CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ

Một phần của tài liệu Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán (Trang 94)

CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ VỚI NHỮNG NỖI NIỀM RIÊNG

CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ

chốn quan trường nhưng muốn thực hiện lí tưởng của cuộc đời, yêu ghét phân minh, ôm trong mình mối ưu tư không gỡ ra được - mối ưu tư lớn về cuộc đời. Bóng dáng một vị đại quan với những công việc triều chính hiện lên mờ nhạt trong thơ ca và hiện lên sắc nét là hình ảnh một vị quan không nguôi xúc cảm về cuộc đời. Không dừng lại ở những xúc cảm thông thường, không bằng lòng với những gì tai nghe mắt thấy, vị quan Nguyễn Du luôn có xu hướng muốn nắm bắt, đúc kết, lí giải những quy luật nhân sinh, thế sự. Đó là hình ảnh của một vị quan – nhà tư tưởng.

4.1. CÁI NHÌN MANG TÍNH PHẨN VỀ LỊCH SỬ

Từ việc gặp gỡ những cảnh đời, những số phận cụ thể trên con đường hoạn lộ, Nguyễn Du luôn có cái nhìn phản tỉnh vô cùng sắc bén về lịch sử. Cái nhìn ấy mới lạ và độc đáo so với thơ vịnh sử, thơ đi sứ của các vị sứ quan Việt Nam trước đó, mà cũng là mới lạ so với cách nhìn nhận, đánh giá của người Trung Quốc.

Từ xưa đến nay, người Trung Quốc vẫn xem vợ chồng Tần Cối là kẻ bán nước hại dân, là quân gian tặc, hãm hại trung thần. Vì thế, họ dựng tượng Tần Cối quì chịu tội dưới chân miếu Nhạc Phi, thường lấy gậy đánh đập, phỉ nhổ vào đầu, vào mặt tượng. Cách làm này đã tồn tại gần một ngàn năm qua. Đứng trước tượng vợ chồng Tần Cối, Nguyễn Du cũng căm giận những tên bán nước cầu vinh nhưng nhà thơ lại không đồng tình với cách làm ấy:

Đả mạ hà thương nhất giả nhân.

(Tần Cối tượng I)

(Đánh mắng có làm đau đớn gì cái thân giảấy?)

Thiên niên sinh thiết phụ kỳ oan.

(Tần Cối tượng II)

(Nghìn năm cục sắt sống kia phải mang nỗi oan kỳ lạ.)

Ai cũng nghĩ phỉ nhổ, đánh đập vào tượng là có thể trừng phạt Tần Cối, Vương Thị. Trong con mắt nhà thơ, tượng chỉ là đống sắt thép, vôi vữa, chúng chỉ mang dáng hình của kẻ bán nước, chúng nào có tội tình gì! Bậc hiền tài như Nhạc Phi bất tử là tất yếu, cớ sao những kẻ gian ác cũng được trường tồn? Dáng hình của chúng không xứng được đứng cạnh danh nhân! Cách nhìn, cách nghĩ ấy của nhà thơ là cả một sự biến đổi tư duy lớn lao mà không phải ai cũng làm được.

Một phần của tài liệu Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)