Tất cả các làng đều có 2 lớp tuần: tuần trong làng và ngoài đồng. Mục đích của việc canh phòng để giữ sự bình yên, duy trì an ninh của làng. Không chỉ đến hơng ớc cải lơng mà ở trong hơng ớc cổ cũng qui định rõ.
Canh phòng rất quan trọng, nó chiếm số lợng lớn trong hơng - ớc từ điều 19 đến điều 37 (61/65), còn các bản nh hơng ớc xã Dục Quang, h- ơng ớc xã Thung Đổng, hơng ớc làng Hoàng Mai năm 1923 và 1932 kê khác bản mẫu về số thứ tự nhng nội dung tơng tự bản trên.
Các làng đều thống nhất canh phòng để giữ tính mạng và tài sản của mọi ngời. Do đó, tất cả mọi ngời từ 18 đến 50 đều phải có nhiệm vụ đi canh. Những ngời khoa mục, phẩm hàm, chức sắc, ngời đang làm quan, Tổng lý, Phó hơng hào những ngời đí lính, đi học đợc miễn. Đến phiên tuần của ai ngời đó phải đi, hoặc phải nhờ ngời khác đi hộ, hoặc nộp tiền để làng thuê ng- ời khác. Có rất nhiều làng không khai khoản tiền này nh xã Làng Chàng, Lan Trạch, Phúc Tằng, Mai Vũ… Mức phải nộp cao nhất để làng thuê ngời canh hộ thuộc về làng Nghĩa Vũ là 4 đồng, thấp nhất làng Phù Tài, xã Quang Biểu và làng Sen Hồ nộp 1 hào.
Tùy theo địa vực, diện tích mà lập các ban canh. Trong các làng xã huyện Việt Yên thờng có từ 1 đến 4 ban canh, mỗi ban từ 7 đến 8 ng- ời, 1 ngời đợc cử làm Trơng tuần hay Lý trởng kiêm luôn Trơng tuần. Những
ban tuần này sẽ thay nhau làm nhiệm vụ canh phòng làng xã, có thể mỗi ban canh độ 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 1 năm. Trong mỗi ban cử ra một ngời làm Đốc canh.
Muốn canh phòng tốt thì các làng phải tăng cờng vũ khí cho Tuần tráng. Tuần tráng có trách nhiệm phải tự sắm vũ khí cho mình, trừ những nhà nào nghèo thì làng sẽ sắm cho, hết lợt canh phải trả lại cho làng. Nét đặc trng của các làng Việt có các điếm canh. Thờng trong làng có nhiều xóm, mỗi xóm bố trí một điếm canh. Điếm canh đợc coi là trụ sở của đội tuần, nơi để các vũ khí thiết dụng của việc tuần. Điếm cũng là nơi nghỉ ngơi, thay phiên nhau khi tuần đêm. Hầu hết các hơng ớc đều khai rất chung chung theo bản mẫu song có một số bản kê rất cụ thể. Làng Yên Ninh năm 1925 qui định “một điếm đầu làng, 1 điếm ở cuối làng. Mỗi năm cứ ngày 1/2 An Nam Hơng hội cắt 8 ngời tuần đinh từ 18 đến 49 tuổi… lơng mỗi ngời đồng niên 10 đồng” [128;25]. Làng Tiêu Nhiêu lập 4 điếm: 1 điếm ở thôn Tiêu Thị, 2 điếm ở thôn Nhiêu Hà, 1 điếm ở thôn Cẩm, mỗi năm vào 15/8 An Nam làng cắt 16 ngời từ 18 đến 49 tuổi làm Tuần phiên … lơng Tuần phiên mỗi ngời đồng niên 4 đồng” [99;18].
Trách nhiệm của những ngời đứng đầu ban phải nổi hồi trống gọi ngời trong ban ra điếm. Nếu ai bận phải nhờ ngời khác, ai bỏ 2 lần đầu bị phạt 1 hào, lần thứ 3 sẽ bị giải lên tòa án xét tội. Tuần phiên chịu trách nhiệm về việc trộm cớp trong làng. Trong làng “ai bắt đợc trộm làng thởng 1 đồng, bắt đợc cớp làng thởng 10 đồng” [125;7]. Các làng còn thống nhất ai làm tốt khi mãn nhiệm đợc thởng ngôi kỳ mục. Nhng nếu trong làng xảy ra trộm cớp mà Tuần phiên không bắt đợc sẽ phải chịu trách nhiệm với làng và bồi thờng cho nhà mất trộm.
Có điều đặc biệt trong hơng ớc làng Hoàng Mai năm 1923 còn lu giữ qui định bảo vệ hàng rào, các lũy tre làng trong hơng ớc cổ. Tuần phiên mà bắt đợc “kẻ trộm cắt măng, tre, lúa, dạ, hoa mầu… đợc thởng 5 xu,
đứa nào cắt măng ấy là ngời ngoài phải giải trình quan, ngời làng Hội đồng phạt 1 đồng không cho ngồi hơng ẩm 3 tháng, nếu không giữ mà tái phạm Hội đồng lập biên bản trình quan” [106;10]. Ngời nông dân Việt rất coi trọng cây tre, coi đây là vũ khí, hàng rào bảo vệ làng với bên ngoài.
Lớp thứ 2 là ngoại tuần tức là bảo vệ đồng áng. Do đặc thù của điều kiện tự nhiên, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất chính nuôi sống mọi ngời. Những ngời Tuần đồng chịu trách nhiệm chăm lo cho công tác khuyến nông, mơng nớc, ngăn không cho tháo nớc đánh cá, bảo vệ hoa mầu không cho trâu bò phá hoại. Tùy làng lớn hay làng nhỏ mà cử ra Tuần tráng khác nhau, thờng ở Việt Yên từ 4 đến 10 Tuần tráng và 1 Trơng tuần. T cách của những ngời này phải là ngời mạnh bạo, thực thà, có gia sản và không mang tiếng bất hảo và làm việc dới sự chỉ đạo của tộc biểu, Lý trởng. Nếu tuần dung túng ngời vi phạm thì phạt bị nặng, canh không cẩn thận mà để mất phải bồi thờng. Tiền công giữa các làng khác nhau tùy thuộc vào kinh tế. Để khuyến khích họ hoàn thành công việc, những ngời Trơng tuần làm tốt việc sẽ đợc thởng ngôi tộc biểu. Riêng ở làng Hoàng Mai năm 1923 qui định: sau 5 năm làm tốt sẽ đợc ngôi kỳ dịch.
Duy làng Thổ Hà sống chủ yếu bằng nghề thủ công, nên hơng ớc làng có ghi “làng chúng tôi không có đồng ruộng, vậy nên từ điều 28 đến điều thứ 39 không thi hành” [146;5]. Vì “làng không có đồng ruộng nên từ điều 51 đến điều 55 không thi hành” [146;7]. Đây chính là nguồn t liệu quí giúp chúng ta nghiên cứu về kinh tế ở Thổ Hà - một làng quê nổi tiếng với nghề làm gốm, nấu rợu và nhiều nghề khác.