CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ VỚI NỖI BĂN KHOĂN VỀ SỐ PHẬN CON NGƯỜ

Một phần của tài liệu Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán (Trang 52 - 56)

CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ VỚI NHỮNG NỖI NIỀM RIÊNG

CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ VỚI NỖI BĂN KHOĂN VỀ SỐ PHẬN CON NGƯỜ

VỀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI

Đang làm cai bạ doanh Quảng Bình, tháng 9 năm 1812 Nguyễn Du lại xin về nghỉ. Nhưng vừa

được hai tháng thì lại có chỉ triệu vào Kinh để sửa soạn đi sứ Thanh.

Sau chuyến đi này, ông mang về một tập thơ: Bắc hành tạp lục. Đó là những bài thơ ông làm khi ngồi thuyền, ngồi xe, cốt để cho qua thì giờ. Điều đặc biệt là trong tập thơ này không có bài nào là thơ

xướng họa, thù tạc; cũng không có những bài in dấu ấn những cảnh sắc thiên nhiên diễm lệ, hùng tráng của đất nước Trung Hoa như trong thơđi sứ của các vị sứ thần khác.

Bắc hành tạp lục gồm 132 bài thơ, được sáng tác trong hành trình đi sứ của Nguyễn Du (từ 1813

đến 1814). Đây là tập thơđược sáng tác trong thời gian ngắn nhất song lại có số lượng nhiều nhất, đó là

điều đáng lưu tâm. Có lẽđúng như giáo sư Nguyễn Lộc nhận xét : Khi có dịp đi sứ Trung Quốc, nhà thơ tìm thấy một nguồn đề tài vô tận để nói những điều mình muốn nói (…) mỗi một cảnh, mỗi một di tích, mỗi một con người của quá khứ và hiện tại trên đất nước Trung Hoa như xác nhận thêm một lần nữa những điều nhà thơ từng nghiền ngẫm, nung nấu [24, tr.315]. Cái tâm sự sâu thẳm như nước sông Lam dưới chân núi Hồng mà khi còn ở nhà, Nguyễn Du không thể bộc bạch, không thể giải tỏa thì nay

được giãi bày tự nhiên, chân thật trên trang giấy. Những điều tai nghe mắt thấy trên đường đi sứ đã thấm nhuần trong bề rộng cảm xúc và chiều sâu chiêm nghiệm, được thể hiện bằng ngòi bút trác tuyệt của vị quan - bậc đại thi hào cho nên Bắc hành tạp lục vượt lên trên những tập thơ đi sứ khác về độ

chín của cảm xúc và sự tài hoa.

Trên con đường đi sứ, tâm sự của Nguyễn Du trước hết là nỗi nhớ nước, nhớ nhà, nhớ núi Hồng Lĩnh; là tư tưởng muốn về ở ẩn, nhớ chuyện đi săn hươu nai. Càng xa nước, càng vất vả, càng nhiều tuổi thì tư tưởng ấy càng đậm nét, hơn cả thời kì mười năm gió bụi hay thời kì làm quan ởđất Bắc Hà,

ở Phú Xuân, Quảng Bình.

Cho nên, trên con đường Bắc hành, ta thường bắt gặp cái ngoảnh nhìn, ngoảnh trông, ngoảnh lại

đầy lưu luyến của vị chánh sứ:

Đế khuyết hồi đầu bích vân biểu, Quân thiều nhĩ bạn hữu dư âm.

(Trấn Nam Quan)

(Quay đầu nhìn về cửa khuyết ở ngoài mây biếc, Bên tai còn nghe văng vẳng tiếng nhạc quân thiều.)

Giang thủy trứu hề giang nguyệt hàn Thùy gia hoành địch bằng lan can.

Nhị thập thất nhân cộng hồi thủ

Cố hương dĩ cánh vạn trùng san.

(Thái Bình thành hạ văn xuy địch)

(Nước sông gợn sóng trăng sông lạnh, Nhà ai có người tựa lan can thổi sáo?

Cả hai mươi bảy người trên thuyền đều quay đầu nhìn lại, Quê nhà đã cách muôn trùng núi.)

Biệt phố phân tân sắc, Dao không thất cố hương. Hạc lai nhân bất kiến, Vãn thu uất thương thương.

(Tương giang dạ bạc)

(Bến biệt nhau đã chia màu sắc mới,

Vời trông phía trời xa chẳng thấy quê hương. Hạc đến, người không thấy đến,

Cây trong chiều hôm cứ xanh ngăn ngắt.)

Thu phong lạc nhật giai hương vọng, Lưu thủy phù vân thất bá đồ.

(Sở vọng)

(Gió thu bóng xế là lúc ngóng trông về quê nhà, Nước chảy mây trôi cuốn sạch mọi mưu đồ bá chủ.)

Vạn lí hương tâm hồi thủ xứ

Bạch vân nam hạ bất thăng đa!

(Ngẫu hứng)

(Lòng nhớ quê nhà cách xa vạn dặm, quay đầu nhìn lại, Phía nam mây trắng nhiều không kể xiết.)

Trong cái ngoảnh đầu nhìn lại đó có tình dân tộc, tình quê hương, tình nhà nhưng ẩn sâu bên trong cũng vẫn là niềm ao ước được quay trở về với cuộc sống thanh thản chốn núi Hồng:

Hồng Lĩnh mộng trung hoang xạ liệp Bạch đầu túc tích biến sơn xuyên.

(Trong mơ núi Hồng vắng những cuộc đi săn,

Đầu bạc rồi mà dấu chân còn in khắp núi sông.)

Và cũng trên con đường đi sứ này, tận mắt chứng kiến nhiều sự việc, ôn lại nhiều tấm gương lịch sử, Nguyễn Du càng thấm thía cái phù hoa hư ảo của lợi danh – những điều ông đã sớm nhận ra từ

những ngày còn làm một Hồng Sơn liệp hộ ở quê nhà. Vì vậy, mong muốn được trở về bên cây tùng tảng đá ở núi Hồng, bên đàn chim âu trắng ở sông Lam càng tha thiết, trở thành một âm điệu xuyên suốt toàn bộ tập thơ.

Thế nhưng, đặc biệt, ở chặng đường làm quan này, không có bài nào vị quan Nguyễn Du chỉ viết riêng về mình. Các hình ảnh thơ phản chiếu bi kịch trong tâm hồn ông cũng giảm đi đáng kể so với hai tập thơđầu. Còn lại, hầu hết là các bài thơ viết về con người và cuộc sống bên ngoài - tái hiện và bình luận vạn sự cổ kim. Tâm hồn Nguyễn Du giờ đây đã rộng mở để đón nhận những vang động của cuộc

đời. Hiện lên trên con đường hoạn lộ vẫn là hình ảnh người lữ khách mang nặng mối sầu tha hương song không nhuốm tủi hờn, đau đớn nhưở Thanh Hiên thi tập mà nghiêng về nỗi nhớ nhung da diết... Nhưng hành trình đi sứấy còn mang đến cho Nguyễn Du một cơ hội quí giá để mở rộng tầm nhìn. Bao nhiêu kiến thức thu nhận từ sách vở và những số phận con người từng ám ảnh tâm hồn nhà thơ - giờ đây đang hiện lên ngay trước mắt:

Du du trần tích thiên niên thượng Lịch lịch quần thư nhất vọng gian

(Thương Ngô tức sự) (Dấu cũ từ nghìn năm trước xa xôi

Điều sách chép rành rành nay hiện rõ trước mắt.)

Cũng trên con đường đi sứ, Nguyễn Du đã phát hiện nhiều điều mới mẻ về thiên nhiên, con người và cuộc sống trên đất nước Trung Hoa. Có lúc nhà thơ không khỏi bàng hoàng trước cảnh sóng thác gầm thét dữ dội:

Cộng đạo Trung Hoa lộ thản bình Trung Hoa đạo trung phù như thị

Oa bàn khuất khúc tự nhân tâm Nguy vong khuynh phúc giai thiên ý

(Ninh Minh giang chu hành)

(Mọi người đều nói đường trên đất Trung Hoa bằng phẳng Hóa ra đường Trung Hoa lại thế này

Sâu hiểm quanh co giống lòng người Nguy vong nghiêng đổđều do ý trời.)

Có lúc, ông thảng thốt trước những điều trông thấy hoàn toàn tương phản với những gì mình hằng nghe nói:

Chỉđạo Trung Hoa tẫn ôn bão Trung Hoa diệc hữu như thử nhân

(Thái Bình mại ca giả)

(Thường chỉ nghe ở Trung Nguyên ai cũng no ấm Ngờđâu Trung Nguyên cũng có người như thế này.)

Cộng đạo Trung Hoa thượng tiết nghĩa,

Như hà hương hỏa thái thê lương.

(Quế Lâm Cù các bộ)

(Ai cũng bảo nước Trung Hoa trọng tiết nghĩa Sao ởđây hương khói lạnh lẽo thế này?)

Đặc biệt, Nguyễn Du đã tìm thấy trên những nẻo đường đầy cố cảnh, cựu tích kia lời giải đáp cho nhiều câu hỏi lớn về cuộc đời, về thân phận con người từng khiến ông day dứt... Ông không ngợp mắt trước phồn hoa, không đắm mình vào cảnh đào hồng, liễu lục nơi xứ lạ mà thường kiếm tìm dấu cũ, bia xưa... của những con người có phẩm cách phi thường, có số phận bất hạnh. Dường như với Nguyễn Du, Trung Hoa trước hết là đất nước của những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Dự Nhượng, Nhạc Phi... Cho nên, cái nhìn của ông đã xuyên qua lớp vỏ của thực tại kia để thấu suốt bản chất của hiện thực - một hiện thực được phản chiếu rõ nét qua từng dấu tích đau thương, oan trái từ quá khứ. Để rồi từ đó, vị

quan cất lên tiếng nói cảm thương, đau đớn, phẫn uất cho thân phận con người trên suốt dòng thời gian kim cổ. Cái tôi trữ tình Nguyễn Du luôn xuất hiện với trái tim mang nhiều cung bậc của niềm thương cảm: liên, sầu, bi, cảm, ai, thán, trướng, bồi hồi, thương tâm, kham ai... Vì vậy, khả năng khái quát hiện thực của Bắc hành tạp lục là rất to lớn - vượt xa tất cả các tập thơđi sứ thời trung đại. Đồng thời, tập thơ này còn thể hiện cảm hứng nhân đạo độc đáo, cao cả của vị quan chánh sứ. Nguyễn Du đã đi từ

cõi lòng ngổn ngang những thất vọng, khổ đau của riêng mình để đến với bao nhiêu khắc khoải của nhân sinh và cõi người. Trong đó, cung bậc buồn thương, đau đớn nhất chính là nỗi tiếc hận muôn đời trước số phận của những kiếp tài hoa, trung nghĩa. Bên cạnh đó là nỗi xót lòng trước những mảnh đời cơ cực, phiêu giạt giữa gió bụi cuộc đời để tìm kế sinh nhai. Song song với âm hưởng đau đớn, xót xa

ấy là nỗi căm phẫn, khinh bỉ đối với những kẻđộc ác, bất nghĩa, xấu xa chỉ biết mưu cầu danh lợi phú quý cho bản thân, chà đạp lên tài hoa, nhân cách của con người một cách tàn bạo, phũ phàng.

Có thể nói, các bài thơ chữ Hán đã lưu giữ lại cho chúng ta diện mạo tâm hồn của chính Nguyễn Du. Ông đã tự họa chân dung của chính mình như một con người lẻ loi, nếm trải nhiều cay đắng, thất vọng song cũng thật cứng cỏi, kiêu hãnh khi gìn giữ sự trong sạch, thanh cao của lòng mình. Và giữa

bao nhiêu ngổn ngang, bế tắc vẫn thấy ngời lên ánh sáng của một trái tim chưa bao giờ nhầm lẫn trong yêu thương, đau đớn, phẫn nộ... Hình tượng con người tự họa của Nguyễn Du không chỉ thể hiện thế

giới tâm hồn phong phú, phức tạp của một tâm hồn lớn mà còn có khả năng phản ánh và khái quát hiện thực sâu sắc. Bởi vì, ông đã không hề tách rời cuộc đời mình khỏi số phận của một lớp người, một thời

đại. Trái lại, mọi đau buồn, phẫn uất mà Nguyễn Du bộc lộđều gắn liền với những nỗi đau thương bao trùm lên thân phận con người lúc bấy giờ. Chúng bắt nguồn từ bao nhiêu biến cố của lịch sử. Trong những giọt lệ âm thầm thấm trên trang thơ chữ Hán có nước mắt Nguyễn Du khóc cho Tố Như, có nước mắt Tố Như khóc cho con người, cho cuộc đời trong cơn hưng phế.

Một phần của tài liệu Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)