I. Một số đề xuất để hoàn thiện Nghiệp vụ bảo hiểm cháy 1 Ở công tác khai thác.
4. Tăng cường quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước.
Kinh doanh là cạnh tranh, tuy nhiên trong cạnh tranh vẫn có sự hợp tác. Để nâng cao uy tín của mình trên thị trường. PJICO nên tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm trong và nước ngoài. Sự hợp tác này giúp chúng ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm khi mà thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn rất non trẻ. Mặt khác thông qua hoạt động tái bảo hiểm công ty còn có một nguồn thu đáng kể từ hoa hồng nhượng tái, và tạo điều kiện được niềm tin với khách hàng. Thông qua quan hệ hợp tác thì công tác tái bảo hiểm sẽ có nhiều thuận lợi và sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
PJICO là một công ty có nhiều thuận lợi là có công ty Tái bảo hiểm quốc gia VINARE là một cổ đông lớn của công ty, nên thông qua đó có thể tạo mối quan hệ với nhiều tập đoàn bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, PJICO đã có quan hệ với các công ty bảo hiểm quốc tế như Công ty tái bảo hiểm Munich Re, SwissRe, Tập đoàn West of England,…
Đồng thời PJICO cũng phải chủ động phối hợp với các công ty trong nước như Bảo Việt, Bảo Minh, PVIC,… Đồng thời hạn chế sự phụ thuộc vào nghành Dầu khí, tỷ trọng doanh thu của các hợp đồng trong nghành dầu khí chiếm tới gần 20% năm 2005.
II. Kết luận.
Qua những phân tích và đánh giá trên đây ta có thể thấy một cách khái quát nhất về nghiệp vụ bảo hiểm cháy ở PJICO- Một trong những thương hiệu mạnh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Bên cạnh những thành tựu đạt đựoc thì vẫn con những hạn chế về đội ngũ cán bộ, về khả năng cạnh tranh của công ty còn rất yếu. TTBH Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm cháy . Trong khi VN đã chính thức trở thành thành viên WTO mở ra nhiều cơ hội cho những doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, tuy nhiên nó cũng
hàm chứa một sự cạnh tranh rất sôi động. Chính vì vậy mà đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm VN trong đó có PJICO phải ngay lập tức chuyển mình nếu không muốn bị lép vế. Tăng cường khả năng khai thác, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh Nghiệp vụ bảo hiểm cháy tạo lợi thế trong cuộc “chơi” mới.
PHỤ LỤC
Trích Quyết định số 142/QĐTC ngày 2/51991 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy tắc và Biểu phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.
BIỂU PHÍ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆTA. Tỷ lệ phí bảo hiểm rủi ro A- Cháy, sét , nổ (rủi ro cơ bản ) bằng 2.9‰ A. Tỷ lệ phí bảo hiểm rủi ro A- Cháy, sét , nổ (rủi ro cơ bản ) bằng 2.9‰ tính trên số tiền bảo hiểm. Đây là tỷ lệ phí trung bình. Vì vậy, để tình phí bảo hiểm rủi ro A cho một đối tượng bảo hiểm cụ thể, cần lấy tỷ lệ phí trung bình trên nhân với các hệ số tương ứng dưới đây:
1. Đối với đơn vị sản xuất:
1.1. Loại PCCC Hệ số phí (‰) - Tốt 0.7 - Trung bình 1.0 - Xấu 1.5 1.2. Bậc chịu lửa - Dễ cháy 1.5 - Khó cháy 1.0 - Không cháy 0.8 1.3. Hạng sản xuất - A 0.2
- B 1.5 - C 1.2 - D 1.0 - E 0.9 - F 0.8 1.4. Loại cơ sở - A 1.5 - B 1.0 - C 0.9
1.5. Mức độ nguy hiểm của tài sản.
- Rất dễ cháy, nổ 2.0
- Dễ cháy 1.5
- Khó cháy, không cháy 1.0
2. Đối với đơn vị kinh doanh, dịch vụ .
Tỷ lệ phí = Tỷ lệ phí trung bình (= 2.9‰) x Hệ số phí loại PCCC x Hệ số phí loại PCCC x Hệ số phí bậc chịu lửa của kiến trúc x Hệ số phí loại cơ sở.
3. Đối với kho.
Tỷ lệ phí = Tỷ lệ phí trung bình x Hệ sồ phí loại PCCC x Hệ số phí bậc chiu lửa của kho x Hệ số mức độ nguy hiểm của tài sản trong kho x Hệ số phí bảo hiểm theo giá trị điều chỉnh.
C. Biểu phí bảo hiểm ngắn hạn. - Dưới một tháng: 15% phí năm
- Từ 1 tháng đến 3 tháng: 40% phí n ăm - Từ 3 tháng đến 6 tháng: 60% phí n ăm - Từ 6 tháng đến 9 tháng: 80% phí n ăm - Từ 9 tháng đến 12 tháng: 100% phí n ăm