Thực trạng tác động giữa nguồn lao động, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ trong phát triển lực lượng sản xuất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay doc (Trang 30 - 38)

nghệ … trong phát triển lực lượng sản xuất

* Nguồn lao động

Văn kiện Đại hội IX khẳng định: "Nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững"[27, tr.108-109]. Con người, trước hết là người lao động - yếu tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng về phát triển nguồn nhân lực, một trong ba khâu đột phá đưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh - xây dựng chủ nghiã xã hội và bảo vệ Tổ quốc, các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Yên Bái đã nỗ lực, quan tâm chăm sóc nguồn nhân lực của tỉnh, nhờ đó trong thời gian qua đời sống mọi mặt kinh tế - xã hội của tỉnh được nâng lên đáng kể.

Người lao động ở Yên Bái đang là một vấn đề bức xúc, nhưng việc phân tích và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác, khách quan, toàn diện còn là vấn đề khó khăn. ở đây:

- Về số lượng nguồn nhân lực:

Theo số liệu thống kê từ năm 1995 đến 2004, dân số toàn tỉnh tăng liên tục và khá cao, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực. Nó là nguồn bổ sung quan trọng vào đội ngũ người lao động của tỉnh. Tốc độ tăng dân số tự nhiên trung bình khoảng 1,4%/năm, tỷ lệ này còn khá cao so với mục tiêu nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Yên Bái đề ra (1,2%/năm) (tham khảo bảng dưới)

Bảng 2.2: Dân số trung bình toàn tỉnh phân theo giới tính,

thành thị, nông thôn

Đơn vị tính: người

Tổng số Phân theo giới tính

Phân theo thành thị nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

1995 638.897 317.635 321.244 122.337 516.542 1996 648.972 322.645 326.327 124.777 524.195 1997 658.548 327.404 331.144 126.839 531.709 1998 670.259 332.620 337.639 132.701 537.558 1999 682.171 338.913 343.258 134.857 547.314 2000 693.164 340.989 352.175 136.981 556.183 2001 702.412 348.044 354.368 137.670 564.742 2002 708.633 351.304 357.329 138.887 569.746 2003 715.300 354.682 360.618 139.843 575.457

2004 723.480 358.580 304.900 142.502 580.978

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2004.

Nguồn lao động có xu hướng tăng lên hàng năm. Trung bình từ năm 2000 đến năm 2005 là 4%/năm (năm 2000 là 388.172 người, năm 2002 là 392.927 người, năm 2003 là 398.089 người, năm 2004 là 403.808 người, năm 2005 ước đạt 461.140 người). Trong đó số mất khả năng lao động hàng năm chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể khoảng 0,77%. Nhưng bên cạnh đó tham gia vào lực lượng lao động còn có số người ngoài độ tuổi thực tế tham gia lao động, nhưng lực lượng này có xu hướng ngày một giảm (năm 2002 là 2,95%; năm 2003 là 2,85%; năm 2004 là 0,68% so với nguồn lao động). Thực tế số người trong độ tuổi lao động vẫn chiếm tỷ lệ lớn 98% so với nguồn lao động (năm 2002 là 384.294 người, năm 2003 là 389.794 người, năm 2004 là 395.743 người).

Đây là lực lượng lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng cũng đặt ra khó khăn lớn trong giải quyết việc làm vì hiện tại nhiều lao động chưa được bố trí công việc hợp lý. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không làm việc, rồi số người có khả năng lao động và có nhu cầu nhưng không có việc làm có chiều hướng giảm, nhưng còn chiếm tỷ lệ cao (năm 2002 là 2,84%; 2003 là 2,32%; 2004 là 2,03% so với số nguồn lao động).

Nguyên nhân là do tốc độ gia tăng dân số của tỉnh khá cao, trong khi nền sản xuất phát triển còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu phân công lao động xã hội. Ngoài số dân gia tăng tự nhiên hàng năm, những người về hưu, trẻ em, học sinh đi học tại các trường chuyên nghiệp cũng có nhu cầu tìm việc.

Việc phân bố dân số cũng không đồng đều giữa các vùng, miền trong tỉnh. Khu vực nông thôn chiếm đến 83% dân số toàn tỉnh. Dân số sống khu vực thành thị, thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ có tỷ lệ dân số tương đương các khu vực thành thị lớn (84% và 70,65% dân số). Các huyện Lục Yên, Văn Yên, Mù Cang Chải, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Trạm Tấu dân số tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn từ 85% - 95% so với số dân sống ở khu vực đó (tham khảo bảng trên).

Chia theo diện tích tự nhiên thì mật độ dân số chung cả tỉnh là 105 người/km2.Thành

phố Yên Bái 1345 người/km2. Thị xã Nghĩa Lộ 885người/km2, huyện Lục Yên 1252

Yên 140 người/km2, huyện Yên Bình 135 người /km2, huyện Văn Chấn 116 người/km2,

huyện Trạm Tấu 30 người/km2. Mật độ phân bố dân số không đồng đều, hai huyện vùng cao

Trạm Tấu và Mù Cang Chải đất rộng nhưng người thưa, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Họ sống rải rác thành từng cụm nhỏ, đông nhất là vài chục hộ, nhỏ nhất là từ 3 đến 5 hộ tạo thành từng bản, làng tương đối độc lập. Việc phân bố dân cư không đều là do địa hình bị chia cắt, nhiều dân tộc cùng sinh sống nên họ tạo nên những cộng đồng dân cư nhỏ, sống rải rác ở các địa hình cao thấp khác nhau trong từng vùng lãnh thổ, ví như người Nùng sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Lục Yên, Yên Bình. Họ thường cư trú quây quần bên sườn đồi, chân núi, dọc sông suối. Cư dân người Dao tỷ lệ 10,31% dân số toàn tỉnh, hoạt động sản xuất thấp hơn các dân tộc khác. Họ sống dọc các con suối thành các bản riêng biệt. Người Mông có 7 vạn người chiếm 8,94% dân số toàn tỉnh, phân bố tập trung chủ yếu ở 44 xã vùng cao của tỉnh, có 24 xã dân số gần 100% người Mông. Có hai huyện trọng điểm dân tộc Mông là Mù Cang Chải và Trạm Tấu chiếm 67% diện tích toàn tỉnh. Địa bàn mà họ cư trú là khu vực núi cao, vùng đầu nguồn. Nguồn sống chính của họ là làm nương rẫy và trồng lúa cạn.

Đây là một đặc điểm tạo ra sự cản trở lớn đối với việc đầu tư và phát triển trong toàn khu vực nói chung và phát triển nguồn lực nói riêng. Do tập quán canh tác, sản xuất của các đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu cũng như diện tích đất canh tác lương thực thiếu nên vẫn còn xảy ra những trường hợp du canh, du cư. Trong năm 2004 còn có di cư tự do của một số đồng bào Mông (chủ yếu ở huyện Văn Yên). Theo số liệu thống kê năm 2004 đã có 19 hộ, 111 người di sang các tỉnh, tăng 10 hộ, 65 người so với năm 2003. Người, tư liệu sản xuất, kỹ thuật chưa tạo ra sự kết hợp để đưa lại sự phát triển đồng bộ của lực lượng sản xuất. Tình trạng du canh du cư tự do dẫn đến phát sinh hàng loạt những vấn đề xã hội khác.

Những năm trở về đây, nhân dân các vùng núi cao, dân tộc thiểu số đã học hỏi nắm bắt được các chủ trương đường lối của Đảng, họ đã thấy được mối quan hệ giữa gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội. Đã có sự giảm tỷ lệ sinh, nhưng còn chậm. ở đây mật độ dân cư thưa thớt đường xá đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu. Vì thế, công tác vận động tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số nhất là ở vùng sâu vùng xa vô cùng cần thiết.

Tóm lại, quy mô dân số và lực lượng lao động ở tỉnh Yên Bái gia tăng ở mức cao,

chưa đạt được chỉ tiêu do đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra là giảm tỷ lệ sinh xuống 0,3%/năm. Với đà phát triển của dân số như hiện nay phải đến năm 2010 Yên Bái mới có thể giảm tỷ lệ tăng dân số, thì phải sau đó lực lượng lao động mới cân đối và tiến tới ổn định về quy mô dân số, trong sự phát triển đồng bộ tương đối lực lượng sản xuất.

- Về cơ cấu nguồn lực:

Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 thì dân số trong độ tuổi lao động tăng trung bình từ 56% lên 63,2% năm 2000 - 2005. Lao động trong các ngành kinh tế quốc dân tăng từ 335.290 người năm 2000 lên 409.910 năm 2005, so với lao động trong độ tuổi tăng từ 86,4% lên 88,4% Số liệu này cho thấy, lực lượng lao động tăng lên nhanh chóng, nhưng số lao động trong khu vực nhà nước trên địa bàn tỉnh thì lại rất ít, chiếm tỷ lệ không lớn (Tham khảo bảng dưới).

Bảng 2.3: Công nhân viên chức nhà nước

(Địa phương quản lý)

Đơn vị tính: Người

Tổng số 1995 2000 2001 2002 2003 2004

Chia theo ngành kinh tế quốc dân 22.29 7 25.24 8 25.94 5 24.17 1 24.78 3 27.33 6

1. Nông - Lâm nghiệp 2.413 1.455 1.438 1.460 1.455 1.424

2. Thủy sản 82 54 54 59 59 58

3. Công nghệ khai thác mỏ 235 348 - - - 2346

4. Công nghệ chế biến 2.292 3.710 3.548 3.401 3.510 152

5. Sản xuất và phân phối điện 56 112 144 150 150 747

6. Xây dựng 3.050 2.567 2.930 899 851 672

7. Thương nghiệp 1.335 934 951 956 706 68

8. Khách sạn 56 59 60 59 3 21

9. Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc

254 - - - - 203

11. Họat động khoa học và

công nghệ

- - - 12020

12. Các hoạt động liên quan đến tài sản và dịch vụ tư vấn

363 306 326 182 192 2375

13. Quản lý Nhà nước 3.672 4.132 4.154 4383 4325 508

14. Giáo dục và Đào tạo 7.990 10.21

6 10.84 6 10.96 4 430 2070 15. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 1.351 1.885 2.013 2.105 224 560

16. Hoạt động văn hóa và TDTT 465 547 564 554 2030 - 17. Hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội 1904 2020 2015 2034 4706 - 18. Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng 177 288 297 340 -

19. Hoạt động làm thuê trong hộ gia đình

- - - - -

20. Hoạt động các tổ chức quốc tế

- - - -

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2004.

Bảng 2.4: Công nhân viên chức nhà nước

(Trung ương quản lý)

Đơn vị tính: người

1995 2000 2001 2002 2003 2004

Tổng số 8.351 7.131 7.199 7.264 7.234 7.183

Chia theo ngành kinh tế quốc dân

1. Nông - Lâm nghiệp - - - -

2. Thủy sản - - - -

4. Công nghiệp chế biến 6.616 603 589 516 488 455

5. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

591 619 652 680 678 678

6. Xây dựng - - - -

7. Thương nghiệp 227 275 275 273 274 274

8. Khách sạn, nhà hàng - - - -

9. Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc

3.012 3.625 3.668 3.686 3.053 3.614

10. Tài chính tín dụng 522 500 513 503 502 501

11. Hoạt động khoa học và công nghệ

20 14 14 13 14 14

12. Các hoạt động liên quan đến tài sản và dịch vụ tư vấn

- - - -

13. Quản lý Nhà nước 1.294 1.422 1.420 1.502 1.531 1.560

14. Giáo dục và Đào tạo - - - -

15. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

29 31 26 27 28 29

16. Hoạt động văn hóa và TDTT - - - -

17. Hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội 40 42 42 64 66 58 18. Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng - - - -

19. Hoạt động làm thuê trong hộ gia đình

- - - -

20. Hoạt động các tổ chức quốc tế - - - -

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2004.

Tổng số lao động thuộc khu vực nhà nước có trên địa bàn tỉnh: 1995 chiếm khoảng 4,8% dân số; năm 2000 chiếm 4,7%; năm 2001 chiếm 4,7%; năm 2002 chiếm 4,4%; năm 2003 chiếm 4,49%; năm 2004 chiếm 4,77%. Cứ hơn 4 người dân thì có 1 người làm việc trong khu vực nhà nước.

Trong số người làm việc ở các cơ quan nhà nước thì số lao động được đào tạo bồi dưỡng hàng năm ngày một tăng lên. Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động dần được đáp ứng so với nhu cầu việc làm. Năm 2001 giải quyết được 16.000 lao động, đến 2004 khoảng 17.294 lao động, bình quân một năm giải quyết được 16.847 lao động.

Là một tỉnh miền núi phức tạp về địa hình, nhiều dân tộc cùng sinh sống, số dân sống ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ lớn, thì công tác đào tạo, dạy nghề giải quyết việc làm hàng năm là một việc vô cùng khó khăn. Số lao động nông thôn chưa được đào tạo ngành nghề còn chiếm đa số. Sự phân bố lao động có trình độ cao không hợp lý, chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn. Còn các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chiếm tỷ lệ rất ít. Đa số các xã chưa có cán bộ trình độ Đại học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Chủ yếu theo cách là "Thiếu gì học đấy, cần gì học đó". Trình độ về chuyên môn nghiệp vụ còn thiếu, thời gian sử dụng lao động nông thôn có tăng lên nhưng mới chỉ đạt tới 79% (năm 2004). Đây là một trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng nông lâm nghiệp vẫn là cơ bản. Công nghiệp, xây dựng chỉ chiếm 7,9%, nông nghiệp thủy sản chiếm 76,3%, thương mại dịch vụ chiếm 15,8%.

Trong khu vực sản xuất, số lao động được đào tạo còn ít, chủ yếu ở khu vực phi sản xuất. Có những nhà máy xí nghiệp chỉ làm theo thời vụ như Nhà máy chế biến tinh bột sắn… Đa số lao động trong khu vực sản xuất mới chỉ được tập huấn, trang bị những kiến thức thiết yếu phục vụ cho sản xuất của họ. Lao động chủ yếu bằng cơ bắp, còn lao động trí tuệ còn thấp. Tỉnh Yên Bái thiếu hụt những công nhân kỹ thuật lành nghề, chuyên gia đầu đàn và kỹ thuật viên bậc cao. Mặc dù tỷ lệ đỗ Đại học, cao đẳng chính quy hàng năm tương đối cao. Từ năm 1996 đến nay tỷ lệ đỗ đại học, cao đẳng chiếm khoảng 12% (so với tổng số học sinh tốt nghiệp phổ thông) nhưng số lao động trẻ tuổi, được đào tạo ngành nghề, có năng lực, trình độ học vấn và chuyên môn cao không trở về địa phương phục vụ lại chiếm số lượng lớn. Vì thế, việc tăng quy mô nguồn lực lao động bằng biện pháp giáo dục và dạy nghề là việc làm vô cùng cần thiết để tạo nguồn lực lao động cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chất lượng người lao động với đúng nghĩa của từ đó bao gồm sức khỏe, tri thức, tình cảm, trí tuệ kỹ năng và kỹ xảo. Chỉ với chí tuệ không thôi thì chưa đủ mà người lao động còn cần đến một cơ thể khỏe mạnh. ở Yên Bái việc chăm lo sức khỏe của người lao động, chăm lo đời sống vật chất,phát triển trí tuệ và tri thức luôn được quan tâm một cách đặc biệt.

Với hơn 80% dân số sống ở các vùng nông thôn, vùng sâu,vùng xa mặc dù điều kiện của tỉnh còn khó khăn nhưng đã trang bị được một đội ngũ cán bộ y, bác sỹ đến từng thôn bản, số giường bệnh ngày một được tăng lên (Tham khảo bảng dưới).

Bảng 2.5: Cơ sở y tế giường bệnh và cán bộ y tế trên địa bàn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay doc (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)