BẢN CHÀO PHÍ BẢO HIỂM CHÁY

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn ở PJICO (Trang 35 - 38)

II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Cháy.

BẢN CHÀO PHÍ BẢO HIỂM CHÁY

LOẠI HÌNH BẢO HIỂM : BẢO HIỂM CHÁY

NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM :………

ĐỊA CHỈ :

NGHÀNH NGHỀ SXKD :………

TÀI SẢN THAM GIA BH :………

ĐỊA ĐIỂM :………

STBH :………

THỜI HẠN BẢO HIỂM : 12 tháng từ ngày….đến ngày….

CÁC RỦI RO ĐƯỢC BẢO HIỂM : ………..

MỨC KHẤU TRỪ :………VNĐ/ mỗi vụ tổn thất TỶ LỆ PHÍ :……… PHÍ BẢO HIỂM :……… THUẾ VAT :……… TỔNG PHÍ BẢO HIỂM :………

ĐƠN BẢO HIỂM :………

CÁC ĐIỀU KHOẢN BỔ SUNG :………

(NẾU CÓ)

- Trường hợp sau khi phân tích đánh giá rủi ro hoặc vì một số yêu cầu nào đó không thoả mãn thì khai thác viên thông báo bằng văn bản từ chối nhận bảo hiểm cho Người yêu cầu bảo hiểm.

- Phí bảo hiểm đã chào cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thì tuỳ từng trường hợp, người khai thác viên phải hỏi ý kiến của lãnh đạo, có thể cùng lãnh đạo xắp xếp một cuộc gặp trực tiếp với khách hàng để đàm phán và tính toán lại phương án chào phí cho phù hợp.

Đây là bước rất quan trọng vì trong thực tế không phải lúc nào mức phí bảo hiểm mà PJICO mang chào khách hàng cũng chấp nhận ngay, đặc biệt im hoàn cảnh trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh có thể đưa ra mức phí thấp hơn để lôi kéo khách hàng . Do vậy cán bộ khai thác cần xem xét lại một số yếu tố như hồ sơ số liệu về khách hàng, phí của nhà tái bảo hiểm, chính sách khách hàng để đưa ra một mức phí phù hợp vừa đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm của khách hàng, vừa đảm bảo quyền lợi của công ty.

Chỉ chấp nhận khi khách hàng đồng ý với mức phí mà công ty PJICO đưa ra.

4) - Nhận yêu cầu bảo hiểm chính thức, thương thảo hợp đồng.

Nếu khách hàng chấp nhận Bản chào phí thì đề nghị họ gửi Giấy yêu cầu bảo hiểm chính thức. Giấy yêu cầu bảo hiểm là một bằng chứng và là cơ sở pháp lý thể hiện ý chí của khách hàng về việc đồng ý tham gia bảo hiểm và là một bộ phận cấu thành của Hợp đồng bảo hiểm.

Người tham gia bảo hiểm gửi Giấy yêu cầu bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt theo mẫu của công ty PJICO.

5) - Cấp đơn bảo hiểm, thu phí bảo hiểm.

Sau khi nhận được Giấy yêu cầu bảo hiểm chính thức, cán bộ khai thác có thể cấp đơn bảo hiểm cháy cho khách hàng nhưng phải tuân theo các quy định sau:

- Việc cấp Đơn bảo hiểm bao gồm Đơn( Quy tắc ) bảo hiểm, Giấy chứng nhận, các điều khoản bổ sung( nếu có), danh mục tài sản được bảo hiểm, thông báo th phí ( khi trao Đơn bảo hiểm cho khách hàng phải có ký nhận của khách hàng đã nhân đơn). Trong trường hợp khách hàng không xác định bằng văn bản chấp nhận bảo hiểm thì cấp Giấy chứng nhận phải có chỗ để hai bên cùng ký.

- Việc ký Hợp đồng bảo hiểm và ký Giấy chứng nhận bảo hiểm tuân thủ theo quy định, phân cấp của công ty ban hành. Trường hợp STBH vượt quá mức phân cấp bảo hiểm cho chi nhánh thì trước khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng cần gửi hồ sơ lên công ty xem xét và quyết định. Chỉ khi công ty thông báo đã thu xếp tái bảo hiểm xong thì mới được trao Giấy chứng nhận bảo

hiểm và danh mục tài sản bảo hiểm cho khách hàng. Hồ sơ gửi cho công ty bao gồm:

+ Giấy yêu cầu bảo hiểm. + Danh mục tài sản bảo hiểm. + Phiếu điều tra rủi ro.

+ Bản tính phí bảo hiểm

- Trong mọi trường hợp, hợp đồng bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm có sửa đổi bổ sung phải được Giám đốc chi nhánh hoặc Tổng Giám đốc công ty ký duyệt.

- Mã số, ký hiệu của Hồ sơ bảo hiểm (Giấy chứng nhận, Quy tắc, sửa đổi bổ sung,…) được lập theo mã nghiệp vụ Cháy và Tài sản được quy định trong Quy định số 206/BHTS ngày 3 tháng 3 năm 1997 của công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX.

5.1) Báo tái bảo hiểm .

Thu xếp tái bảo hiểm theo quy định của công ty.

* Đối với các dịch vụ có số tiền bảo hiểm tham gia trên 8 triệu USD phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời theo quy định tái bảo hiểm hàng năm của công ty thì sau khi đã thu xếp tái bảo hiểm xong mới được phép cấp đơn(đối với văn phòng công ty và các phòng nghiệp vụ khai thác chéo ) phải trao hồ sơ hoặc cho cán bộ chuyên trách phụ trách các vấn đề tái bảo hiểm và các bộ phận liên quan trong vòng 24h và hoặc phải gửi fax ngay trong ngày về văn phòng công ty. Nếu cần, các đơn vị khai thác phải sẵn sàng cung cấp thêm các hồ sơ liên quan như sơ đồ công nghệ, sơ đồ mặt bằng, phương án thi công, phương án PCCC, các câu hỏi phụ về rủi ro bão lụt,…

* Đối với các dịch vụ khai thác thuộc pham vi điều chỉnh của Quy định tái bảo hiểm hàng năm của công ty thì các Phòng nghiệp vụ của phòng khai thác chéo phải lập bản kê khai theo quy định báo tái bảo hiểm gửi về phòng nghiệp vụ Tài sản – Hoả hoạn theo định kỳ hàng thàng hàng quý.

* Các đơn vị hoặc các phòng khai thác chéo không được tái bảo hiểm trực tiếp cho dòng tái bảo hiểm của công ty mà phải báo cáo phòng nghiệp vụ gốc của công ty – Phòng Tài sản – Hoả hoạn, để phòng bảo hiểm Tài sản – Hoả hoạn

kiểm tra và có trách nhiệm báo cáo phòng Tái bảo hiểm công ty và thu xếp tái bảo hiểm.

5.2) Thông báo thu phí:

- Sau khi cấp Đơn bảo hiểm phải phát hành Thông báo thu phí và theo dõi thu phí của dịch vụ đó. Tiến trình và thời hạn thu phí phải được thông báo đồng thời cho phòng Kế toán và Phòng Tái bảo hiểm biết để phối hợp thanh toán phí.

- Nếu dịch vụ có môi giới không có văn phòng đại diện tại VN thì phải thu đủ thuế doanh thu môi giới theo quy định của Bộ Tài chính và Công ty hướng dẫn.

- Trong trường hợp giá trị bảo hiểm đăng ký một loại tiền mà phí thu bằng tiền phải có ý kiến thống nhất với Phòng Tài chính Kế toán. Trong mọi trường hợp nếu không cấp sửa đổi bổ sung với nội dung như trên thì đều phải báo cáo phòng nghiệp vụ công ty để phối hợp xử lý hoặc xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo công ty.

6) – Theo dõi, tiếp nhận giải quyết mới và lưu hồ sơ.

Theo dõi đối tượng bảo hiểm là công việc hết sưc cần thiết nó giúp nhà bảo hiểm nắm bắt được thông tin về đối tượng bảo hiểm như sự thay đổi mức độ rủi ro của tài sản được bảo hiểm, tình hình thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất của người tham gia bảo hiểm … để từ đó có những biện pháp điều chỉnh xử lý kịp thời.

- Trong thời hạn bảo hiểm các cán bộ khai thác phải thường xuyên thăm nom liên hệ với khach hàng để theo dõi dịch vụ tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đồng thời kịp thời bao cáo thông tin phát sinh như Tăng STBH, thay đổi địa điểm đối tượng bảo hiểm,…

- Trong trường hợp có sự thay đổi, sửa đổi bổ sung về các vấn đề liên quan đến Đơn bảo hiểm thì các cán bộ khai thác phải kịp thời báo cáo lên lãnh đạo.

- Theo dõi nhắc nhở khách hàng tái tục bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn ở PJICO (Trang 35 - 38)