CÁI NHÌN MANG TÍNH PHẨN VỀ LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán (Trang 94 - 99)

CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ VỚI NHỮNG NỖI NIỀM RIÊNG

4.1. CÁI NHÌN MANG TÍNH PHẨN VỀ LỊCH SỬ

Từ việc gặp gỡ những cảnh đời, những số phận cụ thể trên con đường hoạn lộ, Nguyễn Du luôn có cái nhìn phản tỉnh vô cùng sắc bén về lịch sử. Cái nhìn ấy mới lạ và độc đáo so với thơ vịnh sử, thơ đi sứ của các vị sứ quan Việt Nam trước đó, mà cũng là mới lạ so với cách nhìn nhận, đánh giá của người Trung Quốc.

Từ xưa đến nay, người Trung Quốc vẫn xem vợ chồng Tần Cối là kẻ bán nước hại dân, là quân gian tặc, hãm hại trung thần. Vì thế, họ dựng tượng Tần Cối quì chịu tội dưới chân miếu Nhạc Phi, thường lấy gậy đánh đập, phỉ nhổ vào đầu, vào mặt tượng. Cách làm này đã tồn tại gần một ngàn năm qua. Đứng trước tượng vợ chồng Tần Cối, Nguyễn Du cũng căm giận những tên bán nước cầu vinh nhưng nhà thơ lại không đồng tình với cách làm ấy:

Đả mạ hà thương nhất giả nhân.

(Tần Cối tượng I)

(Đánh mắng có làm đau đớn gì cái thân giảấy?)

Thiên niên sinh thiết phụ kỳ oan.

(Tần Cối tượng II)

(Nghìn năm cục sắt sống kia phải mang nỗi oan kỳ lạ.)

Ai cũng nghĩ phỉ nhổ, đánh đập vào tượng là có thể trừng phạt Tần Cối, Vương Thị. Trong con mắt nhà thơ, tượng chỉ là đống sắt thép, vôi vữa, chúng chỉ mang dáng hình của kẻ bán nước, chúng nào có tội tình gì! Bậc hiền tài như Nhạc Phi bất tử là tất yếu, cớ sao những kẻ gian ác cũng được trường tồn? Dáng hình của chúng không xứng được đứng cạnh danh nhân! Cách nhìn, cách nghĩ ấy của nhà thơ là cả một sự biến đổi tư duy lớn lao mà không phải ai cũng làm được.

Ở những bài thơ viết về Khuất Nguyên, Nguyễn Du cũng thể hiện rất nhiều suy nghĩ sắc sảo như

thế. Để tưởng nhớ Khuất Nguyên, hàng năm cứ đến ngày mùng 5 tháng 5, người Trung Quốc lại tổ

chức đua thuyền tượng trưng cho việc tìm thi thể của nhà thơ. Nguyễn Du đứng trên bờ xem đua thuyền chỉ thấy đó là trò đua tranh vô nghĩa lý. Trông khói sóng mênh mang, nghe trống chiêng rộn rã, lòng Tố Như càng thêm đau thương oán giận. Khi Tống Ngọc viết bài “Chiêu hồn” để viếng Khuất Nguyên, gọi hồn Khuất Nguyên về, Nguyễn Du lại làm bài “Phản chiêu hồn”, phản bác ý của Tống Ngọc. Đó là một việc làm rất kỳ lạ! Xưa nay người ta chiêu hồn chứ có ai phản chiêu hồn như Nguyễn Du! Bằng việc làm lạ lùng ấy, Nguyễn Du đã đặt ra những vấn đề về văn hóa, về con người, về thời

đại, về cuộc đời như cách Shakespeare đặt vấn đề To be or not to be trong Hamlet.

Thái tử Hamlet là một chàng trai đang độ hoa niên, là một chàng trai hoạt bát vui vẻđang háo hức, say sưa với cuộc sống và tình yêu thì bỗng nhiên bị gọi về quê nhà để chịu tang vua cha. Khi trở

vềĐan mạch, chàng phải đối diện với những sự thật cay đắng làm cho cuộc đời chàng mang một màu tang u uất. Bao nhiêu giá trị tốt đẹp mà bấy lâu chàng tôn thờ bỗng chốc bị sụp đổ. Trước hết đó là niềm tin vào người mẹ của mình, một người mẹ mà bấy lâu nay chàng thương yêu quý trọng bỗng nhiên đột ngột lấy người chú, em chồng của mình, kém xa đức vua chồng cũ của bà ta về cả ngoại hình lẫn đức độ. Sự đổ vỡ trong tình mẫu tửđã làm chàng nghi ngờ phụ nữ nói riêng và nghi ngờ vào con người nói chung, chàng nhận ra bi kịch lãng quên của người đời: nếu một đức vua mà mới hai tháng đã quên rồi thì một danh nhân chắc là được năm tháng. Phần cuối vở kịch, thông qua câu chuyện đầy khôi hài nhưng chua chát của hai tên phu đào huyệt chúng ta càng thấy rõ tâm trạng đỗ vỡ của Hamlet đối với sự lãng quên, sự phũ phàng của người đời. Trước ông chú tham lam, phạm những tội ác trầm trọng mà vẫn nhởn nhơ, Hamlet thất vọng một cách sâu sắc về quan hệ giữa con người với con người, quan hệ họ hàng thân thích. Những giá trị tốt đẹp mà chàng tôn thờ bị chính những người thân yêu nhất của chàng chà đạp, dày xéo không thương tiếc.

Bi kịch của Hamlet ban đầu chỉ là bi kịch của một gia đình, là sựđỗ vỡ trong quan hệ vợ chồng, quan hệ anh em, quan hệ mẹ con. Nhưng gia đình Hamlet lại là một vương triều nên bi kịch gia đình trở thành bi kịch của một dân tộc thậm chí của cả nhân loại. Hamlet nhận ra bản chất của bọn vua chúa, bản chất của những tên quan gian ác, lọc lừa như Polonius cho nên chàng đã thốt lên chua chát: thế

gian là một ngục thất mà Đan Mạch là một ngục thất ghê tởm nhất. Đó là một thời đại đảo điên, tan tác. Hamlet bị cô lập giữa những con người và xã hội xấu xa, thối nát quanh chàng. Hamlet hoàn toàn cô đơn trong thời đại của chàng.

Từ sự đổ vỡ các giá trị, từ bi kịch cô đơn của chính mình trước thực trạng đảo điên của xã hội, Hamlet không ngừng suy tư. Với chàng, sống là phải sống sao cho ra Con Người, và chết cũng phải chết cách nào đó để không hổ danh là Con Người. Vậy sống hay là không sống, tồn tại hay không tồn tại. Sống mà cam chịu thì chẳng khác nào chết, theo chàng sống là phải chiến đấu để tiêu diệt khổđau

và cái ác, phải khôi phục lại trật tự, làm cho cái thời đại đảo điên, tan tác của chàng trở nên ngay ngắn vững vàng. Cuối cùng, Hamlet đã quyết định vung gươm.

Nếu Shakespeare phát hiện ra bi kịch thời đại ông qua bi kịch của Hamlet thì Nguyễn Du phát hiện ra bi kịch thời đại mình qua bi kịch của Khuất Nguyên. Nếu Hamlet sụp đổ niềm tin, hoang mang về cuộc đời, rơi vào nỗi cô đơn cùng cực; thì Khuất Nguyên bị cái xấu, cái ác ghen ghét, vùi dập, cô lập, dồn vào bước đường cùng. Cũng như Hamlet, Khuất Nguyên là người cô tỉnh giữa thời đại tan tác

đảo điên. Và cũng như Hamlet, Khuất Nguyên bị đặt trong sự lựa chọn gay gắt: sống hay không sống, tồn tại hay không tồn tại. Hamlet cuối cùng cũng phải ngã quỵ, Khuất Nguyên cuối cùng phải ôm đá mà trầm mình dưới dòng Mịch La lạnh lẽo. Khi sống không ra sống, không được sống đúng với giá trị

và bản chất người, người ta thà chết! Vì vậy mà Nguyễn Du đã lớn tiếng phản chiêu hồn, một mực khuyên hồn Khuất Nguyên đừng về cõi trần nữa, vì xã hội đầy những kẻ ăn thịt người ngọt xớt như đường, vì cuộc đời đầy đau thương oán giận, chỉ trừ thời Tam Hoàng mà thôi. Thật đau đớn khi con người phải từ bỏ sự sống! Nhưng thật đau đớn, thật dữ dội và cũng thật quyết liệt khi Nguyễn Du khuyên con người đừng trở về tìm lại sự sống! Trở về mà làm gì để rồi tiếp tục lại phải từ bỏ nó một cách đầy tủi hận, oan khiên? Chi bằng dùng chính kết cục bi đát của mình làm tấm gương phản tỉnh cho toàn nhân loại. Không tồn tại mà vẫn tồn tại là ở lẽ ấy! Tầm nhìn, tầm tư tưởng của Nguyễn Du vượt ra khỏi khuôn khổ một thời đại, một dân tộc cũng chính ở lẽ ấy. Đó là cái nhìn có tính phản đề đầy sắc sảo của Nguyễn Du - cái nhìn mấy trăm năm sau còn khiến người đời kinh ngạc vì sự nhạy bén, mới mẻ của nó!

Trong “Bắc hành tạp lục” có thể bắt gặp rất nhiều cái nhìn có tính phản đề như thế. Xưa nay sách vở thánh hiền thường nêu gương Tô Tần, ca ngợi việc Tô Tần lấy dùi đâm vào vếđùi để thức đọc sách. Nhưng Nguyễn Du nhìn nhận Tô Tần là con người có khí độ nhỏ mọn, “dùi đâm vế” chẳng qua là để

mưu cầu quyền lợi, để khoe sang giàu với người thân mà thôi! Về nhân vật Hàn Tín, người đời sau thường ca ngợi công trạng bậc nhất của ông đối với nhà Hán, ca tụng ông là một trong “Tam kiệt” thời bấy giờ. Nguyễn Du khi viết về Hàn Tín dường như không mấy để tâm đến những điều ấy. Nhà thơ

cảm phục Hàn Tín là cảm phục con người tình nghĩa sâu sắc, ăn một bữa cơm Phiếu Mẫu mà đền đáp ngàn vàng!

Nói về Hoàng sào, lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa, người vốn bị triều đình phong kiến xem là giặc cỏ, là quân phản nghịch, Nguyễn Du không hề có giọng phê phán, chê bai. Ngược lại, nhà thơ khẳng định đó là con người “có thể làm biến đổi gió mây”:

Cùng thời tự khả biến phong vân.

(Hoàng sào binh mã)

Và nhà thơ cung nhìn thấy rất rõ mầm mống của sự loạn lạc, căn nguyên sự nghiêng đổ của các triều đại:

Ngộ quốc mỗi nhân câu hạn lượng.

(Hoàng Sào binh mã)

(Lầm lỡ việc nước chỉ vì câu nệ hẹp hòi.)

Tự thị cử triều không lập trượng, Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành.

(Dương Phi cố lý)

(Từđấy cả triều đều là người đứng như phỗng,

Mà nghìn năm còn đổ tội oan cho người đẹp khuynh thành.)

Căn nguyên của việc Hoàng Sào khởi binh đâu phải vì muốn làm loạn. Nguyễn Du bao giờ cũng nhìn thấy căn nguyên của sự biến xuất phát từ chính sách cai trị hà khắc của giai cấp phong kiến. Trong bài “Trở binh hành”, nhà thơđã từng bày tỏ chính kiến về vấn đề này khi buông lời mỉa mai:

Dân tử tại tuế bất tại ngã. Vật đắc khi tâm tế thánh minh.

(Trở binh hành)

(Dân chết vì gặp năm hạn, đâu phải tại ta? Chớ nên dối lòng mà che mắt vua thánh.)

Nguyễn Du nhìn thấu tận cốt tủy bọn tham quan vô lại. Chúng vơ vét của dân, đẩy dân vào cảnh khốn cùng; đến khi nhân dân đói khổ không chịu nổi, “chỉ vì miếng ăn mà coi nhẹ thân mình” thì chúng lại đổ ngay là do thiên tai, hạn hán. Việc binh đao Nguyễn Du tận mắt chứng kiến trên đường đi và việc binh đao của Hoàng Sào khi xưa nào có khác nhau là mấy? Nếu triều đình biết an dân, biết trọng dụng hiền tài, không câu nệ hẹp hòi ở tướng mạo thì đâu xảy ra sự biến!

Mầm loạn, không phải nảy sinh từ dân nghèo, cũng chẳng phải do má phấn giai nhân mà do triều

đình bất tài vô dụng, chỉ biết câu nệ hẹp hòi! Khi viết những câu thơ này, Nguyễn Du đã đứng ở tầm cao thời đại, nhân danh lý tưởng nhân văn cao đẹp về con người mà phán xét lịch sử.

Sinh thời Nguyễn Du có thể hoang mang dao động chưa thể đứng vào hàng ngũ của lực lượng xã hội tiến bộ. Song, âm vang của một thời đại đầy bão táp, của một cuộc đời đầy sóng gió đã giúp nhà thơ nhận ra rành rẽ đâu là điều cần khẳng định, bảo vệ, đâu là điều phải phủ nhận, lên án. Vì thế cái nhìn của vị quan trên con đường hoạn lộ dù vẫn thấp thoáng ánh buồn đau nhưng, so với trước, đã khỏe khoắn hơn và chứa đầy ý tưởng lớn:

Mạc đạo chủy thủ cánh vô tế, Yết can trảm mộc vi tiên thanh.

(Chớ bảo rằng mũi dao nhọn kia chẳng ích gì,

Nó mởđầu cho việc chặt cây làm giáo, làm cán cờ khởi nghĩa.)

Đó là cái nhìn khái quát sự vận động tất yếu của lịch sửđồng thời cũng là lời nhắc nhở, cảnh báo dành cho các bậc đế vương. Xưa nay nếu người trị nước nào cũng nhìn rõ cái lẽ tất yếu ấy thì đã không có cảnh vua quan thừa mứa, hoang dâm vô độ, chèn ép trọng thần, vơ vét của dân; cũng không có thảm cảnh đau lòng dân nghèo dắt díu nhau đi tha phương cầu thực chết đói phơi xương đầy đường chợ!

Một điều đáng lưu ý nữa là khi viết về lịch sử Trung Hoa, Nguyễn Du luôn có ý thức nối kết lịch sử – hiện tại, Trung Quốc – Việt Nam. Đó là ý thức thường xuyên và nhất quán, thể hiện cái nhìn sâu sắc và hiệu quả của nhà thơ đối với việc nhận thức bản chất xã hội. Từ sự liên kết có quy luật này, Nguyễn Du đã vạch ra một cách tự phát đặc trưng của nền chính trị “ ăn thịt người” tồn tại ở Trung Hoa mà cũng là ở Việt Nam mấy nghìn năm qua.

Hiện thực thường xuyên được nhắc đến ở cuối mỗi bài thơ viết về nhân vật lịch sử. Hiện thực hiện lên trong trang thơ có thể là không gian hoang vu, là thời gian úa tàn. Hiện thực còn hiện lên qua hình

ảnh những con người “thời bình”, “thời nay”. Ở những bài thơ này, cái nhìn đối sánh của nhà thơ thể

hiện rõ nét nhất, từđó cái nhìn phản tỉnh cũng được bộc lộ một cách sắc sảo:

Thanh thời đa thiểu tu như kích, Thuyết hiếu đàm trung các tự tôn.

(Tam liệt miếu)

(Thời bình biết bao kẻ râu vểnh lên như ngọn kích, Nói hiếu, bàn trung, ai cũng tự suy tôn mình.)

Cận thời mỗi hiếu vi kỳ phục, Sở bội tiêu lan cánh bất đồng.

(Tương Đàm điếu Tam Lưđại phu II)

(Gần đây mỗi khi người ta thích trang phục lạ,

Thì thứ hoa tiêu, hoa lan họđeo chẳng giống ông chút nào.)

Thanh bình thời tiết vô chiến tranh,

Nhất khẩu hùng đàm bất sổ Liêm Pha dữ Lí Mục.

(Liêm Pha bi)

(Gặp thời thanh bình không có chiến tranh,

Đều nhất loạt nói hăng, chẳng kể Liêm Pha, Lí Mục.)

Có thể thấy cảm quan hiện thực thấm đượm trong những bài thơ viết vềđề tài lịch sử của Nguyễn Du. Làm những bài thơ này, Nguyễn Du đã mượn xưa bàn nay, mượn những sự tích, những nhân vật của quá khứđể phát biểu về cuộc sống theo như nhà thơ nhìn thấy và cảm nhận. Bản chất xã hội phong kiến Trung Quốc trong quá khứ hay thực tại cũng giống xã hội phong kiến Việt Nam mà thôi. Ở đó,

tinh hoa dân tộc bị rẻ rúng, ruồng rẫy, bị bức đến đường cùng. Ở đó, nhân dân lao động bịđói rét cùng cực đến chết. Ởđó, danh lợi, quyền lực là miếng mồi ngon khiến người đời cấu xé, thậm chí giẫm đạp lên nhau để giành lấy. Ở đó, những kẻ hèn nhát, xu thời hay gian ác xấu xa mà vẫn chức cao vọng trọng, vinh hoa phú quý. Viết về quá khứ, Nguyễn Du đau nỗi đau của người xưa. Nỗi đau ấy nhân lên gấp bội khi nhà thơ nhìn vào hiện thực, thấy những bậc hiền tài, tiết nghĩa chỉ còn lại những nấm mồ

hoang, mọc đầy cỏ dại còn bọn “ăn thịt người” thì vẫn vênh váo, vẫn đi lại xênh xang. Bi phẫn tột độ

khi thi nhân nhận ra đời sau người người đều là Thượng Quan hiểm ác, nơi nơi đều là dòng chảy Mịch La oan nghiệt. Một thái độ phủ nhận rõ ràng! Không chỉ phủ nhận xã hội sau thời Tam Hoàng mà còn phủ nhận chính cuộc sống thực tại, phủ nhận cả một nền chính trị “chuyên ăn thịt người”! Điều gì còn tồn tại được nếu con người, xã hội đi ngược lại với lí tưởng nhân văn?

Bằng cái nhìn nối kết quá khứ – hiện tại, Trung Quốc – Việt Nam, cái nhìn của vị quan Nguyễn Du chứa đựng những bài học lớn về thời thế, nhân sinh. Danh lợi phú quý chỉ là thứ phù phiếm, nếu chỉ

biết đuổi theo những điều phù phiếm ấy, con người sẽ phải ôm hận vì không đạt được sở nguyện hoặc

đạt được sở nguyện nhưng chỉ để lại tiếng xấu đến muôn đời sau như Tào Tháo, như Chu Du. Những giá trị được trân trọng và trường tồn cùng hậu thế đó là lòng trung trực, tiết nghĩa, tài hoa của con người.

Những bài học ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với sức sống mãnh liệt, không hề có tính chất răn

đe, áp đặt. Khi nào xã hội này vẫn còn những Tần Cối, Vương Thị, Tào Tháo, Mã Viện, Tô Tần… thì khi ấy những bài học nhân sinh của Nguyễn Du vẫn còn nguyên tầm giá trị lớn lao của nó!

Một phần của tài liệu Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)