4. Trường hợp áp dụng mức trọng yếu nhỏ hơn STM
3.2 Nhận xét và các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán và tư vấn tà
giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group
3.2.1 Ưu điểm
Ra đời từ năm 2001, không phải là cây đại cổ thụ trong làng nghề kiểm toán nhưng công ty kiểm toán tư vấn tài chính ACA Group cũng không còn là doanh nghiệp non trẻ. Qua thời gian hoạt động, công ty không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán của mình. Có thể nói rằng công tác kiểm toán tại đây có rất nhiều ưu điểm cả về mặt quản lý và tổ chức kiểm toán. Đặc biệt chính là quy trình đánh giá trọng yếu mà công ty đã tìm hiểu và ứng dụng với rất nhiều ưu điểm:
♦ Quy trình đánh giá tính trọng yếu được xây dựng khoa học và logic. Nhận thức được tầm quan trọng của đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC, thành viên BGĐ đã dày công nghiên cứu và ứng dụng quy trình kiểm toán AS2 – một phần mềm kiểm toán được sử dụng trong các công ty hàng đầu tại Việt Nam. Theo đó việc đánh giá tính trọng yếu được chia thành từng bước rò ràng, với những hướng dẫn cụ thể về cả công việc cần thực hiện, tầm quan trọng của nó cũng như cơ sở để xác định trọng yếu. Nhờ đó KTV có thể dễ dàng nắm bắt được công việc cần thực hiện, giúp KTV có thể dễ dàng xác định các thông số thích hợp để tiến hành cuộc kiểm toán. Quá trình thực hiện được xây dựng bằng máy tính tạo điều kiện thuận lợi cho KTV dễ dàng trình bày công việc và lưu trữ giấy tờ làm việc của mình mà không tốn kém quá nhiều thời gian.
♦ Quy trình đánh giá trọng yếu được thực hiện bởi những KTV có nhiều kinh nghiệm
Bản chất của việc đánh giá tính trọng yếu phụ thuộc rất nhiều vào sự xét đoán nghề nghiệp, chuyên môn của KTV. Tại ACA Group, việc xác định mức trọng yếu là do trưởng nhóm thực hiện với sự hỗ trợ của ban giám đốc. Dựa trên cơ sở đánh giá chọn được, trưởng nhóm tiến hành xây dựng mức trọng yếu chung, đồng thời lập kế hoạch cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Như vậy có thể nói rằng trách nhiệm chủ yếu trong việc xác định và kiểm soát trọng yếu thuộc về trưởng nhóm kiểm toán.
♦ Quy trình đánh giá trọng yếu được thao tác trên máy và trình bày trên giấy tờ làm việc.
Đối với quá trình đánh giá trọng yếu, từng bước công việc đã được thiết kế cụ thể trên máy trên định dạng chung có sẵn, tạo điều kiện cho KTV có thể vừa thao tác dễ dàng mà không tốn thời gian. Sau khi thực hiện nhập số liệu và đánh giá trên máy, KTV sẽ in ra theo mẫu giấy tờ làm việc để kẹp vào file. Việc trình bày trên giấy giúp KTV dễ dàng theo dõi và đánh giá được công việc thực hiện.
♦ Quy trình đánh giá trọng yếu phù hợp với chuẩn mực chung được ban hành và được ứng dụng linh hoạt cho từng loại quy mô khách hàng khác nhau.
Mặc dù quy trình đánh giá được xây dựng riêng cho công ty nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ chuẩn mực kiểm toán về đánh giá trọng yếu: chuẩn mực KTVN số 320 “tính trọng yếu trong kiểm toán”
3.2.2 Những vấn đề còn tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm của quy trình đánh giá trọng yếu, thực tế vẫn còn những hạn chế chưa khắc phục:
Trên thực tế của quá trình kiểm toán là xác định tính trung thực hợp lý của toàn bộ BCTC, tuy nhiên khi tiến hành kiểm toán để xác định được các sai phạm thì KTV phải tiến hành thực hiện các thủ tục trên các khoản mục trên BCTC. Mỗi khoản mục có một mức trọng yếu khác nhau, nếu KTV không tiến hành phân bổ mức trọng yếu đánh giá ban đầu cho các khoản mục thì sau khi tổng hợp sai phạm sẽ gây khó khăn cho KTV trong việc nhận định là có điều chỉnh hay không? Và đưa ra ý kiến như thế nào? Tuy nhiên, tại ACA Group, việc phân bổ mức trọng yếu đã được thực hiện, nhưng mức trọng yếu này được áp dụng thống nhất cho tất cả các khoản mục khác nhau, dù quy mô và tính chất các khoản mục khác nhau.
Mức trọng yếu là nhân tố quan trọng để thiết kế chương trình cũng như thủ tục kiểm toán. Việc nhận định sai mức trọng yếu có thể sẽ dẫn đến việc không phát hiện hết được sai phạm trọng yếu cũng như hao tốn chi phí cho một số phần hành mà thực tế nó chỉ cần một mức trọng yếu nhỏ hơn rất nhiều. Điều đó làm giảm hiệu quả của cuộc kiểm toán.