Xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất theo hướng khơi dậy, phát huy nguồn lực con người, tài nguyên, phù hợp với lực lượng sản xuất miền núi,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay doc (Trang 89 - 92)

1995 2000 2001 2002 2003 2004 1 Số cơ sở y tế 177 205 216 218 218

3.2.2. Xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất theo hướng khơi dậy, phát huy nguồn lực con người, tài nguyên, phù hợp với lực lượng sản xuất miền núi,

huy nguồn lực con người, tài nguyên, phù hợp với lực lượng sản xuất miền núi, nhiều dân tộc

Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất là quy luật khách quan của sản xuất vật chất, là nguyên nhân cơ bản cuối cùng, của mọi sự vận động, biến đổi của lịch sử. Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, tỉnh Yên Bái đã và đang tiến hành xây dựng hoàn thiện quan hệ sản xuất trên cả 3 mặt: Sở hữu, quản lý và phân phối.

* Quan hệ sở hữu: Tỉnh thừa nhận và tạo điều kiện cho mọi hình thức sở hữu tương ứng với trình độ phát triển thấp của lực lượng sản xuất tỉnh Yên Bái, nhằm khai thác triệt để mọi năng lực sản xuất cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đưa tỉnh Yên Bái nhanh chóng phát triển ngang tầm với các tỉnh và thành phố trong cả nước. Các hình thức sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân tương ứng với các thành phần kinh tế như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể trong đó hợp tác xã là nòng cốt, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Sự thừa nhận tồn tại đan xen của các thành phần kinh tế sẽ tạo sức cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế thúc đẩy kinh tế phát triển. Cũng chính sự phát triển kinh tế, phát triển sản xuất hàng hóa lại kích thích tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. Để xây dựng hoàn thiện quan hệ sản xuất theo hướng khơi dậy, phát huy nguồn lực con người, tài nguyên phù hợp với lực lượng sản xuất miền núi nhiều dân tộc thì đòi hỏi phải tuân thủ những giải pháp sau:

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chú trọng phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là kinh tế hợp tác. Kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác phải được đổi mới làm nền tảng cho quá trình phát triển kinh tế của tỉnh tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để các doanh nghiệp nhà nước phát triển và thực sự trở thành nhân tố giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần, đòi hỏi phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Xác định rõ các doanh nghiệp nhà nước cần duy trì và không cần duy trì để có hướng xử lý thích hợp.

+ Củng cố sở hữu doanh nghiệp nhà nước bằng cách.

Tăng đầu tư cho doanh nghiệp để mở rộng sản xuất, tăng nguồn vốn, hiện đại hóa công nghệ sản xuất, thống nhất về chế độ quản lý, sử dụng bảo toàn vốn. Quy định cụ thể trách nhiệm của cá nhân về quản lý và sử dụng tài sản do Nhà nước giao.

 Đảm bảo quyền tự chủ tài sản cho các doanh nghiệp nhà nước.

ở tỉnh Yên Bái kinh tế hợp tác không chỉ có khả năng giải quyết những khó khăn trong quá trình sản xuất và kinh doanh, tạo ra sức cạnh tranh lớn, mà còn là một trong những cách thức đưa tỉnh Yên Bái đi từ phương thức sản xuất tự cung, tự cấp tiến tới xây dựng quan hệ sản xuất sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN. Để kinh tế hợp tác phát huy được hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Xử lý những tồn đọng của hợp tác xã kiểu cũ.

- Tôn trọng nguyên tắc tự nguyện trong kinh tế xã hội.

- Tăng cường năng lực của các chủ thể, kinh tế tự chủ, thành viên của các hợp tác xã bằng các biện pháp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt của hợp tác xã về thực hiện các chính sách, pháp luật đảm bảo cho hợp tác xã hoạt động lành mạnh, hiệu quả, đúng pháp luật, được hưởng thụ đầy đủ các chính sách khuyến khích của Đảng, Nhà nước và bằng các hoạt động giao lưu học hỏi kinh nghiệm liên kết, liên doanh, hợp tác cùng phát triển.

- Thực hiện hỗ trợ cần thiết của nhà nước đối với kinh tế hợp tác xã như các chính sách về vốn, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ khoa học công nghệ, bổ trợ xúc tiến thương mại. Có chính sách đất đai hợp lý với các hợp tác xã.

- Kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể theo tinh thần Nghị quyết TW5 (khóa IX) và chương trình hành động của tỉnh ủy về kinh tế tập thể.

Kinh tế tư nhân, cá thể hộ gia đình khuyến khích tạo điều kiện phát triển vì chính thành phần kinh tế này phát triển là cơ sở để hình thành sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.

- Nhà nước phải tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật tăng cường các nguồn vốn đầu tư tạo việc làm cho nhân dân. Trong đó phải có các biện pháp quản lý vốn để sử dụng có mục đích và hiệu quả. Thực hiện khuyến lâm, khuyên nông và chuyển giao kỹ thuật công nghệ phải phù hợp với điều kiện từng vùng.

- Mô hình kinh tế trang trại phải xác định loại hình phát triển mô hình trang trại chuyên canh như nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi lợn siêu nạc, sản xuất cây, con ở các xã vùng cao, vùng xa thì có mô hình trang trại lâm nghiệp. Ngoài ra còn có mô hình trang trại tổng hợp nên phát triển khắp mọi miền.

- Để kinh tế tư nhân, hộ gia đình tránh khỏi tình trạng manh mún, lẻ tẻ thì từng bước phải xây dựng kinh tế hộ gia đình phát triển thành hợp tác xã, từng đơn vị vệ tinh cho các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã, thì mới đủ điều kiện để thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Các thành phần kinh tế khác, tỉnh khuyến khích hỗ trợ đầu tư để phát triển, có các chính sách ưu đãi về đơn giá thuê đất, mặt nước, ưu đãi về sử dụng đất, hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng, chính sách ưu đãi về tài chính, thủ tục cấp giấy phép đối với các nhà đầu tư.

* Quan hệ tổ chức quản lý: Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của tỉnh về phương diện kinh tế và xã hội. Cần tích cực phát huy nội lực để nâng cao trình độ tổ chức quản lý cho người lao động , đồng thời phải tạo cho cán bộ và công nhân của tỉnh có nhiều cơ hội để tiếp xúc, cọ sát, học hỏi phương pháp và kinh nghiệm quản

lý tiên tiến của các chuyên gia nước ngoài, các tỉnh bạn (nhất là những nước, những tỉnh thành phố phát triển cao nhằm nâng cao trình độ tổ chức quản lý mọi mặt cho người lao động). Thực hiện tốt hơn nữa việc phân định giữa quyền quản lý nhà nước và quyền tổ chức quản lý trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên cơ sở tách quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đối với những tư liệu sản xuất thuộc sở hữu nhà nước. Nâng cao vai trò, năng lực quản lý của các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu. Gắn trách nhiệm cho từng lãnh đạo doanh nghiệp, xí nghiệp.

* Quan hệ phân phối: Quan hệ phân phối có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhất là trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay. Cần kết hợp nhiều hình thức phân phối: Phối phối theo lao động, phân phối theo lượng vốn của mỗi người tham gia vào quá trình sản xuất, phân theo các chính sách xã hội… nhưng phải lấy phân phối theo lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động làm chính. Có như vậy mới tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tích lũy để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Có chính sách thuế, kiểm tra, kiểm soát hợp lý. Như coi trọng việc đổi mới và hoàn thiện phân phối các nguồn lực, các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Chấp nhận sự chênh lệch về thu nhập giữa những người lao động khác nhau cùng với xóa dần tình trạng phân hóa giàu nghèo và sự chênh lệch giữa những người lao động thực hiện công bằng xã hội.

Để lực lượng sản xuất tỉnh Yên Bái phát triển cần xây dựng quan hệ sản xuất đồng bộ trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức, quản lý, phân phối phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất, đó cũng chính là quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra với tốc độ nhanh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay doc (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)