Cuộc vận động xây dựng qui ớc làng văn hoá

Một phần của tài liệu các bản hương ước cải lương huyện Việt Yên (Trang 117 - 121)

Hơng ớc, lệ làng là một sản phẩm văn hoá pháp lý độc đáo. Cũng nh mọi hiện tợng xã hội, nó trải qua những bớc thăng trầm. Trớc năm 1945 (trình bày chơng1, chơng 2), hơng ớc, lệ làng là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh mối quan hệ và việc quản lý ở làng xã. Sau cách mạng tháng Tám - thời điểm mở đầu cho một giai đoạn hơng ớc không đợc thiết lập nữa. Đây là một thử thách rất lớn đối với sự tồn tại của hơng ớc. Phải chăng hơng ớc đã kết thúc “sứ mệnh” của mình? Đi tìm hiểu nguyên nhân, chúng ta nhận thấy lý do khiến

cho hơng ớc bị “chối từ” không phải do những vấn đề nội tại, mà do nhân tố bên ngoài quyết định. Chính vì vậy, năm 1959 khi về thăm tỉnh Thái Bình, Bác Hồ đã nhắc nhở cán bộ: hơng ớc là những phong tục đẹp ở nông thôn “từ sau ngày cách mạng các chú xoá bỏ hết cả thế là không đúng, cách mạng chỉ xoá đi cái xấu, cái dở, còn cái hay cần phải giữ gìn, phát huy” [76;38]. Nhân tố tác động mạnh đến hơng ớc thời kỳ này mà chúng ta phải kể đến là yếu tố tâm lý, yếu tố xã hội:

Yếu tố tâm lý: Từ sau năm 1945 đến năm 1990, không ai nghĩ đến hơng - ớc nữa vì họ coi đây là “di tồn” của xã hội thực dân, phong kiến. Bởi lẽ, năm 1921 thực dân Pháp đã đa ra hơng ớc mẫu bắt các làng phải thực hiện, đây là một trong nội dung quan trọng của cuộc cải lơng hơng chính. Trong hơn 20 năm (từ năm 1921 đến năm 1942), lần đầu tiên làng xã mất quyền soạn thảo h- ơng ớc mà phải theo một khuôn mẫu do chính quyền bảo hộ qui định. Khi đã kê khai đầy đủ theo yêu cầu, những ngời có trách nhiệm gửi lên cấp trên duyệt và thi hành có sự kiểm soát của chính quyền bảo hộ. Hơng ớc không giữ vai trò “bộ luật” của làng mà trở thành công cụ cai trị, giám sát của thực dân Pháp. Do vậy, việc soạn thảo hơng ớc trở thành một công việc bắt buộc, mang tính cỡng ép cao. Một tâm lý tự nhiên của ngời dân làng xã là định kiến với h- ơng ớc, coi đây là công cụ của chế độ thực dân.

Yếu tố xã hội: Cũng từ sau cuộc CMT8/1945, đặc điểm nổi bật nhất của cả nớc, dới sự lãnh đạo của Đảng là tập trung mọi sức lực, trí tuệ để bảo vệ đất nớc. Độc lập, tự do trở thành lý tởng, khát vọng của mọi ngời dân. Qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ đến năm 1975 nớc ta giành đợc độc lập hoàn toàn, Nam Bắc thống nhất một nhà. Lúc này, toàn dân lại đứng lên khôi phục, hàn gắn vết thơng chiến tranh và đạt đợc kết quả bớc đầu.

Từ cuối những năm 80, đất nớc chuyển mình mạnh mẽ. Nền kinh tế bao cấp chuyển sang kinh tế thị trờng mở cửa. Làng xã do đó cũng có những biến đổi sâu sắc. Nông thôn và thành thị đang trong quá trình thu hẹp dần khoảng cách. Dấu vết của một làng quê “khép kín”, đóng mình dần bị xoá bỏ. Do sức hút của kinh tế thị trờng, ngời nông dân không còn t tởng “hàng nghìn năm dẫm chân trong vòng tự cấp, tự túc” [81;104]. Làng xã thay đổi từng ngày trong xu thế hội nhập. Vì vậy, nó phải đối diện với rất nhiều vấn đề, tích cực có nhiều nhng tiêu cực không phải ít; đảm bảo trị an, vấn đề bảo lu và phát huy các giá trị cổ truyền, vấn đề phong tục tập quán… Trong rất nhiều biện pháp đợc đa ra để thích nghi với tình hình mới, ngời ta đặc biệt chú ý đến việc “tái lập hơng ớc”, coi đây là “khoảng trống” đã tồn tại từ lâu, cần phải lấp đầy. Điều này đã đợc minh chứng rất rõ trong quá khứ, khi ông cha đã sử dụng h- ơng ớc khá thành công trong việc quản lý làng xã. Tất nhiên, chúng ta không thể bê nguyên hơng ớc cũ mà phải điều chỉnh cho phù hợp.

Hơng ớc đợc “hồi sinh” sau rất nhiều thử thách càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó. Bắt đầu từ năm 1990 bên cạnh chủ trơng khuyến khích nghiên cứu hơng ớc, Đảng và Nhà nớc đã ban hành nhiều Nghị định, Chỉ thị, Thông t về việc xây dựng và thực hiện hơng ớc, qui ớc làng văn hoá, nh Chỉ thị 24/1998/CT/TTG ngày 19/06/1998 của Thủ tớng chính phủ; Thông t số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTWMTTQVN ngày 31/03/2000… Những văn bản đó là cơ sở pháp lý cho các địa phơng triển khai soạn thảo hơng ớc mới. Đi tiên phong trong hoạt động này là tỉnh Hà Bắc (cũ). Năm 1992, các huyện trong tỉnh đều có qui ớc làng văn hoá. Sau Hà Bắc một loạt các tỉnh nh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nam… cũng phát động và đẩy mạnh quá trình biên soạn, thực hiện qui ớc làng văn hoá, bớc đầu đạt kết quả đáng ghi nhận.

Huyện Việt Yên cũng nh các địa phơng khác trong tỉnh Bắc Giang (Hà Bắc cũ) đi đầu so với cả nớc trong việc hởng ứng cuộc vận động đổi mới nông thôn, đáng chú ý hơn cả ở nội dung soạn thảo và thực hiện qui ớc làng văn hoá. Ngay từ mới phát động xây dựng phong trào, thực hiện Quyết định số 150/QĐ-UBND ngày 13/02/1991 của Chủ tịch UBND về việc thành lập BCĐ phong trào từ tỉnh đến cơ sở. Tháng 5/1991, huyện uỷ Việt Yên khoá XVI đã có Nghị quyết số 04 với ba nội dung chính, đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng qui ớc làng văn hoá. Đến ngày 20/10/1992, UBND đã có quyết định số 249/QĐ - UBND về việc thành lập BCĐ xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” là việc thực hiện số 308/2005/QĐ-TTg của Thủ tớng Chính phủ; Hớng dẫn số 989/HD - BCĐ phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của tỉnh Bắc Giang và Quyết định số 54 - QĐ/HU của huyện Việt Yên về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cới, việc tang, lễ hội và một số việc khác.

Bắt đầu từ năm 1992, phong trào xây dựng làng, khu phố văn hoá đã triển khai tại Việt Yên, đợc thí điểm với 6 làng đầu tiên là Hữu Nghị (Ninh Sơn), Bài Xanh (Vân Trung), Khả Lý Hạ (Quảng Minh), Vàng (Bích Sơn), Trung (Nghĩa Trung), ải Quang (Trung Sơn). Cho đến năm 2008, toàn huyện có 15/151 làng văn hoá cấp tỉnh, tiêu biểu nh ải Quang (Trung Sơn) đạt danh hiệu 11 năm liền, Sơn Hải (Trung Sơn) đạt 8 năm liền, thôn Chàng (Việt Tiến) và thôn Đình Cả (Quảng Minh) đạt 6 năm liền… và có 79 làng đạt danh hiệu làng văn hoá cấp huyện. Tính đến ngày 01/07/2009 toàn huyện Việt Yên “có 120/151 làng, khu phố đăng ký làng văn hoá. Trong đó có 40 làng, khu phố đăng ký cấp tỉnh, 151 cơ quan, đơn vị trờng học đăng ký cơ quan văn hoá” [161;5].

Nh vậy, qui ớc (hơng ớc mới) đợc tái lập do rất nhiều nhân tố và ngày càng khẳng định đợc tầm quan trọng. Chúng tôi rất đồng tình với quan điểm sau của luật gia Lê Đức Tiết “việc hơng ớc hồi sinh trở lại sau một quá trình gần 50 năm bị lãng quên không phải là một hiện tợng ngẫu nhiên. Đúng nh những nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã khẳng định là mọi sự kiện pháp lý, trớc khi chào đời dới dạng là các đạo luật, đã có thời gian ấp ủ, mang thai khá lâu dới dạng là các động cơ, mục đích kinh tế rồi. Sự kiện “tái lập hơng ớc”, hiện đang đợc tiến hành rộng khắp trong phạm vi cả nớc là do sự tác động của các động cơ, mục đích kinh tế xã hội của Việt Nam” [65;255].

Một phần của tài liệu các bản hương ước cải lương huyện Việt Yên (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w