HÌNH ẢNH – NHẠC ĐIỆU TRONGTHƠ HOÀNG CẦM
3.2.1. Nhạc tính trongthơ
Người xưa nói: Trong thơ có họa và có nhạc. Thực vậy, thi ca, nhờ khả năng kỳ diệu của ngôn từ, đã không vấp phải những trở ngại, những hạn chế trong sự
tượng của người đọc, người nghe bằng mọi hình thức: nhìn, nghe, cảm ,nghĩ… Biêlinxky vì thếđã viết : “Thơ ca là một loại nghệ thuật cao. Bất cứ một loại nghệ
thuật nào khác, trong sự sáng tạo của nó, cũng đều bị hạn chế bởi thứ vật liệu trong
đó nó biểu hiện… Còn thơ ca thì diễn tả bằng ngôn ngữ tự do của con người, mà ngôn ngữ thì vừa là bản nhạc vừa là bức tranh, vùa là một quan niệm rõ rệt. Cho nên, thơ ca bao hàm mọi yếu tố của các nghệ thuật khác, nó tựa hồ như bao trùm tất cả mọi phương tiện cấp riêng cho mỗi nghệ thuật khác” [79, tr.61].
Quả vậy, thơ là cuộc đời, là hiện thực nhưng trước hết, thơ là thơ. Đó là một thể loại ngắn gọn, xúc tích, có vần điệu, có sự phối hợp âm thanh, kết cấu, có những hình tượng nghệ thuật độc đáo.
Suy nghĩ về đặc trưng ngôn ngữ thơ, nhà văn Nguyễn Đình Thi viết: “Ngôn ngữ thơ đến từ nơi ngọn nguồn của nó, như tia lửa bay lên từ tâm hồn con người
đang xúc động, như chiếc lá non vừa từ chồi nụ nở ra. Mỗi từ như một viên ngọc nguyên thủy, mỗi giọt ánh sáng, và câu thơ như dòng nước nguồn trong suốt. Tiếng nói trong thơ là tiếng nói đầy âm nhạc, tiếng nói có nhịp điệu – nhịp điệu những âm thanh vật chất của tiếng nói con người, và nhịp điệu của những ý nghĩ, cảm xúc, hòa quyện nối tiếp nhau” [127, tr.9].
Voltaire có lần nói: “Thơ là nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn quãng
đại và đa cảm” [Dẫn theo 52, tr.190]. Lê Đình Diên khi nói về mối quan hệ giữa thơ
và nhạc đã khẳng định: “Thơ là sự biểu hiện của nhạc, thanh là sự hỗ trợ của thơ” [52, tr.194].
Theo Chế Lan Viên: “Thơ là bước đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thơ
sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thơ dễ làm say đắm lòng người song lại dễ nông cạn… Nhà thơ nếu giữ được thế bình quân giữa hai phương diện
ấy, thơ sẽđọng sâu trong hồn người” [Dẫn theo 52, tr.199]. Mối quan hệ giữa ý và nhạc, theo Chế Lan Viên, là mối quan hệ tương hỗ, cái này thúc đẩy cái kia và ngược lại.
Thơ tức là nhạc điệu và âm thanh vốn có năng lực diễn tả tình ý. “Thiếu nhạc
điệu, thơ như là thứ văn xuôi trá hình, cũng như không hương không sắc, hoa nào còn gọi là hoa?” [78, tr.93]. Người xưa thường nói: “Cầm kỳ thi họa”, “thơ ca” hay “thơ nhạc”… Giữa thơ và nhạc rõ ràng có mối quan hệ, hay nói cách khác trong thơ
có nhạc, lời thơ có chứa nhạc tính. Cũng bởi có mối quan hệấy mà trong lĩnh vực sáng tác, người ta thường phổ nhạc vào thơ hay phổ thơ vào nhạc. Nhạc tính trong thơ biểu hiện qua nhiều khía cạnh: thanh điệu, vần điệu, nhịp điệu…
Bàn về mối quan hệ giữa yếu tố âm nhạc trong thơ ca với âm nhạc trong âm nhạc, Lâm Vinh viết: “Nhạc điệu trong thơ ca và trong âm nhạc có cùng một người gốc âm thanh trong ngôn ngữ con người. Chúng có sự tuơng đồng ở sự truyền cảm trực tiếp, mạnh mẽ, tác động trước hết vào cảm giác, gây ra những phản ứng rất nhanh, rất nhạy trong tâm sinh lý con người, một cơ cấu truyền cảm gồm những yếu tố như độ cao, độ dài, độ mạnh, màu âm… Tính nhạc ấy là phần quan trọng làm lên cái hồn dân tộc trong thơ” [149, tr.58-59].
Thực vậy, yếu tố nhạc trong thơ có vai trò đặc biệt quan trong trong việc thể
hiện tiếng nói tâm hồn thi nhân. Từ xưa, người ta đã ý thức được tính biểu cảm của ngôn ngữ, vì thế họ có lối nói có vần, có nhịp, ngâm thơ, ngâm vịnh. Người nghệ sĩ
nếu biết pha trộn hài hòa các thanh bằng trắc sẽ thu được chất nhạc trong thơ mình.
Đó là một phương diện đặc biệt trong nghệ thuật sáng tạo của thơ ca.
Tiếng Việt vốn rất giàu nhạc điệu, ở đó, “các thanh bằng và trắc với các dấu huyền, hỏi, ngã, nặng, sắc tạo cho ngôn ngữ một nhạc điệu uyển chuyển, thanh thoát. Nhạc trong thơ cổ được tổ chức trong khuôn khổ của cấu trúc thơ cách luật. Trong thơ tư do, nhạc điệu liên kết từ nhiều yếu tố, âm thanh của từ, tiết tấu, cú pháp thi ca” [54, tr.6]. Một trong những yếu tố tạo cho tiếng việt có tính nghệ thuật là nhờ yếu tố nhạc tính của ngôn ngữ. Tiếng Việt thường có vần điệu, nhịp điệu, tiết tấu, âm thanh. Xuất phát từđặc điểm đó mà tiếng việt được xem là “tiếng chim ca”, “tiếng dân ca”. Thực vậy, “Tiếng Việt là một thứ tiếng chứa rất nhiều âm hưởng và
đủ năng lực diễn tả được tất cả những tình cảm phức tạp trong lòng người” [78, tr.95].
Trong thơ cũ, ý nghĩa của thơ được tạo từ những nghĩa hầu hết có sẵn ở các từ còn tính nhạc của thơ được tạo ra bằng âm thanh những từđược lựa chọn, sắp đặt cốt sao khuôn theo những thi điệu có sẵn. Âm thanh và ý nghĩa trong thơ cũ, do vậy bị tách ra hai hướng khác nhau. Nội dung thơ vì thế mà “tầm thường” và nhạc điệu thơ thì “trống rỗng” – theo Hoài Thanh. Trong thơ mới, bằng phép dùng từ mới, bằng phép đặt câu riêng, mới và đặc biệt là bằng nhạc điệu thơ, nhà thơ tạo ra những hàm nghĩa cho từ, cho thơ. Ởđó, âm thanh của từđược đưa vào tiết tấu nhằm biểu hiện nhạc điệu tâm hồn của nhà thơ. Nội dung thơ vì thế mà tinh tế và độc đáo. Sự quan tâm đến yếu tố nhạc điệu trong thơ khiến thi phẩm càng giàu tính thẩm mĩ
và và xích lại gần nhau nhiều tâm hồn đồng điệu. Dễ hiểu vì sao những tuyệt tác thơ
ca thường là những thi phẩm mang tính nhạc cảm. Tiêu biểu như Nhị hồ, Nguyệt cầm của Xuân Diệu, Buồn đêm mưa của Huy Cận, Sưong rơi của Nguyễn Vỹ, Tiếng
sáo Thiên Thai của Thế Lữ hay Lá Diêu Bông, Quả Vườn Ổi… của Hoàng Cầm… Bài thơ thực chất là một kết cấu âm nhạc. Mỗi thể thơ có một mô hình âm luật với vần điệu, nhịp điệu riêng. Nói về tính nhạc trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên viết: “Phong cách dân tộc của Tố Hữu thể hiện ở chỗ thơ anh giàu chất nhạc, anh nắm rất vững các âm điệu, vần điệu của dân tộc” [Dẫn theo 149, tr.60]. Xuân Diệu thì nói về thơ của Nguyễn Du: “thơ Nguyễn Du tập trung vào tâm tình, tạo ra hình tượng và rất chú ý đến nhạc, đến điệu” [Dẫn theo 149, tr.60].
Cũng một đề tài nhưng mỗi thời đại thơ ca có cách nói, giọng nói riêng. Và mỗi nhà thơ trong bản hòa tấu chung của thời đại lại tạo cho mình một sắc điệu riêng, giọng điệu riêng. Từ xưa, các nhà thơ cổđiển đã nhận ra: thi trung hữu họa,
thi trung hữu nhạc. Bấy giờ, khái niệm thanh văn đã được chú trọng như các khái niệm hình văn và tình văn. Bởi ý thức được tầm quan trọng của “thanh văn” mà người làm thơ luật Đường đã tuân thủ những yêu cầu rất chặt chẽ về thanh vận. Dù vậy, trong thơ cổ điển, việc tổ chức bài thơ theo sự dìu dắt của âm nhạc vẫn chưa
được đặt ra. Phải đến thơ mới, tố âm nhạc mới thực sự trở thành chuẩn mực cao nhất của cái đẹp trong thơ. Nếu cho rằng quá trình sáng tác của người nghệ sĩ là cuộc hành trình đi tìm cái đẹp thì cái đẹp đó thể hiện ở sự hội tụ thế giới âm nhạc trong thơ ca. Theo đó, âm nhạc trở thành đặc trưng nỗi bật, là nhịp mạnh của thơ
mới.
Nói đến tính nhạc trong thơ phải kể đến những tài thơ như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Huy Cận và Hoàng Cầm. Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư, âm hưởng mới nhẹ nhàng, thanh thoát làm sao. Như bản nhạc tuyệt diệu, tác phẩm của ông được xem là nhà “thẩm âm” bậc nhất trên thi đàn. Buồn đêm mưa của Huy Cận thì đem lại cảm giác nặng nặng, buồn buồn mà lẻ loi, hiu hắt… Tiếng mưa đều đều thanh thoát từng giọt trong lòng thi nhân khiến ta cảm nhận được sự chán nản, u hoài trong hồn ông:
- Đêm mưa làm nhớ không gian Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la. Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nằng nặng nghe ta buồn buồn. Nghe đi rời rạc trong hồn
Những đêm xa vắng dặm mòn lẻ loi. Rơi rơi… dìu dịu, rơi rơi…
- Tiếng địch thổi đâu đây, Cớ sao nghe réo rắt?
Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt. Mây bay… gió quyến… mây bay,
Tiếng v…i v…út như khuyên van như dì…u dặt. Như h…ắt h…iu cùng h…ơi gi…ó h…eo may.
(Thế Lữ, Tiếng trúc tuyệt vời)
Thế Lữ bằng ngòi bút tài tình và một tâm hồn rộng mở, đã đem đến cho đời một tiếng thơ êm ái đến lạ lùng, đọc lên như thấy mát mẻ, êm dịu cả tâm hồn. Những Tiếng sáo Thiên Thai, Tiếng trúc tuyệt vời của thi nhân khiến ta tưởng như
nghe thấy, “trông thấy” được những âm thanh diều dặt, trầm bổng khi lên khi xuống, khi theo con hạc trắng vút lên tận từng mây, khi uốn mình nhảy múa trong không như người ngọc nữ, khi lại là là trên ngọn cây hay lướt bên bờ suối” [78, tr.105]. Ý nghĩa vẻđẹp của những bài thơ không chỉ biểu hiện qua hình ảnh, từ ngữ, mà toát lên từ thanh âm của tiếng lòng thổn thức.
Nghiên cứu những dòng thơ lục bát của Tố Hữu và Nguyễn Du hay những câu lục bát trong văn học dân gian, ta nhận ra những quy luật về hòa âm và hòa thanh trong việc xây dựng một hệ thống hòa âm và hòa thanh đồng dạng, có tính kế
thừa, tính truyền thống và có tính cách tân. Đó chính là hệ thống các âm bằng, trắc trong dòng sáu chữ và dòng tám chữ trong tương quan với dòng sáu.
Tản Đà mơ mộng, đa tình với những câu thơ của từ khúc, ca trù, phong thi, những thểđiệu dân gian. Trong những thểđiệu ấy, ngôn ngữ thơ của ông cổđiển và tài hoa song cũng in đậm dấu vết ngôn ngữ dân gian. Cũng vậy, Thơ Nguyễn Bính say lòng độc giả bởi những bài thơ mang thểđiệu dân gian, theo lối dân ca, ca dao, giao duyên, tình tứ, mà giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói chốn thôn quê...
Hình ảnh và âm thanh nếu được kết hợp một cách tài tình, tiếng thơ sẽ trở
nên độc đáo, đặc sắc. Trong câu thơ Đoàn Thị Điểm, tiếng trống và ánh trăng như
hòa lẫn vào nhau: Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt; câu thơ Hồ Chủ tịch, tiếng suối và ánh trăng cũng như hòa làm một: Tiếng suối trong như tiếng hát xa - Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Tính nhạc trong văn học không chỉ thể hiện ở sự miêu tả âm thanh, mà còn tồn tại ngay trong bản thân ngôn ngữ. Nguyễn Phúc vì thếđã viết: “Mỹ cảm về tính nhạc qua cái trầm bổng của thanh điệu, cái khoan nhặt của tiết tấu trong ngôn ngữ là
dàng, dồn dập, vang dội hay bay bổng… chỉ khi nào cách tổ chức âm thanh phù hợp với nội dung được biểu dạt cũng dịu dàng, dồn dập, vang dội, bay bổng. Khi ấy, thơ được xem là có tính nhạc.
Thơ vốn bắt nguồn từ cuộc sống, là ngôn ngữ bình thường trong cuộc sống nhưng từ một góc độ nào đó nó mang tính âm nhạc. Việc nghiên cứu nhịp điệu, ngữ điệu của thơ, theo đó rất cần thiết. Dù vậy, lâu nay, trong nghiên cứu thơ, người ta chưa chú ý nhiều đến tính nhạc của thơ. Tuy nhiên, nghiên cứu thơ nếu chỉ chú ý
đến mặt âm thanh mà không quan tâm đến yếu tố ngữ nghĩa thì sự nghiên cứu cũng không trọn vẹn, đúng đắn.
Trước đây, những người trong nhóm Xuân Thu nhã tậpđã có xu hướng tuyệt
đối hóa vai trò của tính nhạc trong thơ: “Một bài thơ là do sự phối hợp những âm thanh, chữ, hình ảnh biểu hiện, theo những niêm luật rõ rệt hay tiềm tàng để khơi nguồn lưu thông cái run rẩy huyền dịu của thơ” [Dẫn theo 53, tr.155]. Họ nhấn mạnh: “Rung động có lan trên cánh nhạc mới thực hiện Thơ. Và hồn thơ có lưu thông trên khí nhạc mới bắt kịp Đạo, cái đệ nhất nguyên lý, cái lẽ phải cuối cùng” [53, tr.155]. Chính quan niệm ấy khiến họ viết nên nhiều câu có những nét âm thanh kỳ lạ và nội dung mờ mịt.
Theo Viên Mai, trong Tùy viên thi thoại, từ xưa người ta đã chú ý đến vai trò của nhạc điệu trong thơ. Trong bốn điều Ngu Thuấn nói về cách làm thơ: “thơ ngôn chí”, “ca vĩnh ngôn”, “thanh y vĩnh” và “luật hòa thanh” thì hai điều sau là thuộc về
nhạc điệu trong thơ. “Luật hòa thanh” gồm nhiều điều nhưng trong đó việc tổ chức nhịp điệu, vần và ngữđiệu trong thơ là tất yếu. Sự hài hòa về âm thanh làm hiện ra tứ thơ trong khi sử dụng từ ngữ, hình ảnh, là kết quả của “luật hòa thanh”.
Phân tích yếu tố nhạc điệu trong thơ, nhà thơ Lê Đức Thọ cho rằng: Cần chú ý đến nhạc bên ngoài và nhạc bên trong, trong đó, nhạc bên trong là rất quan trọng. Thực vậy, chính nhờ có nhịp diệu bên trong tâm hồn nhà thơ mà tiếng thơ không trở
nên sáo rỗng và đọng lại sâu trong lòng người đọc. Nhạc trong thơ tạo độ súc tích, tạo sinh khí cho thơ. Nhạc bên ngoài biểu hiện qua yếu tố ngôn từ, ở cách tổ chức nhịp điệu, vần điệu, ngữ điệu trong thơ. Còn nhạc bên trong thuộc về tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ, là niềm vui, nỗi buồn, sự bâng khuâng xúc động…, là nhịp tim, nhịp thở của người làm thơ. Nhạc bên ngoài là hình thức, là sự thể hiện nhạc
điệu tâm hồn nhà thơ bằng hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, qua cách dùng từ, đặt câu, tổ
chức nhịp điệu, vần và ngữđiệu. Đoạn thơ dưới đây trích trong Tống biệt hành của Thâm Tâm:
Đưa người/ ta/ không đưa qua sông Sao/ có tiếng sóng/ở trong lòng
Nắng chiều/ không thắm/ không vàng vọt Sao/ đầy hoàng hôn/ trong mắt trong
(Thâm Tâm,Tống biệt hành)
Nhạc bên ngoài biểu hiện ở cách gieo vần (vần ong, ông, ăng) và ở nhịp điệu câu thơ. Và nhạc ở bên trong toát lên từtiếng sóng ở trong lòng, hoàng hôn trong mắt trong, ở những tình ý sâu kín gửi trong lời thơ. Sự hòa điệu hai chất nhạc ấy tạo nên giai điệu da diết buồn thuơng, sự bâng khuâng, lưu luyến, nỗi băn khoăn, trăn trở... Nhạc bên ngoài và bên trong giống như nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ vậy. Từ nhạc bên ngoài ta có thể thâm nhập tìm ra nhạc bên trong của bài thơ.
Tóm lại, không phải là âm nhạc, mà bằng cách riêng của mình, văn học mô tả được vẻđẹp của âm thanh. Ngôn ngữ thơ ca và ngôn ngữ âm nhạc có những nét tương đồng, và hiển nhiên, cũng có những điểm khác biệt. Chúng đều có sự hòa âm, có quãng cách giữa các nhịp, độ dài ngắn của các âm. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ
thơ, quãng cách ấy không xác định rõ ràng như trong âm nhạc. Một câu thơ có thể
ngắt nhịp theo nhiều cách khác nhau, biểu hiện những khía cạnh nội dung và giá trị
thẩm mỹ khác nhau. Trong thơ, sự phân bố độ dài ngắn của các âm trong từ cũng không có sự chính xác cố định như trong âm nhạc. Việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ
cần chú ý đến tính âm nhạc trong nó, chú ý đến sự đan chéo của ngôn ngữ và âm nhạc trong thơ, và chú ý cách khai thác, đánh giá chất nhạc trong thơ khác với chất nhạc trong nhạc phẩm.
Nghiên cứu, tìm hiểu, phát hiện cái hay, nét đẹp của một tác phẩm thơ, không thể không bàn đến chất nhạc tiềm ẩn trong nó. Khi ấy, thi phẩm mới được chiếm lĩnh một cách trọn vẹn cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Đó là điều mà