Quê hương Kinh Bắc trongthơ Hoàng Cầm

Một phần của tài liệu Hồn- Tinh - Hình _ Nhạc trong thơ Hoàng Cầm (Trang 115 - 129)

HÌNH ẢNH – NHẠC ĐIỆU TRONGTHƠ HOÀNG CẦM

3.1.2.1. Quê hương Kinh Bắc trongthơ Hoàng Cầm

Thơ Hoàng Cầm hiện rõ một không gian Kinh Bắc sống động, diệu kỳ.

Đương nhiên, đó “không phải là thứ không gian tĩnh của một bức tranh phong tục, lịch sử, mà là không gian của sự vĩnh cửu, nằm ngoài mọi thời gian lịch sử, thể hiện một Kinh Bắc bất tử trong tâm tưởng ông và cũng sẽ bất tử trong thơ ông” [66, tr.54-55]. Trên nền không gian ấy, hình ảnh dòng sông Kinh Bắc, núi đồi Kinh Bắc, chùa chiền, lăng miếu, hội hè Kinh Bắc… hiện ra trong ánh nhìn và trong nét vẽ tài hoa, đầy sáng tạo. Cũng trên nền không gian ấy, người đọc cứ thấy thấp thoáng bóng dáng cô gái quê Kinh Bắc thuở nào, duyên dáng, tình tứ, đẹp đến say người.

Từ những làng mạc xanh tươi, trù phú, những dòng sông Kinh Bắc: sông Thương, sông Đuống, sông Cầu… chảy qua trang thơ Hoàng Cầm, bỗng trở nên có hồn, có tâm trạng và chất chứa nỗi niềm. Từ tên gọi, mỗi dòng sông như đã mang

hồn quan họ, được chuyển hóa tuyệt diệu trong ý thơ, những dòng sông thơ đẫm màu Kinh Bắc cứ lặng lờ, quanh co trôi để rồi thấm mãi trong lòng người bao nỗi nhớ, niềm thương, bao suy tư, trăn trở… Trong thơ Hoàng Cầm, mỗi dòng sông, mỗi khúc sông đều hằn rõ một tâm trạng, đều gắn với những kỉ niệm và mang một

ẩn ức nào đó.

Trở đi trở lại nhiều nhất trong thơ Hoàng Cầm và nhiều áng thi ca khác là hình ảnh dòng sông Cầu trữ tình, thơ mộng. Sông Cầu hay còn gọi là Nguyệt Đức hoặc Phú Lương, một dòng sông rộng và sâu, chảy êm đềm qua những cánh đồng bằng phẳng, xóm làng đông đúc. Trước khi hòa vào sông Đại Than ở Gia Lương, dòng sông này chảy qua một vùng quan họ rộng lớn: Hiệp Hòa, Yên Phong, thị xã Bắc Ninh, Quế Võ. Mang theo sắc màu Kinh Bắc trong lời quan họ, dòng sông thơ

có vắng lạnh vẫn đầy hứa hẹn khi đôi mảnh hồn thơ cứ mãi đuổi tìm nhau trong cơn mê khát cháy và nỗi nhớ nhung cứ thẳm đầy trong ánh mắt dõi tìm nhau:

Có mấy dòng sông vòng chảy ngược Mà em xuôi mãi xuống Tào Khê

Đến đâu là cõi không đầy ải

Đôi mảnh hồn thơ lạc lối về(…)

Thôi đợi sang chiều sương rủ khói Lơ thơ che mặt thẹn sông Cầu Một lời Quan họ bay lên dốc Anh biết ngồi đâu, em đứng đâu

[Một lời Quan họ, 6, tr.283].

Lần tìm về Kinh Bắc, tìm về những ngày xưa chất đầy kỉ niệm để được hội ngộ và để thỏa lòng ước mong được dệt cuộc đời bằng những trang thơ, dẫu là thực hay là những cơn mơ u huyền. Về Kinh Bắc còn để không lỗi hẹn, lời hẹn thề rất

đỗi thiêng liêng: Em hẹn anh cuối tháng giêngEm về Kinh Bắc quê thiêng thơ

mình [Tháng giêng đi chậm, 6, tr.283]; và để thấm thía cái tình quê sâu lắng, thiết tha:

Thờ ơ lắng đọng quê nhà

Những sương buông khói mờ xa sông Cầu [Thờơ, 6, tr.294]

Vẻ đẹp con sông Cầu cứ thoảng nhớ thoảng quên, chập chờn ẩn hiện trong tiềm thức Hoàng Cầm để mặc bao nỗi niềm như những con sóng cứ xô đẩy nhau, mãi hoài, không dứt: Thơ xô sóng đẩy xạt bờ xót thương. Dòng sông thơ giờ là dòng sông tâm trạng ngả nghiêng nỗi nhớ, niềm thương, khoảnh vui, khoảnh buồn lặng giữa những giọt đau. Dẫu thế nào, bóng sông Cầu hiện lên vẫn rất đẹp.

Con sông quê hương đẹp đâu chỉ nhờ những tính ngữ, người thi sĩ tài hoa còn khéo léo khoác lên nó tấm áo huyền sử với những dòng ký ức xa xôi: Gấm sông Cầu khoác lại áo ngày xưa. Ý thơ thật đẹp nhưng có lẽ còn đẹp và hấp dẫn hơn khi dập dờn trong nó những điệu lý huê tình quan họ:

Lý cây đa… Lý huê tình Nguyệt cầm ngại gẩy… Dỗ dành ai ca

Người ơi người ở… Hay là…

[Thể phách tinh anh, 6, tr.281].

Lời quan họ quen thuộc: Người ơi, người ở… đừng về thổn thức lòng người bao tháng năm giờ được khép lại bằng một từ lấp lửng trong câu thơ Hoàng Cầm:

Người ơi, người ở … Hay là. Câu thơ lại được buông bằng dấu ba chấm đã tạo nên một khoảng lặng đầy sức gợi không dễ bằng lời mà nói hết; và cái tình ý lặn sâu trong ấy hẳn là lời trái tim, là nhịp tâm hồn của những đôi lứa lúc hẹn hò, yêu thương. Những câu ca như thế sẽ còn ngân lên mãi, vang xa mãi dưới ánh trăng lung linh, bên dòng sông hữu tình, bởi bờ sông, bến sông chẳng bao giờ thôi là nơi hò hẹn của lứa đôi:

Trăng khuya các bờ sông Chụm sao mai soi hai mái đầu

[Thi hát đúm, 6, tr.165].

Điều ấy, xét ra cũng bình thường mà sao nghe đẹp như là cổ tích – một cổ

tích dịu êm được ru trong miền Quan họ:

Lông ngỗng trải bờ lau Sông Cầu xuôi bến Hát

[Gió ông ngỗng, 6, tr.114]

Nhuốm màu cổ tích, như tuổi thơ Hoàng Cầm ở đó, ngòi Đa Mai lượn quanh

đồi Như Thiết rồi rót vào dòng sông Thương. Sông Thương nước chảy đôi dòng, bên đục bên trong là do nước ngòi Đa Mai phù sa lúc nào cũng đỏ mà dòng chảy

sông Thương thì mạnh nên sớm đã chẳng hòa. Dòng sông mang tên chữ Nhật Đức

ấy chẳng hiểu sao lại giống với cõi lòng u uẩn của thi nhân. Nhà thơ vì thế có cách cảm và viết về sông Thương rất lạ: Em vắt quả cam vàng đầu ngọn sông Thương. Nét giản dị, hiền hòa đượm nỗi buồn man mác của dòng sông quê trong thi phẩm Bàng Bá Lân: Non nước sông Thương kỳ thú lạ - Một trời hiu hắt gió đưa chân

(Trên đường quê một ngày tất niên) ; hay Anh Thơ : Nắng hè đỏ hoa gạo - Nước sông Thương trôi nhanh (Tiếng chim tu hú) rõ ràng ít thấy trong thơ Hoàng Cầm.

Con sông Thương trước nay để thương, để nhớ cho biết bao người. Bên bờ

sông này, bao cuộc chia ly, tiễn biệt đã diễn ra, người đi kẻở lòng đầy quyến luyến, xót xa, ngậm ngùi. Những nỗi niềm ấy người xưa gửi lại trong nhiều câu ca dao để

mong nhận được sự cảm thông, thấu hiểu của người đời. Đến lượt mình, Hoàng Cầm đã chẳng giấu niềm xúc cảm dâng trào khi lặng nhìn dòng sông:

Song song có gặp bao giờ

Hai dòng lệ chảy, hai bờ sông trôi [Gọi đôi, 6, tr.233]

Thả hồn mình dọc theo con nước, thi nhân thấy lòng ấm lại, tưởng nhưđang cùng người thương đi giữa chiều ngát hương thơ mộng:

Đi dọc chiều sông Thương Ngập ngừng sương khói lạnh Nỗi ai xa quê quạnh

Càng gần nhau càng thương

[Sông Thương…thương, 6, tr.395]

Dòng sông trữ tình hóa thành em nghe dễ thương và đáng yêu đến lạ: Chảy em về biển nhớ - Trôi anh vào hư không (…); Em lẽo đẽo mờ xanh - Xa dần anh mỗi bước… Yêu con sông quê là thế nên thi nhân luôn viết về dòng sông bằng tình cảm thiết tha, sâu đậm và bằng những tứ thơđộc đáo:

Chợt nghe sông cạn bao giờ

Đắng cay đứng sững mấy bờ nhân duyên

Thôi em! Cỏ mịn chân đê

Anh đưa em nhẹ gót về xanh xưa

[Xanh xưa, 6, tr.242]

Trước những câu thơ như thế, người đọc không còn nhận ra đâu là dòng sông thực, đâu là dòng sông tâm tưởng nữa. Lẽđương nhiên, ý thơ chỉ được cảm thụ trọn

vẹn trong sự hòa quyện, gắn bó sâu sắc ấy. Sự phân tích nếu đem tách bạch rành rẽ

cảnh và tình ởđây sẽ làm vỡ đi tứ thơ và cái hồn của thi phẩm cũng theo đó tan biến mất. Dòng sông thơ Hoàng Cầm đâu chỉ sóng sánh thuyền tình, nặng nợ nhân duyên mà còn lấp lánh màu sáng tạo.

Sông Lục Nam – một chi lưu của sông Thái Bình, có tên chữ Minh Đức, là một trong những dòng sông Kinh Bắc đẹp nhất nước ta. Dưới ngòi bút người thi sĩ

tài hoa Hoàng Cầm, hình ảnh dòng sông hiện lên rất đẹp, đọng lại ấn tượng và tình cảm sâu đậm trong lòng người đọc:

Mắt em đi suốt vòng thân phận Có được vềđâu lúc lệ rơi Hồn em thả hết nghìn tâm sự

Có được vào trang sử kiếp người? Thì ngã ba sông ba hướng thuyền Hướng nào khôn

dại

hướng nào điên Liệu còn một hướng ta bơi đứng Vớt cánh mai vàng sập bóng đen

[Ngã ba sông, 6, tr308]

Bằng trường liên tưởng độc đáo, nhà thơ nhờ dòng sông mang hộ mình cái nỗi lòng trắc ẩn không thể tự giãi bày, san sẻ. Nhưng cũng nhờ dòng sông có tính khí thất thường lại lắm quanh co, nhiều ngả rẽ có nhiều điều phù hợp với những xao

động phức tạp trong cõi lòng thi nhân. Chẳng thế mà người đã sớm có được sựđồng

điệu, tìm thấy sự vỗ về, an ủi:

Nghe em ru

Âm vang con suối nguyện cầu Mắt thời gian càng miên man xanh

[Mắt thời gian, 6, tr.298]

Gắn liền với tên tuổi Hoàng Cầm và làm rạng danh tài thơ ông là dòng sông

Đuống. Nối liền sông Hồng và sông Thái Bình, con sông Đuống chở nặng phù sa và mang trong mình nhiều tầng di tích lịch sử, di tích văn hóa, chảy qua những làn Quan họ, những chùa Dâu, núi Dạm, núi Chè, làng tranh Đông Hồ… Và trong thơ

huyền tích, huyền sử:

Ướm vết chân bãi phù sa sông Đuống Dựng tre làng Cháy

sạt năm tầng mây lửa rực Phong Châu Chuột thành than

đen xạm dọc sông Hồng

Kẻ cướp run dưới Rạng – đông – thần – thoại

[Nắng phù sa, 6, tr.113]

Thơ Hoàng Cầm vốn đậm chất dân gian, thể hiện qua đối tượng miêu tả và lớp ngôn từ giản dị mà rất mực đa tình. Với sắc thái ấy, Bên kia sông Đuống đưa người đọc trở về thế giới Kinh Bắc để gặp hồn xưa đất nước:

Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

[Bên kia sông Đuống, 6, tr.24]

Giọng thơ ấm nồng xúc động, rưng rưng cảm xúc và niềm tự hào của tác giả

về màu dân tộc luôn sáng bừng trên miền đất quê hương đẹp tươi, trù phú. Thực vậy, đọc Bên kia sông Đuống, người đọc dễ dàng nhận thấy cái hồn dân tộc phảng phất trong mỗi dòng thơ. Nói cách khác, con sông Đuống chính là mạch nguồn quan trọng tạo nên thanh sắc cho quê hương Hoàng Cầm và cho thơ ông. Vì thế, nhà thơ

Phạm Tiến Duật, trong một bài viết năm 1988 đã nhận định: “Trong thơ ca ta, kể từ

xưa đến nay, chưa có bài thơ nào viết về quê hương Quan họ mà màu sắc văn hóa

đông kết một cách xuất sắc như bài thơ này của Hoàng Cầm… Sông Đuống trôi trong bài thơ của Hoàng Cầm như một dòng sông ngũ sắc, chảy chìm mà khỏe, mà bền” [66, tr.101-103]. Sông Đuống hôm nay và ngày xưa cũng thế, cát trắng phẳng lì, Xanh xanhbãi mía bờ dâuNgô khoai biêng biếc. Bên dòng sông Đuống, những con người của xứ Kinh Bắc bước ra từ những bức tranh làng Hồ thật đẹp:

Ai về bên kia sông Đuống Có nhớ từng khuôn mặt búp sen Những cô hàng xén răng đen Cười như mùa thu tỏa nắng

Viết về Sông Đuống, có lẽ, những câu thơ thể hện rõ nhất cốt cách đa tình, văn chương lãng mạn của Hoàng Cầm là:

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông đống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ

[Bên kia sông Đuống, 6, tr.23-24]

Trong tưởng tượng, cảm nhận của nhà thơ, Sông Đuống thật trữ tình và thơ

mộng. Dáng vẻnghiêng nghiêng tuình tứ rất phương Đông gợi hình ảnh dòng sông quê hiền hòa, êm đềm trôi giữa lòng Kinh Bắc. Đây còn là một sáng tạo độc đáo của Hoàng Cầm.Từ “nghiêng nghiêng” nói lên “một sông Đuống trăn trở, vật vã, thao thức trong tâm hồn nhà thơ.... Thi sĩ đã và đang ngụp lặn vật vã trong chính dòng sông tâm hồn mình” [132, tr.120].

Dòng sông Kinh Bắc gắn liền với những di tích lịch sử, với cội nguồn văn hóa, gắn liền với ký ức tuổi thơ và mảnh hồn in sâu dáng hình Kinh Bắc của thi nhân Hoàng Cầm. Trong thơ ông, dòng sông quê hiện ra qua hình tượng nghệ thuật thật hấp dẫn và cuốn hút. Người đọc qua đó có thể hiểu được một cách sâu sắc sự

gắn bó máu thịt, lòng yêu say tha thiết của Hoàng Cầm đối với quê hương mình. Tình cảm thiêng liêng ấy vốn tiềm tàng, chất chứa từ rất lâu trong hồn ông để rồi mạnh mẽ dâng trào như dòng sông Kinh Bắc dòng cảm xúc bất tận trong những giây phút bất chợt nào đó. Dòng sông Kinh Bắc nhờ vậy càng trở nên mơ màng, kỳ ảo và những trang thơ giàu thi vị của Hoàng Cầm thì sống mãi và chảy mãi trong lòng người đọc.

Tạo nên vẻ phong trình diễm lệ cho vùng quê Quan họ còn nhờ những dãy núi hùng vĩ chạy dài trên đất Kinh Bắc. Dưới nét bút tài hoa Hoàng Cầm, núi Kinh Bắc hiện ra trong sắc diện độc đáo, mở ra một không gian Kinh Bắc tráng lệ, hùng vĩ:

Bao nhiêu núi đồi Kinh Bắc Dịch sườn thông sang xúm xít quanh hàng mi

nắng đọng hồ trong

Là ngọn núi đẹp nhất, thơ mộng, quyến rũ nhất của đất Kinh Bắc, núi Thiên Thai đi vào tiềm thức người Kinh Bắc từ rất lâu và từng gợi cảm hứng sáng tác cho nhiều thi sĩ. Thiên thai gợi lên nét đẹp kỳ thú, hấp dẫn của chốn bồng lai, tiên cảnh. Trong thơ Thế Lữ, Thiên Thai hiện ra như một điển tích:

Khi cao vút tận mây mờ

Khi gần vắt vẻo bên bờ cây xanh Êm như lọt tiếng tơ tình

Đẹp như Ngọc Nữ uốn mình trong không Thiên Thai thoảng gió mơ mòng

Ngọc Chân buồn tưởng tiếng lòng bay xa

(Thế lữ, Tiếng sáo Thiên Thai)

Với Hoàng Cầm, Thiên Thai gắn với cội nguồn, với những ngày xưa rất xa, xa lắm:

Chớp rạch dáng tiên vén xiêm xõa ngủ

Thoắt chìm

Gấu đẩy đá Thiên thai

[Đêm Thổ, 6, tr.105]

Thiên Thai là chốn đi, về thủy chung của lòng người, của tình yêu đầy hứa hẹn nhưng nhiều trăn trở, lắm nỗi niềm :

- Anh dìu em tới Thiên Thai

Sầu xanh hơn tóc mộng dài hơn đêm

[Đêm tạm biệt, 6, tr.341]

- Chờ em cung bắc đi về

Thiên Thai đẹp thế mà nghe đọa đầy Gửi thư xưa… gọi đêm nay

Như bâng khuâng ngẫm kiếp này xót thương

[Ca trù hoài cảm, 6, tr.368]

Theo đó, Hoàng Cầm đã tạo được sắc màu Thiên Thai riêng cho thi phẩm mình, một Thiên Thai vừa mang màu cổ tích diệu kỳ vừa đong đầy tâm trạng. Hình

ảnh ấy gieo vào lòng người đọc sự bồi hồi, xúc động với tình cảm tha thiết khôn nguôi.

Hoàng Cầm quả là rất giỏi tạo nên sắc riêng cho thơ và gửi hồn vào trong ấy. Núi đồi Kinh Bắc dù được nhìn từ góc độ nào, được miêu tả ra sao và ẩn dấu tâm trạng gì thì người đọc vẫn nhận ra qua đó, rất rõ và rất sâu, hồn người Kinh Bắc

quyện hòa trong đất trời Kinh Bắc.

Dãy Cai Kinh hùng vĩ là thế mà được nhìn và được miêu tả bằng một tứ thơ đầy gợi cảm - núi như những ngón tay búp măng của cô gái yểu điệu xứ kinh kỳ:

Tay búp măng người yểu điệu Thăng Long Nâng một dãy Cai Kinh chạy tắp đến cao Bằng [Đi xa, 6, tr.144]. Núi rừng Yên Thế thì hiện ra trong hình tượng thật tráng lệ:

Ngựa Ô – truy lao cầu vồng Yên Thế

Râu cắm rừng quanh ánh mắt sao bay Ngựa Ô – truy phi một đêm đến cửa BồĐề

[Khói Yên Thế, 6, tr116].

Hình ảnh thơ vừa thể hiện sức mạnh người trai hùng Yên Thế vừa ẩn chứa niềm tự hào của nhà thơ về vẻ đẹp non sông. Núi đồi Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm rõ ràng không chỉ mở ra một không gian Kinh Bắc mà còn làm hiện về cả hồn quê Kinh Bắc nữa.

Phía Nam sông Cầu núi Nguyệt Hằng hay còn gọi là núi Chè, núi Con Tiên, dãy núi có dáng hình rất đẹp, là quê hương của bà Chúa Chè - Tuyên phi Đặng Thị

Huệ. Viết về mảnh đất này, Hoàng Cầm chẳng giấu niềm tự hào về nơi đã sinh ra người con gái đẹp nghiêng nước nghiêng thành này:

Chấp chới lá chè non Cầu Lim Nội Duệ

The Hà Đông đón kiệu bỏ quê Xim

[Sương Cầu Lim, 6, tr.115]

Hình ảnh núi Tam Sơn ở Từ Sơn từ ký ức nhà thơ hiện về trong sắc màu tím biếc, trong nỗi buồn li biệt:

Tôi bỏ lại phía bên kia núi tím

Một phần của tài liệu Hồn- Tinh - Hình _ Nhạc trong thơ Hoàng Cầm (Trang 115 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)