Hệ thống hình ảnh tượng trưng trongthơ Hoàng Cầm

Một phần của tài liệu Hồn- Tinh - Hình _ Nhạc trong thơ Hoàng Cầm (Trang 136 - 143)

HÌNH ẢNH – NHẠC ĐIỆU TRONGTHƠ HOÀNG CẦM

3.1.2.3. Hệ thống hình ảnh tượng trưng trongthơ Hoàng Cầm

Thế giới nội tâm của con người vốn sâu thẳm, lại mong manh, mơ hồ. Để

thấu hiểu và thể hiện được hết thế giới ấy, nhà thơ phải tạo đuợc một hệ thống ngôn từ vượt qua ngữ nghĩa thông thường của câu chữđể hướng tới một sự biểu đạt mới, một lớp nghĩa mới. Trong những kết hợp mới, lạ, độc đáo, những trường liên tưởng bất ngờ, thú vị, Hoàng Cầm có lẽ là một trong không nhiều lắm những nhà thơ có khả năng làm được điều này. Thật khó để có thể hình dung được bằng cách nào, nhà thơ có thể sáng tạo nên hệ thống hình ảnh rất đặc biệt trong thơ mình:

- Chìa vôi quệt gió hững hờ

Bờ ao sáo tắm bao giờ…

…hở Em

[Theo đuổi, 6, tr.160]

- Chuông chùa cởi yếm Chuông sớm đội khăn

Câu kinh tê mê mười ngón tay măng Mõ đêm hè cuốc lội

Ao mưa dằng rịt lá trường sinh

[Đêm Thủy, 6, tr.108]

- Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông

[Đêm Thổ, 6, tr.105]

Hình ảnh trong thơ Hoàng Cầm là kết quả của những sự liên tưởng bất ngờ, những hình ảnh tượng trưng tưởng chừng như phi lý. Dường như có một sợi dây

liên kết vô hình và đặc biệt giữa những hình ảnh cụ thể trong đời thực với những hình ảnh có tính siêu nghiệm ởđây:

- Ta con phù du ao trời chật chội

Đứng cánh bèo đo gió lặng tìm sao

[Về với ta, 6, tr.188]

- Đàn quạ khoang mang vệt bóng trăng thừa Ném xuống cầu em cởi áo chiều xưa

[Gái Hậu Lê, 6, tr.138]

Không phải là một phu chữ và không chủ trương tìm tòi, khám phá những bí

ẩn bên trong con chữ nhưng bằng tài nghệđiêu luyện của mình, Hoàng Cầm đã tạo nên những hình ảnh thơđộc đáo, đầy sáng tạo:

- Đón Chị hồn chênh

lệch bóng đêm Chân không dìu dặt cánh tay mềm Tóc buông đổ thác về vô tận Bát ngát mùa đương độ tuổi Em

[Chị em xanh, 6, tr.241]

- Anh sẽđến. Tơ tưởng em đến thế… Anh đến rồi. Em tưởng thực hay mơ Thật anh đấy. Em nói gì se sẽ: - Vào em đi

ngoài ấy hững mưa hờ

[Tơ tưởng, 6, tr.311]

Hoàng Cầm sáng tác thơ bằng lòng yêu say tha thiết, bằng ý thức, tiềm thức và cả vô thức nữa. Nhà thơ bộc lộ: “Ở tôi thì luôn luôn cái tâm thức làm việc nhiều hơn trí thức, nhất là với toàn tập Về Kinh Bắc, tôi đã huy động tất cả nội lực của mình: cả thể lực, trí lực, tâm lực và đương nhiên, ở tôi, thần lực thường tựđộng làm bật ra rất nhiều lời thơ lắm khi tưởng như vô nghĩa, mà ngay bản thân tôi cũng không hiểu những từ ngữ chính mình viết ra mang ý nghĩa gì cụ thể…” [6, tr.211].

Thơ Hoàng Cầm mang dáng dấp tượng trưng, ở đó, “những từ ngữ không ngờ có thể đặt cạnh nhau, những hình ảnh không ngờ có thể nối tiếp nhau để xuất hiện những thi tứ không ngờ và một nhạc điệu không ngờ” [151, tr.255]. Và ở đó, “những mạch liên tưởng khó nắm bắt, tinh vi, lắt léo, đột ngột nhảy cóc, đột ngộ

Hoàng Cầm đi từ tư duy lãng mạn đến tư duy tượng trưng. Dù rằng, yếu tố tượng trưng trong thơ ông không thoát rời những đặc trưng của thi ca dân tộc.

Thơ tượng trưng là một trào lưu nghệ thuật xuất hiện cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở phương Tây. Về tư duy tượng trưng, trong Mỹ học, Hêghen viết: “Hình tượng tượng trưng giống như là một câu đốđòi hỏi chúng ta đi tìm kiếm cái ý nghĩa nội tại đằng sau hình tượng” [Dẫn theo 115, tr.65]. Lại Nguyên Ân khẳng định: “Chủ nghĩa tượng trưng là đem thuộc tính tinh thần ở con người sáp lại với tôn giáo, coi vô thức, trực giác là cái chủ yếu trong sáng tác nghệ thuật” [7, tr.108].

Tượng trưng, theo cách hiểu thông thường “là một loại hình tượng tạo ra nhiều liên tưởng xa xôi, bất ngờ, có sức ám gợi những hàm nghĩa xâu xa, ám gợi

tâm trạng” [47, tr.269]. Được sáng tạo trong sự siêu nghiệm, nội dung thơ tượng trưng thường trở nên huyền bí. Baudelaire cho rằng: “Trong một số trạng thái tâm hốn hầu như có tính chất siêu nhiên, chiều sâu của cuộc sống bộc lộ toàn vẹn trong một cảnh tượng bày ra trước mắt con người, có thể là hết sức tầm thường. Cảnh tượng này là tượng trưng của sự sống” [47, tr.269]. Theo đó, có thể thấy tác phẩm mang tính tượng trưng là tác phẩm hướng đến khám phá những bí ẩn của thế giới cảm giác, vô thức, siêu nghiệm bằng những hình tượng có sức gợi cảm và có chiều sâu suy tưởng. Nói cách khác, thơ tượng trưng, siêu thực là thơ của tiềm thức, của giấc mơ, hưảo, của sựđan cài giữa thực và ảo. Ở đó, nhà thơ không miêu tả mà chỉ

gợi, nhằm phát huy tối đa sự tưởng tượng của người đọc, mang lại cho họ một siêu cảm về thế giới, sự vật, hiện tượng.

Những người theo khuynh hướng tượng trưng cho rằng Thế giới vốn “không rõ ràng” và người nghệ sĩ không chỉ cảm, hiểu được thế giới bên ngoài mà còn nhận biết được thế giới bên trong, không chỉ nắm bắt được cái hiện hữu mà còn có thể

nghe được, cảm được cái vô hình, bí ẩn, mơ hồ trong thiên nhiên, cuộc sống và trong sâu thẳm tâm hồn con người.

Nếu trường phái lãng mạn thiên nhiên về cảm xúc, tính trữ tình thì tường phái tượng trưng thiên vềcảm giác, tính biểu tượng. Chủ nghĩa tượng trưng hướng

đến khai thác giấc mơ vô thức, đi sâu thế giới tâm hồn con người, không chỉ biểu lộ

cảm xúc hiện hữu mà còn khám phá chiều sâu thế giới tiềm thức, vô thức.

Ngôn ngữ văn học vốn không bao giờ chỉ dừng lại ở một nghĩa cố định, cụ

thể hay chỉ dựa vào ý nghĩa logic đúng, sai mà nó còn tìm đến trạng thái lấp lửng, mơ hồ, không sai, không đúng để đạt tới cái gọi là nhịp điệu xao động. Ngôn ngữ

lảnh lót hơn so với thứ âm thanh của cuộc sống đời thường. Nếu ngôn ngữ thơ lãng mạn là thứ ngôn ngữ diễn cảm, thì ngôn ngữ thơ tượng trưng siêu thực là ngôn ngữ

mang tính biểu tượng, vẻ như vô nghĩa, phi lý, ngôn ngữ của chiều sâu không cùng của tiềm thức, vô thức.

Chủ nghĩa tượng trưng với quan niệm mới về nghệ thuật, đã mở ra một thế

giới cho tư tưởng duy thơ, giúp ta đi sâu vào cõi vô tận, khám phá những điều mơ

hồ, huyền bí trong thiên nhiên, cuộc sống và trong lòng người. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng phong trào thơ mới ở giai đọan cuối thực chất là một cuộc hôn phối siêu đẳng giữa tinh hoa thơ tượng trưng Pháp, tinh hoa thơ Đường và tinh hoa của thơ cổđiển Việt Nam.

Người nghệ sĩ, theo Rimbaud, phải đến với thơ ca bằng con đường thấu thị

của một kẻ có thiên nhãn. Xuân Diệu tìm thấy nơi trường phái tượng trưng một bản nhạc huyền diệu giữa ánh sáng, hương thơm và màu sắc. Vũ Hoàng Chương và Bích Khê nhận ra ở đó một thế giới âm nhạc mông mênh, hư ảo, huyền hồ. Hàn Mặc Tử tìm trong thế giới vô thức, siêu thực, bí ẩn sự siêu thẳng của tâm hồn…

Bằng linh nhãn riêng của mình, Hàn Mặc Tử đã có thể nhìn thấy được bi kịch chiều sâu của cuộc sống và lòng người. Cảnh tượng trăng vỡ chìm sâu giữa

lòng giếng lạnh trong Trăng tự tử là một hình ảnh tượng trưng có sức ám gợi mạnh mẽ tâm hồn người đọc. Những hình ảnh nhưcon nai vàng ngơ ngác của Lưu Trọng Lư hay con hổ sa cơ của Thế Lữ thực chất là hình ảnh ảo. Đó là phương tiện để

biểu hiện tình cảm, để thể hiện cái tôi trữ tình của nhà thơ.

Hoàng Cầm viết về quá trình sáng tạo của mình: “Tôi chìm vào một quê hương xa, có thực mà nhưảo ảnh, là ảo ảnh mà gần như gần gũi đâu đây, cứ chập chờn năm tháng và bảng lảng không gian, xanh mơ mong manh màu kỷ niệm pha chút tím của tiếc hận, chút hồng của tuổi thơ, chút biêng biếc thẳm của say mê, não nùng, của thương cảm không có bến buông neo, và nhìn chung chỉ thấy con mắt của thời gian không hề suy suyển đến một sợi mi cong…” [151, tr.201]. Trong trạng thái tâm hồn như tỉnh, như mê, vừa thực vừa ảo ấy, tiếng thơ ông như lời hồi vọng từ cõi mông lung vô thức: “Chợt bên tai vẳng lên một giọng nữ rất nhỏ nhẹ mà rành rọt, đọc chậm rãi, có tiết điệu, nghe như từ thời nào xa xưa vẳng đến, có lẽ từ tiền kiếp vọng về” [151, tr.196]. Điều ấy dù chưa đủ để khẳng định thơ Hoàng Cầm là thơ tượng trưng song cũng phần nào mở ra thế giới nội cảm khó hiểu và cảm quan nghệ thuật của thi nhân.

Đọc thơ Hoàng Cầm, về điểm này, Nguyễn Đăng Mạnh có lời nhận xét: “Trong tình hình thơ hiện nay hình như không riêng gì Hoàng Cầm, nhiều cây bút khác cũng muốn đi theo hướng thơ phi lý hay gọi là siêu thơ nói trên” [66, tr.29]. Phạm Thị Hoài thì cho rằng: “Hoàng Cầm đẹp và xa cách. Thật lạ lùng, là thực ra hầu hết những gì tạm gọi là chất liệu làm nên thế giới thơ ông đều còn nguyên cả đấy, thực ra không xa vời, không siêu nhiên hoang đường gì hết, mà hồn thơ ông vẫn là một người khách xa” [151, tr.250]. Sự “cách xa” đến khó hiểu ấy, Đỗ Đức Hiểu ghi nhận: “Thơ Hoàng Cầm âm u, lóe sáng, rồi mịt mù, xa lắc, như những huyền thoại thuở hoang sơ [151, tr.283]…

Thơ Hoàng Cầm, ngoài chất say triền miên là cái mịt mờ, chập chờn của những ảo ảnh. Đọc thơ ông, người đọc nhận ra có sự đan xen, hoà lẫn nhập nhoè giữa cái mơ hồ, ảo ảnh và hiện thực, sự chập chờn giữa hiện đại và quá khứ. Bởi, tiếng thơấy không phải là sự trở về của con người mà là sự trở về của ký ức, một ký

ức vừa rất rõ ràng, vừa mong lung, hư huyền.

Đêm Mộc là một trong những thi phẩm tiêu biểu thể hiện điều đặc biệt ấy:

Ngủ lại giấc mơ dang dở

Chũm cau căng nứt mạch tằm

[Đêm Mộc, 6, tr.107]

Hiện tại, quá khứ và những liên tưởng đứt đoạn, bài thơ như là niềm hoài vọng xa xôi…

Hay Lá Diêu Bông:

Từ thuởấy

Em cầm chiếc lá đi đầu non cuối bể

Gió quê vi vút gọi

Diêu Bông hời… …ới Diêu Bông…!

[Lá Diêu Bông, 6, tr.151]

Lá Diêu Bông là giấc mơ, là ảo ảnh về hạnh phúc mà suốt đời con người cứ

mãi tìm kiếm. Hạnh phúc thật đẹp mà sao cứ mãi xa vời, nên lá Diêu Bông mới hoá thành chiếc lá của huyền thoại về tình yêu. Âm vang tiếng vọng bài thơ níu quá khứ

xa xôi chập vào hiện tại, rồi lại toả ra, nhạt nhoà, mờảo...

Thơ Hoàng Cầm, đến những tác phẩm như Lá Diêu Bông, Quả Vườn Ổi, Cỏ

khó tìm được mã để giải nghĩa văn bản. Nhà thơ sáng tạo trong một trạng thái vô thức, siêu thăng. Câu chữ, hình ảnh vì thế khó nắm bắt được.

Nhà thơ biết lắng nghe sự cộng hưởng của những âm thanh trong cuộc sống, quan sát, miêu tả thế giới bằng tất cả các giác quan của mình. Đi giữa trang thơ, nhà thơ như bồng bềnh trôi trong cõi mong manh, hư ảo. Tiếng thơ ông vì thế như bản nhạc mà ở đó, các âm thanh cứ xô đẩy, hô ứng nhau để tạo thành một tiếng huyền diệu.

Để sáng tạo nên những tác phẩm hấp dẫn mạnh mẽ người đọc, có được vẻ đẹp độc đáo, kỳ diệu, người làm thơ phải “vượt lên cái đã biết, cái đã quen, cái đã thấy, nhà thơ cần cấu tạo nên những hình tượng độc đáo, những vần thơ vi diệu, có màu sắc, có âm thanh… nơi mà suy lý logic không phát hiện được” [153, tr.79]. Muốn vậy, theo Chế Lan Viên, đừng viết những câu thơ khuôn hình văn phạm, như

những cây thẳng quá chim không về. Đọc thơ, đôi khi ta bắt gặp những hình ảnh kỳ

lạ, khó hiểu, khó giải thích được, song cứ thấy rất hay, rất đẹp. Đó là kết quả của trí tưởng tượng, sự mẫn cảm, một thoáng trực cảm kỳ diệu của nhà thơ. Trí tưởng tượng của nhà thơ càng phong phú, trực giác càng nhạy bén thì càng sáng tạo nên tứ

thơ lạ và nhiều hình ảnh đẹp. Những hình ảnh như thế cuốn hút người đọc không phải chỉ bởi phần sâu tâm trạng ẩn khuất sau mỗi hình ảnh mà còn ở sựđộc đáo, bất ngờ, ở tính phi logic kỳ lạ của chúng. Và có khi, chính sự phi lí, phi thực tế trong thơ lại tạo nên vẻđẹp, sựđộc đáo cho hình ảnh thơ, cho tác phẩm. Một trời quan tái

của Nguyễn Bính hay Biển vắng của Thanh Sơn là những thi phẩm như thế:

- Chiều nay… thương nhớ nhất chiều nay Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy Tôi uống cả em và uống cả

Một trời quan tái, mấy cho say!

[Một trời quan tái, 7, tr.119]

- Một cộng với một thành đôi Anh cộng cô đơn thành biển Nắng tắt mà người không đến Anh ngồi rót biển vào chai

[Biển vắng, 163, tr.363]

Uống bóng người yêu đã lạ, rót biển vào chai phải nói càng đặc biệt hơn. Hình ảnh thơ, cảm nhận tinh tế của thi nhân mang đến cảm giác rất lạ cho người

buồn và thêm nữa, nỗi cô đơn dằng dặc trong lòng người. Những câu thơ, những hình ảnh thơ như thế quả không nhiều và không phải ai cũng làm được.

Chỉ trong một khoảnh khắc thần diệu nào đó, người làm thơ mới tượng hình nên được những hình ảnh đẹp và độc đáo như thế. Và người đọc, trước sự diễn đạt mơ hồ, kỳ lạấy, khi nhận ra vẻđẹp, sựđộc đáo của ý thơ, của hình ảnh thơ sẽ thấy hết sức thú vị, sẽ nhớ lâu, nhớ mãi, có khi là cả một đời.

Chính tố chất tài hoa tài tửđã giúp thi nhân tạo nên những hình ảnh thơ độc

đáo, mới lạ như thế. Những vần thơ như thế không phải người làm thơ nào cũng có thể tạo nên được, cũng như không phải cứ mang hạt gieo xuống đất là sẽ nảy mầm và thành cây. Khi nguồn cảm xúc tuôn trào bất tận, hình ảnh thơ bật ra như tiếng nói từ tiềm thức bất chợt dội lên, nghe mơ hồ mà rất rõ ràng, vừa như rất đơn giản mà khó hiểu đến lạ kỳ. Bùi Giáng, Hàn Mặc Tử hay Hoàng Cầm là những nhà thơ mà sáng tác của họ mang nhiều những hình ảnh như thế.

Thật vậy, thơ Hàn Mặc Tử, những dòng tuyệt bút của ông, là những hình ảnh siêu thực:

- Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? (…) Áo em trắng quá nhìn không ra

[Đây thôn Vĩ Dạ, 163, tr.854]. - Gió rít vầng trăng cao ngã ngửa Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra [Say trăng, 73, tr.161]

Những hình ảnh như thế nếu dùng tư duy logic mà chiêm nghiệm, phân tích thì thật hoài công. Phải lắng nghe và cảm nhận bằng cả tâm hồn để nhận biết được những xung thẩm mỹ rất nhẹ, rất tinh mà dào dạt trong lòng nhà thơ mới mong hiểu

được, thấy được vẻđẹp những hình ảnh thơ trong sáng tác của họ.

Đọc những câu thơ sau đây, người được tưởng nhưđang bước đi trong không gian kỳảo, mơ mộng:

- Bây giờ riêng đối diện tôi

Còn hai con mắt khóc người một con

- Màu con mắt bên màu xuân siêu đổ

Ở bên kia nhìn trở lại bên này

[Người đi đâu, 40, tr.41]

Hình ảnh thơ lung linh, hư ảo nhưng đẹp và đầy sức cuốn hút. Chỉ có ngôn ngữ thơ với khả năng thần diệu của nó mới tạo nên được những hình ảnh độc đáo như thế. Thật khó lý giải cho tận, cho hay và thuyết phục vì sao sông Đuống quê hương lại nằm nghiêng nghiêng. Và có lẽ, càng chẳng nên thắc mắc: miếu Hai Cô là

Một phần của tài liệu Hồn- Tinh - Hình _ Nhạc trong thơ Hoàng Cầm (Trang 136 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)