẽ tồn tại vĩnh hằng mãi mãi. “Nhất chi mai” thể hiện sự bất diệt và vẻđẹp tâm linh theo quan niệm Phật giáo. Vượt trên mọi bể dâu, biến đổi của cuộc đời cành mai kia vẫn kiêu hãnh tươi thắm. Hai câu thơ bảy chữ như một bước rẽ

ngoặt bứt khỏi nhịp đều đặn tuần hoàn của bốn câu thơ năm chữ, toát lên sự tự do tuyệt đỉnh, tự do với chính cả cái chết của con người đã giác ngộđược quy luật cuộc sống và hiểu rõ giá trịđời sống.

Nhưng thơ Nguyễn Du không có được cái an nhiên tự tại ấy. Nó chứa đựng sự nuối tiếc, đôi khi là nỗi lo sợ và niềm chua xót trước bước đi nghiệt ngã của thời gian:

Tản lĩnh Lô giang tuế tuếđồng Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long Thiên niên cự thất thành quan đạo Nhất kiến cô thành một cố cung Tương thức mỹ nhân khan bảo tử Đổng du hiệp thiếu tẫn thành ông Quan tâm nhất dạ khổ vô thuỵ

Đoản địch thanh thanh minh nguyệt trung.

(Thăng Long I)

(Núi Tản sông Lô bao nhiêu năm vẫn thế Đầu đã bạc rồi mà lại thấy Thăng Long

Những ngôi nhà xưa nay đã thành đường cái quan. Dãi thành mới làm mất cung điện xưa

Các mỹ nhân ngày trước giờđã có con bồng Các bạn hào hiệp thuở xưa giờđã thành ông Suốt đêm nghĩ ngơi, thao thức không ngủ

Văng vẳng nghe tiếng sáo trong ánh trăng.)

Bài thơ được làm trên đường Nguyễn Du đi sứ qua Thăng Long năm 1813. Nguyễn Du chỉ xa Thăng Long khoảng mười năm trời, nhưng ông thấy dường như tất cảđều đã biến đổi, tất cảđều tàn lụi và buồn. Chỉ có một niềm vui chua chát: Bạc đầu còn được thấy Thăng Long! Cho nêntrong đêm trùng phùng đất cũ, người thơ suốt đêm dài thao thức. Lặng nghe tiếng sáo hoà lẫn ánh trăng man mác một nỗi u hoài. Thân thì tĩnh mà lòng dấy động phong ba!

Lúc khác, lẽ thương hải tang điền của cuộc đời khiến nhà thơđau lòng mà rơi lệ:

Thuấn tức bách niên năng kỉ thì, Thương tâm vãng sự lệ triêm y.

(Long Thành cầm giả ca)

(Trăm năm như chớp mắt có là bao,

Đau lòng việc cũ lệ thấm áo.)

Trải qua nhiều biến cố dồn dập của cuộc sống, cuộc đời trôi dạt nhiều nơi, tận mắt chứng kiến những sự kiện vật đổi sao dời, những cảnh đời thương tâm, ngang trái… Nguyễn Du thấm thía triết lý của đạo Phật coi cuộc đời là vô thường. Ông nhìn cuộc đời bằng con mắt của một nhà nhân đạo chủ

nghĩa, yêu thương, xót xa cho thân phận con người: Cuộc đời trăm năm biết bao nhiêu chuyện thương tâm (Giang Đình Hữu Cảm). Câu thơ nặng trĩu nỗi niềm xúc cảm của Nguyễn Du. Xúc cảm ấy trong mạch văn ấy biểu lộ nỗi đau đời khôn nguôi, nỗi thương đời vô hạn do chính cảm nhận chân thực của ông về cuộc đời, nên có sức mạnh truyền cảm, lan toảđến muôn đời sau. Hơn nữa, câu thơ của Nguyễn Du còn cho thấy tâm thế khái quát sự vật, khái quát cuộc đời của ông. Ông không phải là người ngoài cuộc trong cuộc đời đầy rẫy những bi ai này. Những nỗi đau đời của người khác cũng là nỗi đau đời của chính Nguyễn Du. Ông là người quan sát, người đồng cảm, người cùng chia sẻ, người trong cuộc. Cái tâm thương cảm, đồng cảm, chia sẻ của Nguyễn Du đã khiến cho triết lý cuộc đời của ông tràn đầy chủ nghĩa nhân văn.

Sự trôi chảy nhanh chóng của tuổi trẻ, nhan sắc, sự nổi chìm lạ kì của số phận con người theo dòng thời gian và dòng đời cũng tạo mối thương tâm, trăn trở lớn trong lòng Nguyễn Du. Trong bài

Long thành cầm giả ca, Nguyễn Du đã kể lại hai lần gặp gỡ một cô đào hát tên Cầm. Ở lần gặp thứ

nhất, hiện lên trong trang thơ là hình ảnh cô gái tươi đẹp như hoa mùa xuân:

Kì thì tam thất chính phương niên Hồng trang yểm ái đào hoa diện

Đà nhan hám thái tối nghi nhân Lịch loạn ngũ thanh tùy thủ biến.

(Long thành cầm giả ca)

(Lúc đó nàng khoảng hai mươi mốt tuổi, Áo hồng ánh lên mặt hoa đào,

Má hừng rượu, vẻ ngây thơ, rất dễ thương,

Năm cung réo rắt, theo ngón tay mà thay đổi điệu.)

Hai mươi năm sau gặp lại, cũng là người con gái ấy, nhưng hình ảnh đã hoàn toàn khác xưa:

Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa Nhan sấu thần khô hình lược tiểu Lang tạ tàn mi bất sức trang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thùy tri tựu thịđương niên thành trung đệ nhất diệu.

(Duy ở cuối chiếu có một nàng tóc đã hoa râm, Mặt gầy thần khô hình bé nhỏ,

Đôi mày phờ phạc không điểm tô,

Ai biết đó là người tài danh bậc nhất của kinh thành xưa).

Và trước cái biến đổi “nhãn tiền” của nàng Cầm, nước mắt nhà thơ đã ướt đẫm vạt áo. Những giọt nước mắt kia, ngoài việc dành cho sự biến đổi chóng vánh của cuộc đời; sâu hơn, nó còn dành cho nỗi buồn đau về những gì càng tài năng, càng thanh sắc thì càng bị hủy diệt nhanh chóng. Quy luật nghiệt ngã ấy, Nguyễn Du từng nhiều lần đau đớn thốt lên: chữ tài liền với chữ tai một vần; tài tình chi lắm cho trời đất ghen (Truyện Kiều) hay:

Cổ kim hận sự thiên nan vấn Phong vận kì oan ngã tự cư.

(Độc Tiểu Thanh kí)

Nguyễn Du cũng không khỏi đau lòng, ngao ngán khi phát hiện ra ngay cả những giá trị tinh thần

đẹp đẽ nhất của cuộc đời, của văn hóa nhân loại cũng bị thời gian tàn phá, không thoát được dòng chảy nghiệt ngã của thời gian. Thành quách, công danh tan theo bèo nước đã đành; đền đài, bia miếu vốn là không gian linh thiêng nơi người sống thể hiện lòng thương xót, lưu luyến, kính trọng đối với những

bậc hiền tài, danh nhân vậy mà, bày ra trước mắt Nguyễn Du là hình ảnh bia tàn, chữ mất, là miếu mồ

trở thành hang chuột cáo. Có sựđau đớn trước bước đi lạnh lùng của thời gian. Và có nỗi xót xa trước sự hững hờ của hậu thếđối với những linh hồn nghìn xưa tiết nghĩa.

Trên con đường hoạn lộ, Nguyễn Du bị ám ảnh một khung cảnh rất hay xuất hiện gợi lên bao nỗi u hoài: đó là không gian hoang tàn đổ nát của đền đài, mồ mả, gò đống, lồng trong thời gian của những buổi chiều thu tê tái gió thổi hiu hắt. Theo tác giả Lê Thu Yến, Nguyễn Du đã 84 lần nhắc đến hình ảnh

đền đài, mồ mả, gò miếu trong thơ chữ Hán [55].

Hình ảnh đền đài, gò miếu, mồ mả trong “Bắc hành tạp lục” xuất hiện với tần số cao ở những bài thơ viết về hai kiểu nhân vật: những bậc hiền, tài bạc mệnh và những nhân vật quyền thế một thời. Chúng tôi cũng nhận thấy dụng ý nghệ thuật, cảm xúc Nguyễn Du khi sử dụng những hình ảnh đền đài, miếu mộ gắn liền với hai kiểu nhân vật trên là khác nhau.

Các nhân vật quyền thế xuất hiện trong bài thơ với những nét phác họa về một thời lừng lẫy tranh hùng xưng bá thiên hạ. Nhưng rồi, ở cuối bài thơ luôn là hiện thực điêu tàn:

Đài cỏ tuy tại, dĩ khuynh dĩ

Âm phong nộ hào thu thảo mĩ.

(Đồng Tước đài)

(Nền đài tuy còn nhưng đã nghiêng lở

Gió lạnh réo gào giận dữ, cỏ thu tàn úa.)

Ngõa lịch Ngô cung hoang đế nghiệp, Kinh trăn cổ mộ thượng hùng danh.

(Chu Lang mộ)

(Cung Ngô thành đống gạch vụn, nghiệp đế tan tành, Ngôi mộ cổ gai góc mọc đầy còn nức tiếng anh hùng.)

Công danh, quyền lực tất cảđều thuộc về dĩ vãng. Tướng soái, đế vương cuối cùng cũng chỉ còn lại nấm mồđầy cỏ dại. Vậy thì tại sao con người lại phải thù hằn chém giết nhau để tranh giành ngôi vị,

đất đai? Há chẳng phải cát bụi lại trở về với cát bụi đó ư?

Nhân gian huân nghiệp nhược trường tai, Thửđịa cao đài ưng vị khuynh.

(Đồng Tước đài)

(Nghiệp lớn ởđời nếu còn mãi được,

Thì tòa đài cao ở khoảng đất này chắc chưa bị đổ.)

Nguyễn Du đưa ra một lập luận rất chặt chẽ. Nghiệp lớn trên đời nếu trường tồn thì tòa đài cao kia cũng phải đứng nguy nga cho đến hôm nay. Nay trước mắt đài đã tan hoang, vậy thì nghiệp lớn cũng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chỉ là mây khói. Đó là bài học, là lời nhắc nhở thấm thía đối với những ai nuôi giấc mộng tranh đoạt công danh.

Khác với thông điệp ấy, hình ảnh đền đài, gò miếu, mồ mả xuất hiện trong những bài thơ viết về

các nhân vật danh nhân văn hóa mang một ý nghĩa khác. Nguyễn Du đã 27 lần sử dụng các hình ảnh ấy trong 48 bài thơ viết về các bậc hiền tài, tiết nghĩa. Công danh, quyền lực tan biến theo bèo nước đã

đành, tại sao những giá trịđẹp đẽ nhất của con người cũng bị thời gian tàn phá?

Tự cổ chí kim, người nghệ sĩ hơn ai hết luôn nhận ra rất rõ bước đi khắc nghiệt của thời gian. Người xưa từng u hoài:

Xử thế nhược đại mộng

(Lý Bạch )

Người nay cũng khắc khoải:

Thời gian qua kẽ tay Làm khô những chiếc lá Kỉ niệm trong tôi Rơi Như tiếng sỏi Trong lòng giếng cạn. (Văn Cao)

Nhưng nhận ra rồi bàng hoàng, rồi thảng thốt, rồi trở thành một nỗi ám ảnh khôn nguôi thì có lẽ

chỉ riêng Tố Như:

Thu thảo nhất khâu tàng thử hạc, Danh gia bát đại thiện văn chương.

(Âu Dương Văn Trung mộ)

(Một gò cỏ thu trở thành nơi chứa chuột chồn,

Đứng tromg hàng tám văn hào lớn lừng tiếng văn chương.)

Bi tàn một tự mai hoang thảo, Thiên cố văn phong nhất há xa.

(Liễu Hạ Huệ mộ)

(Bia tàn chữ mất chôn vùi trong cỏ hoang,

Nghìn năm sau, nghe danh tiếng ông, tôi xuống xe để tỏ lòng kính trọng.)

Đền đài, bia miếu vốn là không gian linh thiêng của những người đã ra đi khỏi thế giới. Đó cũng là nơi người sống thể hiện lòng thương xót, lưu luyến, kính trọng đối với những bậc hiền tài, danh nhân. Vậy mà, ngày nay, bày ra trước mắt Nguyễn Du là hình ảnh bia tàn, chữ mất, là miếu mồ trở

thành hang chuột cáo. Có sự đau đớn trước bước đi lạnh lùng của thời gian. Và có nỗi xót xa trước sự

hững hờ của hậu thếđối với những linh hồn nghìn xưa tiết nghĩa:

Ai cũng bảo nước Trung Hoa trọng tiết nghĩa,

Một phần của tài liệu Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán (Trang 99 - 109)