4. Trường hợp áp dụng mức trọng yếu nhỏ hơn STM
3.1.3 xuất nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán Deloitte
BCTC tại công ty kiểm toán Deloitte
Thứ nhất, hoàn thiện quy trình đánh giá mức trọng yếu chi tiết. Mức trọng yếu chi tiết được thiết lập và giữ nguyên trong suốt cuộc kiểm toán, tuy nhiên mức trọng yếu chi tiết này lại được xây dựng dựa trên những hiểu biết ban đầu về khách hàng, trong quá trình kiểm toán sâu hơn, có thể KTV sẽ phát hiện ra những vấn đề làm cho mức trọng yếu cũ không còn thích hợp nữa. Do vậy KTV cần xem xét vấn đề điều chỉnh lại mức trọng yếu chi tiết. Việc đánh giá trọng yếu là một vấn đề mang tính xét đoán nghề nghiệp và có thể được thay đổi trong bất cứ thời điểm nào của cuộc kiểm toán nếu KTV nhận thấy có bất kỳ sự thay đổi nào ở một trong số các yếu tố dùng để xác định mức trọng yếu chi tiết.
Vấn đề đánh giá trọng yếu được đánh giá dựa trên nhiều nhân tố định tính và định lượng, đó là quy mô và bản chất của sai phạm. Quá trình đánh giá mức trọng yếu chi tiết cần tuân theo các bước sau:
- Xác định mức trọng yếu ban đầu PM: công việc này chỉ được thực hiện sau khi đã đánh giá được mức độ rủi ro kiểm toán trên BCTC, khi đó việc xác định PM sẽ chắc chắn hơn.
- Xác định giá trị EAM – những sai sót của năm trước chưa được điều chỉnh và những sai phạm mà KTV thông qua việc tìm hiểu ban đầu đã xác định được.
- Xác định mức trọng yếu chi tiết MP thông qua công thức:
MP = PM – EAM
Trong đó, EAM là những sai sót năm trước không điều chỉnh và những sai sót thu thập được trong lập kế hoạch đã được lượng hóa.
- Tiến hành đánh giá lại mức trọng yếu MP sau khi xem xét sâu hơn về khách hàng.
KTV có thể thường xuyên thay đổi mức trọng yếu chi tiết trong suốt cuộc kiểm toán, bất cứ khi nào điều này được làm, ước lượng mới được gọi là một ước lượng xét lại về tính trọng yếu.
Các lý do khiến KTV phải sử dụng ước lượng xét lại có thể gồm sự thay đổi của một trong những yếu tố được dùng để xác định ước lượng ban đầu hoặc một quyết định của KTV cho rằng ước lượng ban đầu quá lớn hoặc quá nhỏ. Ví dụ: trong nhiều trường hợp, khi đi vào kiểm toán chi tiết hơn, KTV nhận thấy các hoạt động của Công ty khách hàng chứa rất nhiều nghiệp vụ bất thường mà khi thu thập thông tin ban đầu KTV không nhận thấy được hoặc khi kiểm toán KTV nhận thấy Công ty khách hàng có một số nghiệp vụ nộp phạt do vi phạm hợp đồng, vi phạm quy định của nhà nước… Khi đó, KTV cần có những nghi vấn về khả năng hoạt động của khách hàng, tính liêm chính và hiệu quả làm việc của Ban giám đốc, cần phải thu thập nhiều bằng chứng để hỗ trợ cho ý kiến cuối cùng của KTV. Trong những trường hợp này, đặc biệt là trường hợp có liên quan đến tính liêm chính của Ban giám đốc khách hàng, việc điều chỉnh lại mức trọng yếu chi tiết xuống một mức thấp hơn nhằm giảm bớt rủi ro kiểm toán là cần thiết vì ảnh hưởng của Ban giám đốc có thể làm xuất hiện những gian lận có hệ thổng và khó phát hiện cũng như kiểm soát.
Thứ hai, hoàn thiện phân bổ mức trọng yếu chi tiết cho các khoản mục trên BCTC. Khi hình thành được mức trọng yếu chi tiết, một công việc cần thiết là phải phân bổ mức trọng yếu đã được xác định này cho các khoản mục chi tiết trong BCTC. Các KTV không tiến hành tổng hợp trước các sai phạm mà các sai phạm được phát hiện khi kiểm toán từng phần hành cụ thể, trên cơ sở phát hiện ở từng phần hành đó, KTV mới tiến hành tổng hợp sai phạm trên toàn bộ BCTC. Nói cách khác các bằng chứng kiểm toán được thu thập ở từng khoản mục chi tiết rồi mới tổng hợp trên BCTC, do vậy việc xác định
mức trọng yếu chi tiết nhưng không phân bổ cho các khoản mục sẽ tạo nên sự không thống nhất trong việc tổng hợp các bằng chứng kiểm toán trên BCTC và trên từng khoản mục chi tiết.
Thông thường, KTV thường thực hiện các thủ tục kiểm toán trên BCĐKT nhiều hơn trên BCKQKD. Nguyên nhân là các kế toán tiến hành ghi chép các nghiệp vụ theo nguyên tắc ghi sổ kép nên những sai phạm mà BCKQKD sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến BCĐKT, đồng thời các khoản mục trên BCĐKT thể hiện một cách tổng quát hơn tình hình hoạt động của khách hàng. Vậy nên từ những trường hợp kiểm toán theo mục tiêu đặc thù, còn phần lớn các trường hợp KTV đều tiến hành kiểm toán chủ yếu trên BCĐKT. Do đó, thông thường mức trọng yếu cũng được phân bổ cho các khoản mục trong BCĐKT.
Việc phân bổ mức trọng yếu chi tiết được thực hiện theo cả hai hướng: Khai khống và khai thiếu. Cơ sở của KTV khi quyết định theo hướng nào dựa vào ma trận định hướng và kinh nghiệm của KTV, vì có thể trong nhiều trường hợp mặc dù là tài khoản có số dư bên Nợ nhưng vẫn phải kiểm toán theo hướng khai thiếu hoặc đối với những tài khoản lưỡng tính – có số dư trên cả 2 bên như TK138, TK338…
Cơ sở để phân bổ được xác định dựa trên quy mô và bản chất của khoản mục. Đồng thời KTV cũng phải biết cân đối giữa mức trọng yếu với chi phí kiểm toán phân bổ cho từng khoản mục cụ thể. Đối với các khoản mục đòi hỏi số bằng chứng kiểm toán lớn, tuy nhiên khoản mục đó lại không có đủ các cơ sở để dự đoán và thu thập đầy đủ bằng chứng theo yêu cầu là rất khó khăn. Trong trường hợp này, KTV nên phân bổ một mức trọng yếu cao để giảm bớt số lượng các bằng chứng cần thu thập, từ đó đạt được mục tiêu kiểm toán đề ra.
Ngoài ra KTV cũng có thể phân bổ theo quy mô khoản mục bằng việc sử dụng công thức sau:
Mức trọng yếu phân bổ
Mức trọng yếu chi tiết trên BCTC
Số dư khoản Tổng số dư các khoản mục kiểm
toán
Mức trọng yếu này sau khi được phân bổ cho các khoản mục sẽ được KTV kết hợp với mức rủi ro xác định cho từng khoản mục để đánh giá lại sao cho thích hợp nhất.
Cụ thể đối với khách hàng A như sau:
Số dư của khoản mục tiền tại quỹ là: 674.131.277
Tổng số dư của các khoản mục trên BCTC là: 24.016.367.100
Mức trọng yếu chi tiết được phân bổ cho khoản mục tiền tồn tại quỹ là:
Mức trọng yếu phân bổ cho
4.741.440.000341.016.367.100 341.016.367.100
Mức trọng yếu chi tiết phân bổ cho khoản mục tiền tồn tại quỹ là: 9.373.020 VNĐ
Mức trọng yếu chi tiết được phân bổ cho khoản mục tiền gửi ngân hàng là:
Mức trọng yếu phân bổ cho khoản
4.741.440.000341.016.367.100 341.016.367.100
Mức trọng yếu chi tiết được phân bổ cho tiền gửi ngân hàng là: 827.356.690 VNĐ Nhận thấy mức trọng yếu chi tiết được phân bổ cho từng khoản mục này nhỏ hơn giá trị Threshold mà KTV đã xác định cho từng khoản mục. Do vậy, sau khi tổng hợp các sai sót trên từng khoản mục, KTV cần so sánh số
sai sót đó với cả Threshold và mức trọng yếu chi tiết phân bổ cho từng khoản mục để đưa ra một kết luận phù hợp nhất về BCTC được kiểm toán.