II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Cháy.
2.3. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
Trong chu trình triển khai sản phẩm bảo hiểm của công ty thì công tác đề phòng hạn chế tổn thất được cũng được triển khai nhằm đề phòng hạn chế rủi ro xảy ra, giảm thiểu tới mức thấp nhất tổn thất khi xảy ra rủi ro. Có thể nói đây là một trong những khâu then chốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ này.
Mục đích của bảo hiểm không chỉ bồi thường, ổn định tài chính cho người tham gia bảo hiểm mà còn hạn chế các vụ cháy và hậu quả của chúng. Thông qua tình hình tổn thất của công ty cũng như các công ty khác trên thị trường, thống kê nguyên nhân gây ra các vụ cháy nổ để nghiên cứu và đề ra các biện pháp hữu hiệu làm giảm tới mức thấp nhất khả năng xảy ra tổn thất, đó là một mặt của công tác đề phòng hạn chế tổn thất của công ty. Với doanh thu phí thu được hàng năm, công ty trích lập quỹ dự phòng và hạn chế tổn thất dùng vào mục đích tuyên truyền, hỗ trợ kinh phí, thuê các chuyên gia PCCC giảng dạy các biệ pháp PCCC cho nhân viên, tư vấn cho khách hàng,… Trong các khoản chi này có tác dụng lớn không chỉ có giá trị to lớn về mặt kinh tế mà còn có tác dụng tích cực trong tuyên truyền cho cả hoạt động nghiệp vụ, tạo niềm tin cho khách hàng. Khoản chi này sử dụng mua các phương tiện PCCC và kiểm tra giám sát phòng ngừa mà các công ty yêu cầu thực hiện.
Qua đó góp phần rất lớn vào giảm tổn thất xảy ra cụ thể như Bảng 4. tỷ lệ bồi thường năm 2001 là 56.32% Doanh thu phí, nhưng sang năm 2002 tỷ lệ này chỉ còn hơn 12% . Có được như vậy một phần do công tác đề phòng hạn chế tổn thất được tổ chức tốt. Tuy nhiên những năm gần đây tỷ lệ này lại tăng lên nhưng
vẫn ở mức tăng thấp, năm 2003 tăng 0.75% so với năm 2002, năm 2004 tăng 0.8% so với năm 2003, năm 2005 tăng 9.05% so với năm 2004. Ta có thể thấy năm 2005, tăng cao nhất với tỷ lệ bồi thường/ Doanh thu phí là 22.95%, đây một phần do công tác đề phòng hạn chế tổn thất đã đi xuống và có dấu hiệu lơi lỏng . Nhưng mặt khác là trong năm 2005, liên tục xảy ra các vụ cháy lớn, tình hình rủi ro khó kiểm soát, kéo theo tổn thất gia tăng. Bên cạnh đó cũng do chi bồi thường của PJICO những năm gần đây giảm dần, cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 5: Chi đề phòng hạn chế tổn thất ở PJICO Đơn vị: Triệu Đ Năm 2001 2002 2003 2004 2005 DT phí 13586 14464 19978 24079 36316 Chi ĐP - HCTT 375.1 418.5 582 690.3 932.3 Tỷ lệ chi đề Phòng HCTT (%) 2.76 2.89 2.91 2.86 2.56
Tỷ lệ chi Đề phòng hạn chế tổn thất tăng dần từ năm 2001 đến năm 2003 nhưng lại giảm dần. Năm 2001, tỷ lệ này là 2.76% tăng thêm 0.5% năm 2003 nhưng lại giảm 0.35%, và năm 2005 là 2.56%. Nhìn vào số liệu tuyệt đối thì chi đề phòng và hạn chế tổn thất liên tục tăng đều đặn qua các năm : năm 2002 tăng thêm 43.2 trđ so với năm 2001, năm 2003 tăng thêm 163.5 trđ so với năm 2002 và năm 2005 tăng thêm 243 trđ so với năm 2004. Như vậy, Công tác đề phòng hạn chế tổn thất vẫn được Công ty quan tâm.
Tuy nhiên, qua phân tích trên cũng phải thấy hiệu quả của công tác đề phòng hạn chế tổn thất vẫn còn thấp, do vậy để giảm số tiền bồi thường, kéo theo tăng hiệu quả kinh doanh, Công ty cần chú trọng công tác này nhiều hơn trong thời gian tới.