Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay doc (Trang 75 - 77)

1995 2000 2001 2002 2003 2004 1 Số cơ sở y tế 177 205 216 218 218

2.14. ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bá

xuất ở tỉnh Yên Bái

Gần hai mươi năm đổi mới, một nền kinh tế từ quản lý theo cơ chế hành chính quan liêu bao cấp sang quản lý theo cơ chế kinh tế thị trường, lực lượng sản xuất của của Yên Bái đã có bước phát triển quan trọng, tạo ra thế và lực mới để Yên Bái từng bước tiến vào thiên niên kỷ mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đứng trước đòi hỏi mới, xu thế mới của thời đại, xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế của một tỉnh, không thể tách rời kinh tế của cả nước và kinh tế thế giới. Mở cửa, hội nhập, toàn cầu hóa mở ra những cơ hội cho Yên Bái trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, nhưng nó cũng đặt ra thách thức lớn.

Toàn cầu hóa về kinh tế là cơ hội cho Yên Bái khai thác và phát huy có hiệu quả các lợi thế của mình. Với thế mạnh về nguồn nhân lực, lao động rẻ, đất đai, tài nguyên rừng phong phú, đa dạng sẽ có cơ hội phát triển khi nắm bắt được thời cơ, gia tăng được cơ hội kinh doanh, các mặt hàng được khai thác tốt như chè, quế, đá quý… Với việc khai thác thế mạnh, Yên Bái sẽ làm tăng khả năng sản xuất, giải quyết việc làm… góp phần phát triển kinh tế xã hội, phát triển lực lượng sản xuất.

Toàn cầu hóa về kinh tế sẽ làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ kỹ thuật. Trong 5 năm (2001-2005), thu hút vốn đầu tư nước ngoài

bao gồm vốn ODA và FDI là 558,241 tỷ đồng (năm 1996 - 2000 là 313,073 tỷ đồng). So với các nơi khác chưa phải là cao nhưng với chính sách thu hút bằng phương thức đổi đất lấy hạ tầng, với những hình thức liên doanh, liên kết thu hút vốn đầu tư như vậy sẽ làm cho lực lượng sản xuất Yên Bái phát triển. Người lao động có thêm việc làm và buộc phải nâng cao trình độ của mình trước đòi hỏi mới của xu thế hội nhập. Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế cũng đặt ra thách thức lớn đối với tỉnh Yên Bái.

Về trình độ người lao động còn thiếu và yếu, trang thiết bị công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, nên sức cạnh tranh về sản phẩm còn thấp. Đội ngũ người lao động trong đó đội ngũ lãnh đạo, quản lý kinh tế còn thiếu và yếu, sự hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ làm hạn chế khả năng khai thác thông tin, bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đội ngũ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp còn chưa đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong bối cảnh hội nhập, trình độ quản lý và khả năng tiếp cận thị trường còn yếu.

Kết cấu hạ tầng trong những năm gần đây đã có những bước phát triển nhưng so với các tỉnh ở khu vực miến núi phía bắc thì kết cấu hạ tầng vẫn còn thấp kém, tốc độ phát triển chậm. Đặc điểm của Yên Bái trong phát triển kết cấu hạ tầng là những cản trở về địa hình, khí hậu, sự phân tán về sản xuất, dân cư và chính sách đầu tư. Cho nên, kết cấu hạ tầng đã hạn chế sự giao lưu kinh tế của Yên Bái với các khu vực khác, gây khó khăn trong việc thu hút các dòng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

Hiện nay, nền kinh tế thị trường ở Yên Bái chưa phát triển môi trường đầu tư hấp dẫn. Yên Bái đã và đang tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức nước ngoài đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, trọng tâm hướng vào những lĩnh vực như: Sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản, khoáng sản.

Hội nhập kinh tế đã và đang là cơ hội tốt đối với phát triển kinh tế ở Yên Bái nhưng cũng là thách thức lớn đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới và chủ động hội nhập, vượt lên mọi khó khăn thách thức nắm lấy thời cơ để phát triển .

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay doc (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)