Tập trung sức việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ kinh tế người địa phương phù hợp với điều kiện tỉnh Yên Bá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay doc (Trang 92 - 97)

1995 2000 2001 2002 2003 2004 1 Số cơ sở y tế 177 205 216 218 218

3.2.3. Tập trung sức việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ kinh tế người địa phương phù hợp với điều kiện tỉnh Yên Bá

cán bộ kinh tế người địa phương phù hợp với điều kiện tỉnh Yên Bái

Con người là yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, có vai trò quyết định đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam

xác định: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững’’ [24, tr.85]. Trong quá trình phát huy nguồn lực con người cũng như cả nước, tỉnh Yên Bái chủ động trong công tác bồi dưỡng đào tạo đội ngũ người lao động trên mọi mặt, cả về chất lượng lẫn số lượng.

Chất lượng lao động và nguồn lao động trên thực tế của tỉnh còn ở mức thấp, để phát triển đòi hỏi phải tác động không chỉ nâng cao trình độ hiểu biết khoa học công nghệ, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo, phẩm chất đạo đức của họ mà còn phải từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

- Tăng cường các biện pháp để nhằm nâng cao sức khỏe người lao động. Có một cơ thể khỏe mạnh thì người lao động mới phát huy được hết khả năng, trí lực, sự sáng tạo, để tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần, góp phần phát triển lực lượng sản xuất.

+ Tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức y tế, trang bị những kiến thức chăm sóc sức khỏe, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, thực hiện ăn chín uống sôi, sinh hoạt hợp vệ sinh. Khuyến khích rèn luyện thể dục thể thao.

+ Đầu tư trang thiết bị y tế cùng với phổ biến rộng rãi mạng lưới y tế viên cộng đồng gồm các giáo viên phổ thông, người có trình độ học vấn, cán bộ các đoàn thể... kết hợp công tác chuyên trách với công tác y tế cộng đồng.

+ Khuyến khích hợp tác chữa bệnh bằng phương pháp gia truyền, bằng thuốc nam, thuốc lá. Xây dựng vườn thuốc thôn bản.

+ Tổ chức các đợt khám chữa bệnh lưu động, miễn phí, định kỳ xuống các thôn bản. Phát hiện kịp thời để đưa các bệnh nhân nặng về tuyến y tế huyện, tỉnh. Phát hiện các ổ dịch bệnh để kiểm soát và ngăn chặn.

+ Tăng cường các biện pháp nhằm cải thiện, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho cộng đồng. Tuyên truyền các biện pháp tự tạo nguồn dinh dưỡng trong gia đình. Chống một số bệnh như thiếu i ốt, sốt rét, do môi trường, nguồn nước, khí hậu phát sinh...

+ Có biện pháp xử lý chất thải sinh hoạt theo đúng yêu cầu của vệ sinh - dịch tễ. Xử lý tốt vấn đề ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ kinh tế phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [64, tr.486, 492]. Trong điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh còn thấp, kém phát triển so với cả nước thì xây dựng đội ngũ cán bộ càng trở nên cấp bách.

Tuy nhiên, công tác cán bộ của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn do trình độ dân trí thấp, nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Do vậy, phải xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, am hiểu tình hình địa phương để phát huy thế mạnh của mình, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ của tỉnh đáp ứng yêu cầu của tỉnh thì cần có những giải pháp sau:

+ Rà soát đội ngũ cán bộ từ cấp xã trở lên, trên cơ sở đó quy hoạch và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên hàng năm về trình độ quản lý, hiểu biết khoa học - công nghệ, khả năng ứng dụng vào sản xuất.

+ Trên thực tế những người có trình độ chuyên môn cao thường không về vùng sâu vùng xa công tác. Nên việc cử người lao động nhất là người của địa phương đi đào tạo về phục vụ địa phương là vô cùng cần thiết. Thực hiện và mở rộng nhiều hình thức đào tạo. Tuy nhiên, phải nâng cao chất lượng dạy và học để làm sao trình độ người lao động phải tương đương các vùng khác.

+ Thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ, khuyến khích cán bộ đến vùng sâu vùng xa công tác. Giảm sự bất hợp lý trong cơ cấu lao động. Có chính sách thỏa đáng đối với cán bộ địa phương, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ vùng sâu vùng xa. Đối với cán bộ vùng thấp lên công tác thì phải được đảm bảo một số quyền lợi sau khi hoàn thành nghĩa vụ quay trở về địa phương cũ của mình.

+ Có chính sách thu hút đối với nhân tài. Chính sách đối với cán bộ đi học ở những bậc cao hơn như thạc sỹ, tiến sỹ.

- Để "Cả nước trở thành một xã hội học tập" và "giáo dục cho mọi người" [27, tr.35] thì nhất thiết phải quan tâm đến giáo dục phổ thông. Vì củng cố và phát triển hệ thống giáo dục phổ thông là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục phổ thông là giai đoạn trang bị cho học sinh một hệ thống những kiến thức cơ bản, phổ thông để hoạt động có một nền tảng vững chắc về kiến thức, tạo cơ sở để học lên những bậc cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay giáo dục phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó cần phải có những giải pháp sau:

+ Tiếp tục có cơ chế, chính sách ưu tiên cho đối tượng nghèo và con em của họ được xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, được miễn hoàn toàn về học phí và các khoản đóng góp khác. Hỗ trợ cho con em đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa có điều kiện đến trường nhất là ở hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Khuyến khích học sinh trong độ tuổi đến trường ở tất cả các bậc học, tuyên truyền giáo dục cho người dân hiểu được quyền lợi của con em họ là phải được đến trường đi học.

+ Tăng cường hệ thống phòng học, trang bị và thí nghiệm thực hành. Rèn luyện học sinh phát triển tư duy độc lập, diễn đạt chặt chẽ nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số. Duy trì và củng cố hệ thống trường dân tộc nội trú ở tỉnh để học sinh có cơ hội phát triển toàn diện.

+ Nâng cao chất lượng và số lượng của đội ngũ cán bộ giáo viên ngang bằng với các khu vực khác trong cả nước. Tạo điều kiện vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên yên tâm công tác, đồng thời thu hút những giáo viên có trình độ về địa phương công tác. Khuyến khích giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, mở rộng hình thức đào tạo theo địa chỉ cho sinh viên vùng sâu, vùng xa. Tạo nguồn cán bộ dân tộc từ các trường dân tộc nội trú.

Để trang bị kiến thức, nâng cao trình độ của người lao động phải có những giải pháp về hình thức đào tạo nghề, đại học và trên đại học.

+ Đào tạo nghề:

 Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, chú trọng dạy nghề ngắn hạn, bồi dưỡng chuyển giao khoa học kỹ thuật, tăng nhanh số lao động được đào tạo nghề

của cả nhà nước và tư nhân. Đào tạo có địa chỉ tập trung vào nông lâm nghiệp, công nghiệp.

Với tiềm năng phong phú về đồi rừng, phải tập trung nhanh chóng đào tạo các ngành nghề phát triển nông, lâm, ngư nghiệp dưới các hình thức khuyến nông, khuyến lâm. Phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, nghề này không nhất thiết phải có trình độ phổ thông.

 Cử các đại diện thôn, bản đi học tập rồi sau đó truyền dạy lại cho người lao động.

+ Đào tạo đại học và trên đại học. ở tỉnh mới có đào tạo cao đẳng chính quy, còn đại học và trên đại học chủ yếu là tại chức. Trong quá trình đào tạo, hình thức tại chức chưa chú trọng nhiều đến cơ cấu đào tạo, chủ yếu đào tạo tập trung một số ngành như luật, tài chính, quản trị kinh doanh... tạo ra sự mất cân đối giữa các ngành, thêm vào đó chất lượng đào tạo còn nhiều vấn đề bất cập. Do đó, cần có những giải pháp sau:

 Chú trọng đào tạo theo hướng phát triển nông - lâm nghiệp, công nghiệp. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ để tránh tự phát trong đào tạo.

 Quản lý chặt chẽ hình thức học này, giám sát chặt chẽ các hình thức thi, kiểm tra đồng thời có thể kéo dài thời gian học tập của sinh viên để đạt tới mặt bằng chung về chất lượng.

 Liên kết với các trường đại học, các trung tâm khoa học của quốc gia để đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc chuyển đổi phát triển kinh tế, nhất là vùng cao.

Như vậy, để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Yên Bái phải phát triển nguồn nhân lực đạt tới trình độ cao, có đức, có tài, yêu tổ quốc là yêu CNXH. Đó là cơ sở để việc chuyển giao phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào tỉnh được thuận lợi, phát huy tác dụng tốt.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay doc (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)