SỐ PHẬN NHỮNG CON NGƯỜI NGHÈO KHỔ

Một phần của tài liệu Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán (Trang 56 - 64)

CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ VỚI NHỮNG NỖI NIỀM RIÊNG

3.1. SỐ PHẬN NHỮNG CON NGƯỜI NGHÈO KHỔ

Theo chân vị đại quan trong hành trình của sứ bộ, ta khắc khoải nghe thấy tiếng sáo não nề vang vọng trên thành Thái Bình, bâng khuâng trước một nhánh tường vi nhỏ báo tin xuân về, man mác nhìn áng mây hồng u hoài trên bầu trời Hoàng Hạc. Ta cũng xúc động trước tấm lòng vượt vạn trùng san để

hướng về cố quốc của vị sứ quan và tự hào biết bao khi nghe những lời khẳng định biên giới nước nhà, lời ngợi ca bậc thánh nhân đất Việt! Nhưng thơđi sứ của Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở đó. Nó giàu chất trữ tình đồng thời cũng giàu tính hiện thực. Nó toát lên những âm điệu xốn xang, chua xót đến thấm thía về thân phận con người:

Hà Nam thu bát nguyệt Tàn thử vị tiêu dung

Lộ xuất lương phong ngoại Nhân hành liệt nhật trung

Đồ trường tê quyện mã Mục đoạn diệt quy hồng Hà xứ thôi xa hán? Tương khan lục lục đồng.

(Hà Nam đạo trung khốc thử)

(Tiết thu, tháng tám ở Hà Nam Khí nóng tàn vẫn chưa tan hết Chỗđường ra không có gió mát Người đi giữa nắng gay gắt

Đường dài, ngựa mệt hí vang

Mỏi mắt trông bóng chim hồng bay mất Quê ở đâu hả anh đẩy xe?

Qua vùng Hà Nam, gặp ngày nắng dữ, Nguyễn Du đã viết nên bài thơ này. Một vị chánh sứ. Một anh chàng đẩy xe. Tình người đã xóa nhòa khoảng ngăn dân tộc, giai cấp. Điều còn lại là những nỗi niềm đồng cảm sâu xa!Nhìn nhau thấy vất vả như nhau – lời thơ nghe nhẹ mà tình ý sâu nặng biết nhường nào! Nếu không có tấm lòng yêu thương mở rộng đến sáu cõi thì làm sao một vị quan chánh sứ

có thể thấy mình và người phu xe là “như nhau” cho được!

Đọc thơ đi sứ Nguyễn Du không thấy có những bài xướng họa ngâm vịnh với những bậc tao nhân mặc khách xứ Trung Hoa. Ẩn hiện trên trang viết là những sắc mặt ốm đói xanh xao, là cảnh loạn lạc của nhân dân cùng khổ:

Ngô văn nội cố tần niên khổ hoang hạn Chỉ hữu xuân tác vô thu thành

Hồ Nam, Hà Nam cửu vô vũ

Tự xuân tồ thu điền bất canh

Đại nam tiểu nữ tần cơ sắc Khang tì vi thực lê vi canh Nhãn kiến cơ biểu tửđương đạo Hoài trung táo tử thân biên khuynh Không ốc bích thượng hữu "tra" tự

Sổ bách dư hộ giai cơ linh Tiểu dân bất nhẫn hàn thả cơ

Cầu đồ bão úc thân vi khinh.

(Trở binh hành)

(Ta nghe dân trong vùng nhiều năm khổđại hạn Chỉ có cầy cấy mà không có thu hoạch

Hồ Nam, Hà Nam đã lâu không mưa Từ xuân tới thu ruộng bỏ không cày Trai lớn gái nhỏ vẻốm đói

Tấm cám làm cơm, rau lê làm canh Tận mắt thấy người đói chết trên đường Hột táo trong bọc lăn bên mình

Nhà bỏ không, có chữ "tra" (xét) trên vách Mấy trăm nhà đều trôi giạt vì đói

Dân mọn không kham nổi đã lạnh lại đói Chỉ sao lo được no ấm mà coi nhẹ tấm thân.)

Trên con đường Bắc hành, gặp việc binh biến làm nghẽn đường, vị quan chánh sứ không khỏi thương cảm cho số phận của nhân dân trong vùng. Ông quan tâm, hiểu rõ tình cảnh của họ: đã mấy năm qua thời tiết hạn hán, nhân dân ra sức cày cấy mà không có thu hoạch cho nên ai nấy đều mang sắc mặt ốm đói, chỉ biết lấy tấm cám, rau lê thay cơm canh. Đau xót hơn, ông tận mắt thấy người chết

đói bên đường, hột táo trong bọc còn lăn bên mình! Hình ảnh một người dân chết đói bên vệđường, có lẽ không có gì đáng lưu tâm đối với bọn quan quân triều đình, và cũng không có gì là lạđối với những người trong sứ bộ bởi lẽ cả mấy trăm nhà dân trong vùng đều trôi giạt vì đói. Nhưng với vị quan chánh sứ thì khác, hình ảnh ấy hiện lên đầy ám ảnh. Ông không chỉ thấy người chết nằm đó, mà còn thấy những hột táo rơi ra từ trong túi của họ - thấy được nỗi đói khát, khổ sở, tội nghiệp của họ trước khi chết. Cái nhìn ấy, rõ ràng không phải cái nhìn thương hại của một vị quan, cái nhìn hời hợt của một người khách qua đường mà là cái nhìn xuất phát từ một tấm lòng trắc ẩn mênh mông đối với mọi kiếp người. Nếu không có tấm lòng trắc ẩn mênh mông ấy, mấy cái hột táo nhỏ nhoi nằm lăn lóc bên vệ đường kia hẳn không hiện diện trên trang thơ! Và cũng chính qua mấy cái hột táo nhỏ nhoi ấy, vị chánh sứ nhìn ngay ra căn nguyên của việc binh biến, chẳng qua tại:

Dân mọn không kham nổi đã lạnh lại đói Chỉ sao lo được no ấm mà coi nhẹ tấm thân.

Từđó ông cất lời mỉa mai lũ quan binh:

Dân tử tại tuế bất tại ngã.

(Dân chết vì gặp năm hạn, đâu phải tại ta.)

Điển trên lấy trong sách Mạnh Tử. Đó là câu nói của bọn quan lại, vua chúa ngày trước, thấy dân đói thì đổ tội cho trời làm mà chẳng chịu nhận là mình không mang lại hạnh phúc cho dân. Những lời lẽấy khiến vị quan chánh sứ không khỏi phẫn nộ, buông lời vạch tội:

Vật đắc khi tâm tế thánh minh.

(Chớ nên dối lòng mà che mắt vua thánh.)

Con đường đi sứ của Nguyễn Du là thế, không có những bức tranh xa hoa tráng lệ; không có khoảng cách địa vị, dân tộc giữa ông với những người dân nghèo Trung Quốc. Vị đại quan đã dụng công vẽ nên những bức tranh tả thực đầy xúc động về tình cảnh những người dân nghèo trên bước

đường tha phương.

Trong mỗi bức tranh tả thực, vị quan chánh sứ lại dựng lên hai cảnh đối lập nhau gay gắt. Bức tranh thứ nhất là bức tranh về ông cháu người hát rong mù ở thành Thái Bình. Và đây là hoàn cảnh tội nghiệp của họ:

Thái Bình cổ sư thô bố y

Tiểu nhi khiên vãn hành giang mi Vân thị thành ngoại lão khất tử

(Thái Bình mại ca giả)

(Ở phủ Thái Bình có người mù mặc áo vải thô, Có em bé dắt ra bến sông.

Bảo rằng đó là ông già ăn xin ở ngoài thành, Hát rong xin tiền để kiếm cơm.)

Chỉ vài dòng giới thiệu ngắn ngủi nhưng cũng thấy được cái tâm lớn lao của người làm thơ. Vì nếu không quan tâm, tìm hiểu về hoàn cảnh của họ, thì một sứ giả phương Nam đến Bắc quốc như ông làm sao biết được những điều tưởng chừng nhỏ nhoi đó. Bắt gặp một cảnh đời đáng thương nào ông cũng dừng lại, cố công tìm hiểu về hoàn cảnh của họ, và mau chóng thấu hiểu được hoàn cảnh đó. Không chỉ biết họ, ông còn để tâm quan sát họ, lắng nghe họ. Cho nên bài thơ đậm đà tính chất tự sự,

đã thuật lại đầy đủ, chi tiết về một màn biểu diễn của ông cháu người hát rong mù. Bất đầu từ khi họ

xuất hiện:

Lân chu thời hữu hiếu âm giả

Khiên thủ dẫn thướng thuyền song hạ.

(Thuyền bên cạnh lúc đó có người thích nghe hát, Dắt tay ông già xuống thuyền, đến bên cửa sổ.) Cảnh trong thuyền:

Thử thời thuyền trung ám vô đăng Khí phạn bát thủy thù lang tạ.

(Lúc này trong thuyền tối không có đèn, Cơm thừa canh cặn đổ rất bừa bãi.) Những động tác đầu tiên của ông lão:

Mô sách dẫn thân hướng tọa ngung Tái tam cử thủ xưng đa tạ.

(Ông già sờ soạng đến ngồi vào một góc, Hai ba lần giơ tay lên thi lễ tạơn.)

Và rồi ông chính thức bắt đầu màn biểu diễn:

Thủ vãn huyền sách khẩu tác thanh Thảđàn thả ca vô tạm đình.

(Tay nắn dây đàn, miệng cất tiếng hát, Vừa múa vừa hát không ngừng nghỉ.) Tiếng hát của ông khiến cho:

Ðãn kiến giang phong tiêu tiêu giang nguyệt minh.

(Hơn chục người xem đều im lặng lắng nghe,

Chỉ thấy gió trên sông vi vu và trăng trên sông vằng vặc.)

Như vậy, trình tự, diễn biến những hoạt động của ông cháu người hát rong mù đã được vị sứ

thần miêu tả, kể lại một cách tỉ mỉ. Điều đáng nói là họ xuất hiện ở thuyền bên cạnh, chứ không phải trực tiếp xuống thuyền quan sứ. Thuyền bên lại tối tăm không có đèn. Cho nên có thể thấy ánh mắt, tâm hồn vị quan không đặt ở nơi ông đang ngồi nữa mà luôn dõi theo ông cháu người hát rong tội nghiệp. Và vì luôn dõi theo đau đáu như thế nên mới thấy được:

Khẩu phún bạch mạt, thủ toan xúc, Khước tọa, liễm huyền, cáo chung khúc.

Đàn tận tâm lực cơ nhất canh, Sở đắc đồng tiền cận ngũ lục. Tiểu nhi dẫn đắc há thuyền lai, Do thả hồi cốđảo đa phúc.

(Miệng sùi bọt, tay rã rời,

Ngồi yên, cất đàn, ngỏ lời đã đàn hát xong. Dốc hết tâm lực gần một trống canh,

Mà chỉ được năm sáu đồng tiền.

Đứa bé dẫn được ra khỏi thuyền, Còn quay đầu lại chúc “đa phúc”.)

Hình ảnh ông cháu người hát rong mù làm ta nhớ đến hình ảnh cảm động về hai ông cháu ăn xin: lão Arkhip và bé Lionka trong truyện ngắn của văn hào Nga M.Gorki. Thời đại nào cũng vậy, những tâm hồn lớn thường gặp nhau ở điểm nhìn. Người già và em nhỏ - đối tượng của sự nâng niu, trìu mến và trân trọng. Vậy mà ở đây, họ bị xô đẩy vào những ngõ hẻm lầy lội của cuộc đời. Hình ảnh ông lão “miệng sùi bọt, tay rã rời” mà cuối cùng “chỉđược năm sáu đồng tiền” mãi ám ảnh tâm trí người đọc. Vậy mà sau khi ra khỏi thuyền còn quay lại chúc “đa phúc”. Có cái gì đó tội nghiệp, tội nghiệp đến chua xót. Ông lão chúc “đa phúc” cho người đời, liệu ông có được chút phúc phần nào từ người đời chăng? Lẽ thường người có áo cừu chăn bông làm sao biết lạnh! Lão Arkhip và bé Lionka bị xua đuổi

đã chết tức tưởi trong một đêm mưa lạnh ghê người. Vậy thì đâu là kết cục của ông cháu người hát rong mù?

Không ai có thể trả lời câu hỏi ấy, chỉ biết đây là tâm trạng của nhà thơ:

Ngã sạ kiến chi, bi thả tân

Phàm nhân nguyện tử bất nguyện bần. Chỉđạo Trung Hoa tẫn ôn bão

Trung Hoa diệc hữu như thử nhân.

(Ta chợt thấy vậy vừa buồn đau vừa chua xót,

Phàm người ta thà muốn chết, không ai muốn nghèo. Thường chỉ nghe ở Trung Nguyên ai cũng no ấm, Ngờđâu Trung Nguyên cũng có người như thế này.)

Buồn, đau, xót cho thân phận con người! Ở Trung Nguyên to lớn này cũng có người đói khổ như

vậy. Thì ra ở nơi đâu cũng có người đói khổ, đáng thương. Lời thơ giản dị, nhưng lại chứa đựng một phát hiện mang tính bản chất của cuộc sống, xã hội đương thời. Những phát hiện mang tính quy luật như thế, nếu không có con mắt trông khắp sáu cõi, tấm lòng nghĩđến nghìn đời thì sao có được!

Một bức tranh hiện thực có sức khái quát cao nữa là bức tranh về mấy mẹ con người ăn xin bên

đường: Hữu phụ huề tam nhi, Tương tương tọa đạo bàng. Tiểu giả tại hoài trung, Ðại giả trì trúc khuông. Khuông trung hà sở thịnh? Lê hoắc tạp tì khang. Nhật án bất đắc thực, Y quần hà khuông nhương! (Có người đàn bà dắt ba đứa con, Cùng nhau ngồi ở bên đường, Ðứa bé thì ẵm trong lòng, Ðứa lớn xách giỏ tre. Trong giỏđựng những gì? Rau hoắc, rau lê lẫn với cám. Quá trưa rồi vẫn chưa có gì ăn, Áo quần sao mà rách rưới quá!)

Những hình ảnh về mấy mẹ con ăn xin tội nghiệp lần lượt hiện lên như trong một đoạn phim quay chậm: hình ảnh người đàn ba dắt ba đứa con, họ ngồi xuống bên đường, đứa bé còn phải ẵm ngửa,

đứa lớn xách cái giỏ tre, nhìn vào giỏ tre không thấy có cơm, chỉ có rau lê, rau hoắc lẫn tấm cám; áo quần của họ thì vô cùng rách rưới. Những hình ảnh chân thực, kĩ lưỡng ấy là kết quả của một quá trình

thương hại những kẻ bần cùng dưới đáy xã hội, mà đó là cái nhìn đầy thương cảm: quá trưa rồi vẫn chưa có gì ăn. Hơn thế nữa, là cái nhìn đồng cảm, nhập thân:

Kiến nhân bất ngưỡng thị, Lệ lưu khâm lang lang. Quần nhi thả hỉ tiếu, Bất tri mẫu tâm thương.

(Sở kiến hành)

(Thấy người không dám ngước nhìn lên, Nước mắt chảy ròng ròng trên vạt áo. Bầy con vẫn cười vui,

Không biết lòng mẹđau.)

Người mẹ đói rách khổ sở cùng ba đứa con lê la khắp đầu đường xó chợ. Khổ sở hơn khi thấy người mà chẳng dám ngước nhìn lên. Không dám ngước mắt vì biết mình đói, mình rách, mình hèn kém. Thân phận kẻ nghèo, Nguyễn Du từng thốt lên chua chát: “Phàm người ta thà muốn chết, không ai muốn nghèo”. Không muốn nhưng vẫn phải chịu. Vì vậy mà tủi, mà nghẹn ngào nước mắt rơi ướt vạt áo. Bên cạnh nước mắt đắng cay của người mẹ, bầy con vẫn hồn nhiên cười vui. Nụ cười trẻ nhỏ

thơ ngây, trong sáng quá đỗi nhưng không khỏi làm người ta thắt lòng. Trẻ thơ như lá biếc chồi non, vậy mà chưa kịp hưởng mùa xuân cuộc đời, mẹ của các em đã nhìn thấy trước mắt cái lúc bỏ xác bên ngòi rảnh, máu thịt nuôi sài lang. “Thân mẹ”chết cũng không đáng tiếc. Tấm lòng người mẹ, từ ngàn xưa vẫn là biển cả. Nhưng còn các con, những nụ cười hồn nhiên kia đâu có tội tình gì? Lại là một câu hỏi lớn về số phận con người. Ai là người có thể trả lời? Chỉ biết rằng, ở phía tây, “mặt trời cũng vì người mà vàng úa”.

Nếu ở “Thanh Hiên thi tập” và “Nam trung tạp ngâm”, Nguyễn Du còn hoang mang giữa lẽ đổi thay chóng vánh của cuộc đời thì ở “Bắc hành tạp lục”, vị quan băn khoăn về số phận của con người. Phải chăng số mệnh tại trời? Nhà thơ không trả lời nhưng tự thân hiện thực trong tác phẩm có thể cất lên tiếng nói. Bên cạnh hai ông cháu hát rong đáng thương là cảnh:

Nhất thuyền, nhất thuyền doanh nhục mễ. Hành nhân bão thực tiện khí dư,

Tàn hào lãnh phạn trầm giang để.

(Thái Bình mại giả ca)

(Thuyền này thuyền nọđều đầy gạo thịt. Người trong đoàn sứăn no còn thừa thì vứt, Cơm nguội, thức ăn thừa đổ xuống đáy sông.) Bên cạnh bốn mẹ con đói rách phiêu giạt là cảnh:

Tạc tiêu Tây Hà dịch, Cung cụ hà trương hoàng! Lộc cân tạp ngư xí,

Mãn trác trần trư dương. Trưởng quan bất hạ trợ, Tiểu môn chỉ lược thường. Bát khí vô cố tích,

Lân cẩu yếm cao lương.

(Sở kiến hành)

(Ðêm qua ở trạm Tây Hà

Mâm cỗ cung đốn sao mà linh đình! Nào là gân hươu, vây cá,

Ðầy bàn thịt lợn, thịt dê. Quan lớn không chọc đũa, Người tùy tùng chỉ nếm qua.)

Đồ bỏ không hề tiếc,

Chó hàng xóm cũng chán thức ngon.)

Nguyễn Du không bình luận gì cả. Chỉ cần hạ một câu: “chó hàng xóm cũng chán cao lương” đã

đủ thấy một sựđối lập đến gay gắt. Sựđối lập ấy bộc lộ hết cái chua xót của kiếp người và cái bất công của lẽđời. Một chút phẫn nộ, một chút châm biếm sâu cay ẩn đằng sau những câu thơ:

Thuỳ nhân tả thửđồ

Trì dĩ phụng quân vương?

(Sở kiến hành)

(Ai vẽ bức tranh này,

Đem dâng lên nhà vua!)

Lại một câu hỏi lớn được ném vào giữa cuộc đời. Ai là người có thể trả lời? Sẽ chẳng là ai giữa xã hội này – xã hội phong kiến Trung Hoa vốn “ăn thịt người’ ngọt ngon, vốn coi người “tỉnh” là điên. Xã hội ấy có gì khác với xã hội Việt Nam thời Nguyễn Du đâu. Dân nghèo thì vẫn bỏ cửa nhà quê hương dắt díu nhau đi phiêu bạt. Vua chúa thì vẫn đắm chìm trong tửu sắc, trong việc xây dựng cung điện đền

đài. Có lẽ chưa bao giờ như bây giờ, Nguyễn Du hiểu rõ nhân tình thế thái đến vậy! Ở đâu thì người dân lao động cũng cùng cực và họ dù là dân Trung Quốc hay dân Việt Nam cũng đều đáng thương như

Một phần của tài liệu Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)