Hoàng Cầm – Người chép thơ từ cõi vô hình

Một phần của tài liệu Hồn- Tinh - Hình _ Nhạc trong thơ Hoàng Cầm (Trang 64 - 75)

“Thơ, từ những khát vọng, từ vùng u huyền, bí ẩn nhất, bật ra như một điệu

đàn, như một hình bóng bất chợt, như tiếng nói các thần linh không biết tự thuở nào. Thơ nối yêu thương vào khát vọng, lại nhân lên đến hệ số vô cùng. Thơ cho ta được yêu, biết yêu, biết đau và chịu đau. Thơ cho ta cái thật trong cuộc đời, cho ta cái sáng láng trong lành của bầu trời tịnh khí, cho ta màu sắc và âm thanh đẹp nhất. Thơ

cho ta cả một đời sống giàu có và sang trọng, cho ta bao nhiêu bức tranh diễm ảo, bao nhiêu bản nhạc huyền diệu, dẫn dắt ta đi trên mặt đất này, dẫu qua đá nhọn gai sắc, vẫn là ta đang bay nhè nhẹ, dìu dặt trong một cõi như không phải của ta mà chính thực là ta, là Người đang khao khát sống, yêu, say mê và hy vọng” [101, tr.89-90]. Ở Hoàng Cầm, nếu cho rằng “Cái may mắn lớn nhất trong đời thơ ông là

được hút nhụy ngọt từvườn hoa thơ diễm tình Kinh Bắc” [66, tr.24], thì nét độc đáo riêng của hồn thơ ấy chính là màu siêu thực. Giới nghiên cứu đã bàn đến đặc điểm này của thơ Hoàng Cầm như một nét đẹp lạ của thơ ông. Nguyễn Đăng Mạnh gọi đó là “phạm trù siêu thơ” [66, tr.29], Đỗ Lai Thúy cho rằng “có thể Hoàng Cầm không có lý luận, không có tuyên ngôn như nhóm siêu thực của Bréton, nhưng trên thực tế, ông đã sáng tạo như họ” [66, tr.56], còn Nguyễn Đăng Điệp thì khẳng định Hoàng Cầm là “Người dệt thơ từ những giấc mơ” [66, tr.43].

Hoàng Cầm cho biết ông ít tiếp xúc với trường phái thơ siêu thực Pháp, ít chịu ảnh hưởng và càng không quan tâm đến tuyên ngôn của lối thơ này. Tuy vậy, thơ ông, nhất là những sáng tác được viết từ năm 1959 trở đi, lại hội đủ các yếu tố

của thơ siêu thực: Thơ của tiềm thức, của những giấc mơ, của lối viết tựđộng. Đặc

điểm ấy thể hiện rõ nhất trong hai tập thơ: Mưa Thuận ThànhVềKinh Bắc. “Mưa Thuận Thành mở ra thế giới siêu Thuận Thành, siêu Kinh Bắc, siêu mưa” [66, tr.30], một thế giới huê tình nhuốm màu huyền thoại và bảng lảng trong

màu sương khói dân ca. Thế giới ấy lung linh, vời vợi, vừa thực, vừa hư, mơ hồ khó hiểu hết. “Tôi nghĩ có lẽ đây là dòng thơ Lá Diêu Bông được mở rộng ra ngoài không gian và thời gian Kinh Bắc” [66, tr.26]. Và “Về Kinh Bắc là một giấc mơ dài

qua tám nhịp tuần du dạ khúc để thể hiện một thế giới ảo, siêu tự nhiên, thế giới tâm linh của Hoàng Cầm về vùng quê Quan họ thơ mộng, trữ tình mà ông đã siêu thực hóa thành cỏ Bồng Thi, cầu Bà Sấm, bến Cô Mưa, Lá Diêu Bông và những người con gái diễm ảo mơ hồ, những mối tình hưảo, vời vợi” [66, tr.22]. Vùng quê Kinh Bắc lắng đọng sâu trong hồn thi nhân thành tiềm thức để khi có dịp sẽ bật ra thành thơ. Khoảnh khắc ấy, nhưđược thần linh mách bảo, tiếng thơ từđâu vọng lại, khơi dậy mạch nguồn cảm xúc trong hồn nhà thơ. “Như một tia nước trong vắt phun lên từ ruột đất khi chúng ta thăm dò mạch nước ngầm để đào giếng, khi đã có đôi ba câu vẳng lên bên tai, tôi ghi ngay, bắt lấy ngay và từđó là tình cảm, suy tư cuồn cuộn trong người, tôi thường tiếp được mạch khởi xướng ấy và nối luôn các đợt sóng tuôn trào cho đến khi thấy trong người yên ắng, nhẹ nhõm là bài thơ cũng hoàn tất” [6, tr.200].

Những câu thơ được xem như lời mách bảo thần linh ấy thực ra là tiếng nói dội lên từ tiềm thức thi nhân, là cái thực tại nằm sâu trong hồn ông. Và “Những câu thơ gần như hoàn chỉnh mà Hoàng Cầm nghe được trong đêm, tưởng như không mất công chút nào, sẽ không có nếu không có bao đêm nhà thơ thao thức không ngủ” [66, tr.58]. Thật vậy, nếu chẳng có bao đêm thao thức không ngủ được vì chiếc lá Diêu Bông của mối tình thơ dại đầu đời thì 25 năm sau, cuộc đời sẽ chẳng có Lá Diêu Bông.

Lá Diêu Bông có thể xem là bài thơ siêu thực tiêu biểu nhất và kỳ diệu nhất của Hoàng Cầm. Tác phẩm hoàn toàn là lời của thần linh và tác giả chỉ như là một người học trò viết chính tả, ghi lại những gì đã nghe bên tai, “một giọng nữ rất nhỏ

nhẹ mà rành rọt, đọc chậm rãi, có tiết điệu, nghe như từ thời nào xa xưa vẳng đến, có lẽ từ tiền kiếp vọng về” [6, tr.202]: Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng Chị thẩn thơđi tìm Đồng chiều Cuống rạ Chị bảo

Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông Từ nay ta gọi là chồng…

Những vần thơ cứ ngân nga, ám ảnh hoài tâm trí người đọc, gợi lên nỗi xót xa, thương nhớ khôn nguôi. Nỗi niềm ấy, cảm xúc ấy là có thực mà sao khó giải thích và nói cho rành mạch cái hay, cái đẹp của thi phẩm. Lá Diêu Bông là gì? Nào

đâu chiếc lá ấy giữa cuộc đời? Cậu bé đa cảm Hoàng Cầm bởi say mê vẻđẹp tình tứ

của người con gái Kinh Bắc, đã lao vào cuộc đuổi bắt gian khổđể tìm kiếm vẻ đẹp Nàng thơ là điều có thể hiểu. Song, nếu cứ mãi đi tìm ngọn nguồn Lá Diêu Bông

hay lý giải cho tường tận nghĩa đen, nghĩa bóng trong lời lẽ, chữ nghĩa, hình ảnh của thi phẩm, xem ra, chỉ là hoài công. Bởi chính cái nghĩa bóng của nó cũng thật mơ hồ, khó nắm bắt. Tuy nhiên, sự mơ hồấy lại khiến cho tiếng gọi trên đồng chiều bạt gió càng thêm thiết tha, xa vắng, càng thêm da diết, não nùng.

Dẫu biết trên đời chẳng có lá Diêu Bông: Dẫu anh biết Diêu Bông không thực, chàng thi sĩ vẫn cầm chiếc lá đi đầu non cuối bể và hơn thế, còn để Diêu Bông

Cứ chập chờn ẩn hiện tháng năm trong đời. Thi nhân với Trang văn tốc độ siêu hình thà chịu gánh tội tình nhân gian cũng muốn hái cho kì được Diêu Bông diệu kỳ. Cảđến khi Diêu Bông – anh áng chừng mệt mỏi, vẫn mơ hồ, thổn thức:

Rằng… xưa… ai biết vì sao Lá gì lại gọi thế nào… Diêu Bông…!

[Bao giờ nói hết chuyện Diêu Bông, 6, tr.248]

Thế nhưng, ảo ảnh hay siêu thực thì hình ảnh lá Diêu Bông vẫn gợi về một tình yêu tuổi thơ buồn mà rất đẹp trên Kinh Bắc. Trên cánh đồng chiều đông quạnh quẽ, hình ảnh cậu trai cầm chiếc lá và tiếng gọi thiết tha, đưa nỗi buồn mênh mông vọng trong sương khói thấm vào không gian, thấm vào lòng người. Cảm được nỗi niềm ấy, Đỗ Đức Hiểu viết: “Lá Diêu Bông, cái lá ấy, cái lá mê hương, cái lá ám

ảnh bao cuộc đời, cái lá chìm đắm Hoàng Cầm và nhiều người đàn ông yêu đương” [66, tr.30]. Để nỗi buồn rơi vào hư không, nhà thơ kéo dài đến vô tận nỗi đau tình yêu không trọn của mình và làm ám ảnh hoài tâm tư người đọc. Tất cả, theo Nguyễn

Đăng Điệp, “đều xuất phát từ một tình yêu đắm đuối nhiều khi chới với như một tiếng gọi đầy khắc khoải giữa vi vút gió đời” [66, tr.53].

“Trong nghệ thuật, không có thứ tư tưởng ngụy tạo mà phải là thứ tư tưởng xuất phát từ khả năng thấu thị thế giới của nhà thơ, phải được nung trong cảm xúc mãnh liệt. Nó khiến nhà thơ mất ăn, mất ngủ, khiến họ biết can đảm trong cô đơn sáng tạo, cô đơn chữ nghĩa để nghe được sự cựa quậy của ngôn từ, của ý, của nghĩa, của âm. Cao hơn, phải nghe được sự thức đập mạch đời” [66 ,tr.46]. Phải chăng,

chính điều này tạo nên màu sắc tượng trưng, siêu thực của thơ Hoàng Cầm? Phủ đầy trang thơ ông là những cơn mưa, những chiều vàng nhạt nắng, một thoáng nghiêng nghiêng đầy nữ tính của dòng sông… Và nói chung, cả vùng cỏ cây, sông hồ trên quê hương Kinh Bắc được siêu thực hóa thành cỏ Bồng Thi, cầu Bà Sấm,

bến Cô MưaLá Diêu Bông hay những người con gái diễm tình, những mối tình xa xăm, hưảo,… “Xuyên qua các biểu tượng ấy, Hoàng Cầm đưa ta trôi vào những giấc mơ đầy tình yêu dành cho Kinh Bắc, dành cho em, cho cái đẹp và dành cho thơ, cố nhiên!” [66, tr.46]. Giữa nguồn thơ trong trẻo, thi nhân đưa hồn phiêu lãng qua những bến mơ, bến mộng. để từ đó, ông tạo nên những vần thơ lung linh ngũ

sắc.

Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm đích thực là một giấc mơ – “Giấc mơ với những liên tưởng đứt đoạn, những hình ảnh rời rạc và rất nhiều các khoảng trắng, các dấu lặng… Tất cả trôi đi trong một nhịp điệu thôi miên” [66, tr.56]. Trong giấc mơ ấy, lời lẽ, chữ nghĩa, hình ảnh dường như phi lý, vô nghĩa. Đó đều là những hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ hay mang màu huyền thoại. “Đó là thứ thơ hướng nội ở độ sâu thẳm nhất. Nó đi hẳn vào cõi tiềm thức, vô thức và diễn tả bằng chính ngôn ngữ mỗng lung vô thức” [66, tr.28]. Về Kinh Bắc, có thể nói, hội đủ những yếu tố

của thơ siêu thực. Đương nhiên, đó không phải là siêu thực kiểu phương Tây của Bréton mà là siêu thực kiểu phương Đông của hoàng Cầm, của vùng thơ quan họ

diễm tình.

Thơ Hoàng Cầm cuốn hút lòng người vì nhiều lẽ, nhưng có thể nói “cái yếu tố sâu xa nhất tạo nên ma lực thơ Hoàng Cầm nằm ở chỗ ông đã biết đánh thức hồn quê Kinh Bắc trong cõi sâu vô thức” [66, tr.51]. Thơ Hoàng Cầm mang màu siêu thực nhưng theo lối viết tự động riêng của ông. Nhiều người tỏ ra hoài nghi về

chuyện trong đêm thi nhân được thần linh đọc cho những câu thơ kỳ diệu. Sự thực là đã có “sự xuất hiện của những câu thơ đột xuất, thần tình, khó giải thích, ở sự

khởi đầu linh diệu của nhiều bài thơ, ở sự chập chờn trong những cơn mê không dứt” [66, tr.92]. Điều này giải thích vì sao ở Hoàng Cầm nhiều lúc câu chữ không theo kịp được ý thơ, tứ thơ.

Giấc mơ, theo lời A.Bretông, chính ở đó “bản chất thế giới thật hơn khi ta thức” [Dẫn theo 66, tr.51]. Nhà tiểu thuyết lừng danh M.Kunđơra cũng từng cho rằng: “Một trong những nguyên lý quan trọng nhất mà nhà tiểu thuyết cần ý thức

được là tiếng gọi của những giấc mơ” [Dẫn theo 66, tr.52]. Ở Hoàng cầm, “chính hồn vía Kinh Bắc, chính niềm khát khao cháy bỏng về một tình yêu lớn dành cho

quê hương, cho cái đẹp một khi sâu sắc đến tràn bờ liền cất thành thơ. Đó là tiếng vọng của cõi mơ, là sự siêu thăng của vô thức” [66, tr.52]. Kinh Bắc nằm sâu trong

đời sống tâm linh Hoàng Cầm và hiện hình trong cõi mơ, trong niềm yêu thương cháy bỏng của thi nhân. Thế nên, theo nỗi nhớ thương khắc khoải, theo tình yêu mê dắm dành cho Kinh Bắc, những câu thơ chập chờn ảo mộng ngân lên như một phép màu.

TừBên kia sông Đuống, ta đã thấy có hiện tượng này. Theo nhà thơ, ba dòng thơđầu bài thơ là do một giọng nữ trong trẻo, như hát, như ru, mà như than thở, như

từ một thôn xóm nào xa xôi, vang vọng bên tai ông. Thế rồi, “như người đào đất thăm dò mạch nước ngầm, chợt có đôi ba tia nước trong vắt phun lên, thế là tôi viết tiếp ngay những lời đang tuôn ra, bật ra, tung tóe ra từ trong lòng mình” [66, tr.78]:

Em ơi buôn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì…

[Bên kia sông Đuống, 6, tr23]

Sau ba dòng thơ ngân lên như từ trời xanh vọng xuống ấy, mạch cảm xúc cuồn cuộn chảy trong suốt thi phẩm. Khi tác giả thấy trong người vợi đi là lúc bài thơ đã hoàn tất. Bài thơ có nhiều câu thơ hay vào loại “khả giải bất khả giải chi gian” [66, tr.92] và cả thi phẩm lắm khi bồng bềnh nơi biên giới giữa thực và ảo.

Giai đoạn từ 1959 về sau, những tác phẩm: Cây Tam Cúc, Quả Vườn Ổi, Cỏ

Bồng Thi, Chùa Hương, Về với ta…, bao giờ cũng ta đời trong đêm và cũng đều

được thần linh mách bảo cho vài ba câu đầu. Mặc dù vậy, dù cùng là lời thần linh mách bảo nhưng Bên kia sông ĐuốngLá Diêu Bông lại có những điểm khác nhau xuất phát từ hai lối thơ khác nhau. Và chỗ khác nhau đó, theo Nguyễn Đăng Mạnh: “Ở Bên kia sông Đuống thơ có say mà vẫn có tỉnh, có màu tối, nhưng cũng có màu sáng, thậm chí tươi tắn nữa. Còn ở LáDiêu Bông thì say triền miên và chỉ

có một thứ ánh sáng buổi chiều đông chiếu trên một canh đồng vắng, có bóng ai đó

đang ngẩn ngơ tìm kiếm một cái gì..” [66, tr.26].

Mưa Thuận Thành, cả tập thơ trên 30 bài là một sắc thơ mưa, một giọng thơ mưa. Mưa rơi ở bài này, mưa rơi sang bài khác, mưa thấm từng trang trong tập thơ. Mưa hiện ra với trăm nghìn dáng vẻ, sắc màu: mưa long lanh ánh mắt, mưa trong tóc xõa, mưa trên vai trần Ỷ Lan, mưa chiều nắng chếch, mưa trắng ngang

- Mặt đường mưa lạnh rêu trơn

Mặt trăng héo úa chập chờn mặt sông

[Kỷ niệm, 6, tr.236]

- Ấp môi bỏng cõi mưa dài Khát thêm từng trận

khát hoài tuổi xưa

[Gọi đôi, 6, tr232]

Không chỉ ở trong nỗi niềm, tâm trạng, mưa có khi thành nhân vật biết đứng, biết ngồi, đi lại và mang tâm trạng có hình hài cụ thể:

Nhớ mưa Thuận Thành Long lanh mắt ướt Là mưa ái phi

Tơ tằm óng chuốt (…) Mưa chạm ngõ ngoài Chùm cau tóc xõa Miệng cười kẽ lá

Mưa nhòa soi gương (…) Mưa còn khép nép Nhẹ rung tơ đàn (…) Ơi đêm đợi chờ Mưa ngồi cổng vắng Mưa nằm lẳng lặng(…) Sồi non yếm tơ [Mưa Thuận Thành, 6, tr.182]

Mưa long lanh giọt lệ, mưa réo rắt tiếng đàn, mưa biệt ly, mưa thương nhớ… Mưa phủ đầy đất trời Kinh Bắc, phủ kín trang thơ Hoàng Cầm, mưa thấm

đẫm cả những giấc mơ. Có thể nói, ở Mưa Thuận Thành, yếu tố siêu thực thể hiện rất rõ. Mưa Thuận Thành, mưa Kinh Bắc mà đúng hơn là mưa trong lòng người, mưa trong tâm trạng. Quang Huy, vì thế, đã nói: “Âm điệu thơ Hoàng Cầm cứ làm ta chếnh choáng say. Đó là âm điệu của đất trời Kinh Bắc được phổ vào ngòi bút tài hoa của ông” [151, tr.227].

“Những cơn mưa trong thơ Hoàng Cầm thường đảm trách hai chức năng thẩm mỹ. Trước hết, tạo nên màu huyền thoại. Sau nữa, tạo nên chiều sâu trữ tình”

Hoàng Cầm làm sống lại những nét son xưa Kinh Bắc, thổi vào trong ấy những mối u tình, những khát khao thầm kín:

Mắt úa nắng đừng lẻ loi rạn vỡ

Về mắt anh thành chan chứa mưa rơi

[Nhiều chớp mắt vô tình, 6, tr.230]

Cùng sắc thơ mưa là những chiều vàng nhạt nắng, cả hai tạo nên gam màu chủ đạo trong thơ Hoàng Cầm – màu Kinh Bắc, màu buồn dịu dàng xen cài ảo – thực:

- Nắng động bên giường lay tỉnh giấc Lại rơi vào quạnh quẽđêm qua (…) Em đi vỡ vụn bao nhiên nắng Về cõi nào đây chắp kiếp người

[Xa, 6, tr.222-223]

- Mưa chiều nắng chếch Về phía không em Tội tình đi chệch Về phía trăng lên Chân mây xô lệch Những mùa không tên

[Mưa chiều nắng chếch, 6, tr.230]

Thơ Hoàng Cầm nhập nhòe giữa hai nguồn thi cảm, giữa hai nẻo đường: nẻo về quá khứđầy mộng mơ, nẻo tới tương lai từ thực tại chất đầy mộng ảo. Thực và mộng trong nhiều bài thơ ông khó có thể chia tách rạch ròi. Thực vậy, nhà thơ ấy sống với nội tâm nhiều hơn ngoại giới, tiếng thơ do vậy mà xa xôi, hư huyền, nửa hư, nửa thực. Cảnh vật, con người, mọi thứ qua hồn thơ Hoàng Cầm bỗng trở nên mờ ảo, nhạt nhòa, lúc ẩn, lúc hiện, không rõ ràng. Nhiều tác phẩm của ông đưa người đọc vào một thế giới mộng mơ, chìm trong nỗi nhớ thương với bao vẻ đẹp huyền hồ, hưảo: - Thế nghĩa là em thực hóa mơ Tưởng như em chẳng có bao giờ Em đâu ai xé hồn muôn mảnh Tiếng mối tường bên xé tiếng mưa [Xa, 6, tr.222]

- Hư vô tràn hơi ấm

Một phần của tài liệu Hồn- Tinh - Hình _ Nhạc trong thơ Hoàng Cầm (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)