Phát triển lực lượng sản xuất phải đảm bảo việc khơi dậy nguồn lực con người, nguồn tài nguyên vốn có phù hợp với đặc điểm tình hình miền

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay doc (Trang 83 - 86)

1995 2000 2001 2002 2003 2004 1 Số cơ sở y tế 177 205 216 218 218

3.2.2. Phát triển lực lượng sản xuất phải đảm bảo việc khơi dậy nguồn lực con người, nguồn tài nguyên vốn có phù hợp với đặc điểm tình hình miền

lực con người, nguồn tài nguyên vốn có phù hợp với đặc điểm tình hình miền núi đa dân tộc ở tỉnh Yên Bái

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu: "Khu vực nông thôn, trung du, miền núi: phát triển mạnh cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc và công nghiệp chế biến; bảo vệ và phát triển rừng. Hoàn thành và ổn định vững chắc định canh, định cư… " [27, tr.181]

Tỉnh Yên Bái có diện tích đất rộng, địa hình phức tạp, nhiều dân tộc cùng sinh sống. Trong 5 năm tới (2005 - 2010) cần dựa trên các lợi thế của tỉnh để khai thác tối đa. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp phấn đấu đạt tới cơ cấu kinh tế: "Lâm - nông nghiệp, công nghiệp chế biến chè, nông lâm sản, dịch vụ hợp lý trong từng thời kỳ nhằm đưa kinh tế vùng cao thoát khỏi tình trạng tự túc, tự cấp, tạo bước đi ban đầu cho quá trình phát triển kinh tế hàng hóa vùng cao". "Tiếp tục đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển trong khu vực miền núi Bắc bộ" [28, tr.10]. Xác định lấy công nghịêp làm khâu đột phá trong kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất, phát trỉên kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực, khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. Chủ động và chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế khu vực và thế

giới. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Cụ thể:

- Phát triển và tiến bộ rõ nét về cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn. Chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo vùng, ngành hàng sản phẩm chủ lực và tăng cường thâm canh cao. Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, ổn định đời sống, đến năm 2010 bình quân lương thực đầu người đạt 285 kg. Tập trung thâm canh, nâng cao chất lượng vùng chè, đưa các giống cây ăn quả có giá trị cao vào trồng. Phát triển mạnh chăn nuôi, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính. Phát triển mạnh kinh tế đồi rừng, chú trọng khoanh nuôi, tái sinh rừng, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng nông thôn. Phát triển nhanh các trang trại và doanh nghiệp dịch vụ nông nghiệp, chuyển kinh tế nông thôn từ thuần nông sang phát triển kinh tế đa dạng.

- Phát triển sản xuất công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục và vững chắc. Lấy phát triển công nghiệp làm khâu đột phá và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng đi trước một bước, có trọng điểm và nâng cao hiệu quả đầu tư. Hoàn thành xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung, các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến. Làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, giao thông quy hoạch đô thị, các trung tâm huyện lỵ, trung tâm cụm xã. Cải tạo và nâng cấp một số quốc lộ qua địa bàn Yên Bái và một số tuyến đường đã được tỉnh xác định.

- Phát triển nhanh kinh tế dịch vụ, ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng du lịch và các ngành dịch vụ công cộng. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ để kích thích nền kinh tế phát triển toàn diện. Tổ chức khai thác tốt thị trường nông thôn tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khác tham gia thị trường xuất khẩu.

- Kinh tế vùng cao được ưu tiên đầu tư cao hơn để phát triển mạnh, vững chắc. Tập trung đầu tư phát triển kinh tế vùng cao theo hướng phát huy lợi thế so sánh

về tài nguyên đất đai, khí hậu. Đẩy mạnh bảo vệ rừng, trồng rừng phòng hộ, thực hiện tốt việc lồng ghép để nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án đảm bảo cho người dân được hưởng cao nhất mà chính họ tạo ra [82, tr.12].

- Phát triển kinh tế phải theo định hướng phát triển các tiểu vùng kinh tế: + Các vùng phát triển động lực: Tỉnh Yên Bái có 2 vùng kinh tế lớn:

Vùng kinh tế phía đông bao gồm thành phố Yên Bái và các huyện thuộc vùng thung lũng sông Hồng, sông Chảy (Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên) với tổng diện tích 370.672,9 ha, chiếm 53,9% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số chiếm 68,44% dân số toàn tỉnh. Vùng này có mạng lưới giao thông thuận lợi bao gồm đường sắt, đường bộ (Quốc lộ 37, 32C, Yên Bái - Khe Sang, Quốc lộ 70) và đường thuỷ (sông Hồng, Thác Bà). Địa hình tương đối bằng phẳng có khả năng phát triển cây nông - lâm nghiệp như lương thực, chè trung du, cây đặc sản quế, cây thực phẩm, chăn nuôi thủy sản, trồng rừng nguyên liệu và phòng hộ, có tiềm năng du lịch, đặc biệt có không gian phát triển đô thị tốt. Trong tương lai, các thị trấn Yên Bình, Cổ Phúc, Mậu A, Yên Thế và các thị xã khác sẽ là những vệ tinh, ở đó sẽ phát triển các ngành sản xuất chế biến nông lâm sản. Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa và là nơi chuyển giao công nghệ, động lực phát triển của tỉnh.

Vùng kinh tế phía Tây bao gồm thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải với tổng diện tích tự nhiên 317.619,3 ha, chiếm 46,1% diện tích tự nhiên và dân số chiếm 31,5% dân số toàn tỉnh. Là vùng có địa hình núi cao hiểm trở, khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới... thuận tiện cho việc phát triển lâm nghiệp trồng rừng phòng hộ, cây công nghiệp trồng chè vùng cao, cây ăn quả và dược liệu, chăn nuôi đại gia súc. Trong vùng có cánh đồng Mường Lò rộng trên 2.400 ha, là cánh đồng lớn thứ 2 phía tây bắc của tổ quốc, là vùng phát triển cây lương thực lớn nhất của tỉnh. Thị xã Nghĩa Lộ là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị phía Tây của cả vùng, có các thị trấn Trần Phú, Thái Lão, Liên Sơn và các thị trấn trung tâm cụm xã khác là những vệ tinh, ở đó phát triển công nghiệp chế biến

nông - lâm - khoáng sản, dịch vụ thương mại, góp phần thúc đẩy nền kinh tế vùng phát triển.

+ Các vùng sản xuất nông - lâm nghiệp tập trung:

* Vùng sản xuất lương thực 10.000 ha tập trung thâm canh, trong đó 4.000

ha cao sản và đặc sản.

* Vùng chè có 12.275 ha, trong đó trên 3.000 ha chè vùng cao, hướng đi vào nâng cao chất lượng.

* Vùng nguyên liệu giấy trên 60.000 ha, là vùng nguyên liệu lớn để cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy giấy Bãi Bằng và cho công nghiệp chế biến của tỉnh.

* Vùng quế trên 20.000 ha, Quế Yên Bái có khối lượng lớn, chất lượng cao, có thương hiệu trên thị trường trong nước và khu vực.

* Vùng sắn công nghiệp hình thành ở 3 vùng Văn Yên, Yên Bình, Văn Chấn.

Với tiềm năng nguồn lực con người, nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có, một mặt gắn chặt chẽ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến theo nhu cầu thị trường; Mặt khác, phải coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả trên từng đơn vị diện tích.

Thực hiện Nghị quyết của Đảng, giải quyết những khó khăn, phát triển lực lượng sản xuất của tỉnh nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Yên Bái là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết. Để làm được điều đó đòi hỏi phải thực hiện những giải pháp dưới đây:

3.2. Giải pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay doc (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)