Nhận xét và các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán Deloitte Việt

Một phần của tài liệu Đánh giá trọng yếu trong quá trình kiểm toán BCTC trong các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam (Trang 53 - 54)

4. Trường hợp áp dụng mức trọng yếu nhỏ hơn STM

3.1Nhận xét và các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán Deloitte Việt

giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam

3.1.1 Ưu điểm

Deloitte Việt Nam đã và đang trở thành một trong những Công ty lớn nhất trong những Công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam. Xây dựng một quy trình đánh giá trọng yếu tương đối hoàn chỉnh và sáng tạo, năng động, bao quát được đến hầu hết các loại hình khách hàng là một trong những ưu thế của Deloitte Việt Nam so với các Công ty kiểm toán khác và cũng là một điểm làm nên thành công của Deloitte Việt Nam. Cụ thể là:

Một là: việc đánh giá trọng yếu tại Deloitte Việt Nam được đánh giá trên cả toàn bộ BCTC và trên cả phương diện số dư tài khoản và nghiệp vụ cụ thể. Điều này thể hiện mức độ thận trọng nghề nghiệp của KTV. Trên cơ sở đánh giá trọng yếu cho cả BCTC và từng khoản mục chính, KTV sẽ tiến hành thu thập các bằng chứng để hình thành nên ý kiến của mình. Điều này sẽ góp phần làm giảm rủi ro kiểm toán mà KTV có thể mắc phải khi đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trong khi BCTC vẫn tồn tại những sai phạm trọng yếu, có nghĩa là tăng tính chính xác của Báo cáo kiểm toán.

Hai là: mức độ trọng yếu trên toàn bộ BCTC được hình thành bởi hai chỉ tiêu: Mức trọng yếu ban đầu PM và mức trọng yếu chi tiết MP trong đó mức trọng yếu MP được đánh giá thấp hơn giá trị PM – đó là giá trị PM sau khi đã loại đi những ảnh hưởng của những sai phạm của những năm trước

chưa được điều chỉnh và những sai phạm phát hiện được trong giai đoạn đánh giá các thông tin ban đầu về khách hàng. Điều này giúp KTV có thể đưa ra một mức độ trọng yếu thực tế sát với số liệu trên BCTC được kiểm toán nhất, góp phần tăng chất lượng của cuộc kiểm toán.

Ba là: một trong những điểm đặc biệt của quy trình đánh giá trọng yếu tại Deloitte Việt Nam là một mức trọng yếu chi tiết được duy trì thống nhất trong cuộc kiểm toán đã giúp Công ty kiểm toán có thể tiết kiệm được thời gian kiểm toán và chi phí kiểm toán nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của cuộc kiểm toán vì trên thực tế đó là mức trọng yếu ban đầu PM đã được KTV điều chỉnh một cách thích hợp.

Bốn là: việc đánh giá mức độ trọng yếu kiểm toán tại Deloitte Việt Nam luôn được thực hiện bởi những KTV cấp cao giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao. Do quy trình đánh giá trọng yếu dựa trên cơ sở những phán đoán nghề nghiệp là chủ yếu vì vậy việc phân công công việc như thế này sẽ đảm bảo được tính chính xác và độ tin cậy trong quyết định của KTV về mức trọng yếu.

Mặc dù mức trọng yếu được tính toán dựa trên những nhân tố khác so với chuẩn mực như PM, MP, Threshold và De Minimis Threshold nhưng về bản chất các nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị trọng yếu cần xác định. Do đó việc sử dụng các nhân tố này trong tính toán giá trị trọng yếu tại Deloitte là một điểm sáng tạo, nổi bật, thể hiện khả năng và năng lực chuyên môn của các KTV tại Deloiitte Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đánh giá trọng yếu trong quá trình kiểm toán BCTC trong các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam (Trang 53 - 54)