Những nét đặc sắc trong ngôn từ và giọng điệu

Một phần của tài liệu Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 80 - 96)

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ PHONG TỤC TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN Đ OÀN

3.3.Những nét đặc sắc trong ngôn từ và giọng điệu

Mỗi khi đưa ra ý kiến đánh giá tiểu thuyết này, nhà văn kia có phải là một tiểu thuyết phong tục, nhà văn phong tục hay không, người ta thường chỉ xem tác phẩm đó viết về vấn đề gì, có phải là những vấn đề liên quan đến phong tục tập quán hay nhà văn kia có phải là người có nhiều tác phẩm viết vềđề tài phong tục. Còn nghệ thuật thể hiện thế nào dường như thỉnh thoảng mới có người nhắc đến (chúng tôi nhấn mạnh). Theo chúng tôi, ở thể tài phong tục, không thể chỉ quan tâm đến nội dung phản ánh. Những yếu tố thuộc về nghệ thuật nhưđiểm nhìn, nhân vật, không gian thời gian, ngôn ngữ … chính là những yếu tố hỗ trợ nhà văn rất nhiều trong việc thể hiện nội dung phong tục được rõ ràng, sắc nét.

Nhất là ngôn ngữ. Trong tiểu thuyết phong tục, ngôn ngữ đồng thời phải vừa là một phương tiện biểu đạt, vừa là một yếu tố mang tính phong tục.

Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn viết về phong tục tập quán của người Việt trong những năm đầu thế kỷ XX. Đối tượng được họ đề cập đến có thể chia ra hai loại. Loại thứ nhất là những người thuộc tầng lớp trung lưu sống ở thành thị trong sáng tác của hai nhà văn Nhất Linh và Khái Hưng. Loại thứ hai là những người nghèo ở nông thôn miền Bắc. Loại này gắn với tên tuổi của Trần Tiêu. Hai đối tượng khác nhau trong hai không gian sống cũng khác nhau, do đó, khi đem so sánh tác phẩm của ba nhà văn này chúng tôi thấy riêng về mặt ngôn ngữ thì Nhất Linh và Khái Hưng có những điểm rất khác với Trần Tiêu.

Sự khác nhau trước hết thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Một đằng ngôn ngữ nói năng của nhân vật trang nhã, một đằng lại hết sức dân dã:

Bỗng thấy chồng đi qua hiên, bà Hai lên tiếng gọi: - Này ông, ông lại xem con ông nó mắng tôi kia kìa. Ông Hai quay lại mắng con:

- Không được hỗn! Loan nhìn ra đáp:

- Thưa thầy con không hỗn. Không bao giờ con dám vô lễ với me con. Nhưng ít ra, me con cũng

để con nói chuyện phân bày phải trái về một việc rất quan hệđến đời con. (…)

Thấy me ứa nước mắt khóc, Loan quay lại nói riêng với bà Hai:

- Thưa me con xin lỗi me đã làm me phải phiền lòng. Nhưng còn hơn để me buồn khổ mãi mãi. Nếu con không cắp sách đi học, con sẽ cho lời me nói là một cái lệnh không thể trái được, con sẽ như

mọi người khác bị ép uổng, rồi liều mình tự tử. Đó mới là bất hiếu. Chứ nói rõ để me biết chỉ làm phiền lòng me chốc lát mà thôi. Thầy me giận con, vì thầy me không thể tưởng được rằng làm phận con lại dám cả gan trái lời bố mẹ. Con, con cho thế mới là phải đạo [101, tr. 33-34].

Chỉ thoáng qua câu chữ, người đọc dẫu hời hời cũng biết được những nhân vật tham gia đối thoại trong đoạn văn trên thuộc tầng lớp nào trong xã hội. Đó không phải là những người nông dân quê mùa. Nhà quê không ai gọi người sinh ra mình bằng “thầy – me”. “Không được hỗn” là một câu mệnh lệnh. Nó lại được phát ra ngay khi người phát ngôn chưa rõ đầu đuôi sự việc đã cho thấy người phát ngôn ởđây có một quyền uy tuyệt đối. Còn người nghe, rõ ràng là một người có học thức. Lời nói thật nhẹ nhàng, từ tốn, lễ phép: “thưa thầy”, “thưa me con xin lỗi me”, “không bao giờ con dám”. Và đặc biệt, cách lập luận của nhân vật rất chặt chẽ: “Con xin lỗi đã … Nhưng …”, “Nếu không … con sẽ …”, “Chứ nói rõ … chỉ làm phiền … mà thôi”. Tất cả những điều này hoàn toàn không thể tìm thấy trong cuộc đối thoại giữa các nhân vật của Trần Tiêu:

- Cơ trời thế này thì còn nắng to. Ít nước đầm sao cho đủ cả một cánh đồng mênh mông bát ngát như thế kia? Đến nguy mất, bu nó ạ.

Thấy chồng lo lắng, buồn rầu, vợ thương hại tìm lời an ủi:

- Thầy nó chẳng việc gì mà lo. Rồi các cụ đảo võ đảo viếc chứ … Như năm nào, thầy nó còn nhớ không, trời cũng nắng mãi. Thế mà sau khi đảo võ, ông ấy giáng ngay cho một trận, lúa đương xấu bông bổng tốt sổng ngay lên.

- Ừ, cũng còn mong thế. Nhưng biết bao giờ các cụ mới nghĩ tới chứ. - Ấy còn đợi tỉnh sức về chứ. Năm nào đảo võ chả vậy [103, tr. 659]. hay trong tác phẩm của Phi Vân:

Rồi chàng đứng cà rà nghe đám tá điền cãi nhau:

- Ai đời muốn tát đìa, thì cho hay trước, tụi mình dự bị tát hồi sáng có khỏe hơn không. Đợi tới trưa trờ, trưa trật mới kêu, trời nắng chang chang mệt ngất như thế này! …

Một người đàn bà đang xăn quần sửa soạn bắt cá xen vô:

- Thì thuở giờ hễ ổng muốn là muốn giật ngược, đố khỏi chiều nay mắc làm cá phụ, trễ đi coi hát!

Một người khác:

- Thôi đi các cha các mẹ. Cứ làm xăng lên, thế nào rồi cũng kịp, cằn nhằn thấu tai ổng, ổng sần sượng lắm.

Anh tằng khạo Lạnh cũng lên tiếng:

- Mấy người không biết! Sẳn dịp chánh hương quản vô, ông hội muốn lựa một mớ cá lớn để đãi

đằng, chứ hôm kia tôi nghe ổng định tối hai mươi mới tát lận, kia! [114, tr. 65].

Nhân vật của cả hai nhà văn, Trần Tiêu và Phi Vân, đều là những người nhà quê. Đoạn trên hai vợ chồng xã Chính rõ ràng là người dân miền Bắc, họ dùng phương ngữ của miền Bắc: “thầy nó”, “bu nó”, “cơ trời”, “tốt sổng”, “chứ”, “chả vậy”. Trong khi đấy, ở đoạn văn dưới, phát ngôn của bốn người tuy cũng “nhà quê” nhưng rặt màu sắc Nam bộ: “trưa trờ trưa trật”, “nắng chang chang”, “ muốn giật ngược”, “mắc làm cá phụ”, “thấu tai”, “lận”.

Tóm lại, trong tiểu thuyết phong tục, nhà văn không thể phản ánh phong tục chung chung. Phong tục luôn phải được xác định rõ ràng là của một cộng đồng người nhất định, hay của một vùng miền nào đấy. Do đó, lời ăn tiếng nói của nhân vật phải thể hiện được tính địa phương là một lẽ. Còn một lẽ khác cũng cần phải có tính địa phương nữa đó chính là lời kể của nhà văn. Và từđịa phương đã được nhiều nhà văn phong tục sử dụng đến như một cứu cánh.

Trần tiêu sử dụng khá nhiều các từ ngữ và những cách diễn đạt phổ biến của Bắc bộ: Thầy, bu, ngót, ăn quàng đi, chóng nỏ, sắng đồ nhắm, đứng rộn lại, nói khí không phải, dớ dẩn, làm đỏm, hượm

đã, ngộ nhỡ, chả, ấy, thế, từ rầy, sáng bảnh mắt, cơ, ối dào, nói phứa, rõ nỡm, phỉnh, đế vào, phỏng, ngữ ấy, dấm dẳn, rảo bước, nói phứa, rỗi hơi, chắc mẫm …. Từ chỉ sự vật có, chỉ hành động có, từ

xưng hô có, đại từ thay thế có. Sự có mặt của những đơn vị từ ngữ này đã giúp người đọc chỉ cần đọc qua một hai trang tiểu thuyết của ông cũng nhận ra đây chính là cảnh sắc và con người xứ Bắc.

Không bao giờ Mít sung sướng bằng hôm nay. Mít dậy thực sớm, xuống bếp làm vài lưng cơm với mấy con tôm rang mặn, vội đun ấm nước trà tươi để chốc nữa thầy dậy uống, rồi tất tả lên nhà trang điểm. Mít thắng xong bộ cánh, vuốt đi vuốt lại dãi lưng thiên lý, ngắm trước ngắm sau cái váy lụa mềm, rồi móc ở túi áo cộc trắng lộ trong chiếc áo tứ thân màu nâu non, một cái gương nhỏ [103, tr. 625]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rõ ràng bên cạnh bộ trang phục là chiếc áo tứ thân, cái váy lụa, dãi lưng thiên lý, những từ ngữ địa phương được tác giả sử dụng như “vài lưng cơm”, “đun”, “chốc”, “thắng xong bộ cánh” đã tô đậm thêm tính chất Bắc bộ cho nhân vật. Mít khó có thể lẫn với bất cứ cô thiếu nữ nào ở các vùng miền khác.

Trong khi ấy, ở tác phẩm của Nhất Linh và Khái Hưng, số lượng từđịa phương được sử dụng ít đi rõ rệt. Và ở những tác phẩm có nội dung phản ánh là cuộc sống của tầng lớp thị dân nhưNửa chừng xuân, Lạnh lùng, Đoạn tuyệt, người đọc hầu như càng khó bắt gặp hơn.

Hơn ngàn năm sống dưới ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, đất nước và con người Việt Nam tuy không bị đồng hóa nhưng thật khó tránh khỏi những ảnh hưởng về kinh tế, văn hóa xã hội, … Riêng ở lĩnh vực sáng tác văn chương, đó là các bài thơ luật Đường, các bài hịch, bài phú với lời văn nho nhã, đầy tính ước lệ, tượng trưng. Cho đến khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây, chúng ta mới mạnh dạn sáng tác những tác phẩm có lời văn gần giống lời ăn tiếng nói hàng ngày (Trương Vĩnh Ký đi đầu với tác phẩm Chuyện đời xưa, lựa nhón lấy những chuyện hay và có ích năm 1866. Hay năm 1886, trong lời tựa Truyện thầy Lazaro Phiền, Nguyễn Trọng Quản cũng kêu gọi: “Thì tôi chẳng có ý làm sách này cho đặng khoe tài hay khoe trí; tôi một có ý dụng, lấy tiếng thường mọi người hằng nói mà làm ra một truyện hầu cho kẻ sau coi mà bày đặt cùng in ra ít nhiều chuyện hay, trước là làm cho trẻ vui mà tập đọc, sau là làm cho các dân các xứ biết rằng người An Nam sánh trí sánh tài thì cũng chẳng thua ai!” [80, tr. 21- 22]. Rồi báo Nông cổ mín đàm qua cuộc thi sáng tác tiểu thuyết cũng phát động...) Nhưng ta thửđọc lại hai đoạn văn của Nguyễn Trọng Thuật và Hoàng Ngọc Phách – hai nhà văn được đánh giá là đã có nhiều đổi mới:

- Thuyền chạy vùn vụt, gió thổi vù vù, sóng vỗ chòng chành. Người ấy (tức là An Tiêm) cứđứng sừng sững không hề nhúc nhích chút nào, chợt đâu vầng thái dương ở dưới gầm thượng hải kéo lên đỏ

lừng lững, trong hàm cái sắc kim quang lóng lánh, không lấy vật đỏ nào của thế gian mà tỷ nghịđược, bấy giờ ánh triều dương chiếu ra, mây khói sóng nước đều có vẻ hồng hồng cả rồi càng lên thế gian càng rạng dần ra mà nhãn quan của người càng chiếu rộng xa mãi ra được, sóng mênh mông bát ngát tít tắp mù khơi, không biết đâu là bờ, cơn mây bốn chân trời kéo lên tới tấp khoảnh khắc biến thiên, vô số hình sắc, mà ngoảnh lại phía tây chốn non sông tổ quốc thì mây ám sương sa không rõ gì cả, người

- Mặt biến sắc, con mắt hoe hoe rồi ngồi phịch xuống ghế, gục đầu vào bàn tay mà khóc. Tôi thổn thức và bối rối quá chừng, nói chỉ ra hơi và không thành tiếng. Cái thổn thức đó, ai đã qua lúc này như tôi, ai đã phải giọt nước mắt đầu của ái tình, bị đè nén bấy lâu, nó rỏ vào ruột mới hiểu được. Tôi nói không ra tiếng nên cầm lấy tay nàng mà lôi dậy, van nàng im đi. Trong ngũ quan tôi hình như

cùng lay động, một lúc tôi mới nói được một câu rằng … ( Xem Tố Tâm)

Hai tác giả của Quả dưa đỏTố Tâm dù đã cố gắng đổi mới câu văn nhưng hai ông vẫn chưa đoạn tuyệt được hẳn với lối văn biền ngẫu đăng đối, các từ ngữ Hán việt. Tuy nhiên, đến thời của các nhà văn Tự lực văn đoàn, câu văn Việt gần như đã có được một sự cách tân hoàn toàn so với trước. Một phần vì tôn chỉ Tự lực văn đoàn ghi rõ: “dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật có tính cách An Nam”, một phần khác là vì nội dung họđề cập là phong tục, những sinh hoạt gắn với người bình dân, nên từ ngữ, câu văn phải dung dị, dễ hiểu. Các tiểu thuyết như Nửa chừng xuân, Gia đình, Con trâu, … của Tự lực văn đoàn có rất nhiều thành ngữ – cách nói của người bình dân “Thành ngữđược sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng nhân dân” (Hồ Chí Minh).

Chỉ riêng tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng chúng tôi đã thống kê được hơn bảy mươi thành ngữ: “trông gà hóa cuốc”, “run như cầy sấy”, “bóp hầu mổ bụng”, “tức lộn ruột”, “cá lớn nuốt cá bé”, “giấu đầu hở đuôi”, … Đa số thành ngữ của tiếng Việt đều được hình thành trên cơ sở của các phương thức so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. Do đó, cũng thì miêu tả nhưng miêu tả bằng thành ngữ thì hình ảnh của đối tượng được miêu tả hiện lên rõ ràng sinh động và hấp dẫn hơn nhiều.

“Nhưng họ lại sợ cái tính đầu bò đầu bướu của lý Cúc” [103, tr. 620].

“Đầu bò đầu bướu” là một thành ngữ. Với việc thành ngữ vừa ngắn gọn, dễ hiểu vừa có tính tạo hình cao này, nhà văn Trần Tiêu đã thông tin đầy đủ với người đọc tính cách ương ngạnh, bướng bỉnh, bất cần, không bao giờ biết lùi trước bất kỳ ai nhân vật lý Cúc.

Hay thành ngữ “đầu tắt mặt tối” trong câu văn miêu tả sau cũng của Trần Tiêu: “Suốt mấy ngày, vợ chồng con cái làm lụng đầu tắt mặt tối, sáng đội thóc đi tối đội thóc về” [103, tr. 605] chẳng hạn. Nó vừa cho chúng ta biết từ ngày nay sang ngày khác, để có chén cơm, cả nhà bác xã Chính phải làm lụng quần quật, hết việc nọđến việc kia vừa tỏđược niềm cảm thông sâu sắc của tác giả dành cho nhân vật.

Bên cạnh khả năng vận dụng hợp lý nhiều thành ngữ, Nhất Linh, Khái Hưng và Trần Tiêu còn được biết đến như những chuyên gia về từ láy vì cách sử dụng từ láy của họ thật tự nhiên:

Cô thiếu nữ xấu hổ lui ra mấy bước rồi lại ngn ngđứng lại. Lúc bấy giờ, một cậu học trò độ

chín, mười tuổi, đứng sau hàng giậu vẫy cô. Cô rón rén đến gần, mắt lm lét nhìn người canh cổng

Lối dùng những tiếng láy để làm tăng âm điệu của câu và ý nghĩa của chữ không phải là mới lạ trong văn chương Việt Nam. Chỉ có điều trong một đoạn văn rất ngắn, tác giả của nó dùng đến ba từ láy. Cả ba đều đã được nhà văn đặt đúng vị trí nên câu văn miêu tả hết sức gợi hình, gợi cảm.

Trong tiếng Việt, không những có giá trị tạo hình mà “Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh, chứa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác … kèm theo những ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan, những cách đánh giá, những thái độ

của người nói trước sự vật, hiện tượng đủ sức thông qua các giác quan hướng ngoại và hướng nội của người nghe mà tác động mạnh mẽ đến họ” [9, tr. 54]. Vậy mà, các kiểu láy hoàn toàn, láy bộ phận được dùng để miêu tả người: đăm đăm, dửng dưng, se sẽ, run run, lững thững, thủng thỉnh, hấp tấp, luộm thuộm, khúm núm, rón rén, bẽn lẽn, dịu dàng, lẳng lặng, …; miêu tả cảnh: mơn mởn, lù mù, lấm tấm, ngoắt nghéo, khúc khuỷu …; miêu tả âm thanh: văng vẳng, lao xao, lạt sạt, sụt sịt, se sẽ, om sòm,

… lại xuất hiện dày đặc trên khắp các trang văn của Nhất Linh, Khái Hưng. Điều này đã phần nào làm tăng thêm nhiều sắc thái biểu cảm, tăng tính họa và tính nhạc cho tác phẩm.

Mặc dù vậy, gây chú ý đặc biệt với người đọc hơn cả là việc tạo ra biến thể của từ bằng cách xen kẽ từ “với” hoặc kết hợp phương thức láy với hình vị sau được cấu tạo kiểu “X+iếc” của Trần Tiêu: trùm với chẳng trùm, khéo với chẳng khéo, khất với khứa, cụ với kiếc, ăn với nói, tát với tiếc, gỏi với ghém, biếu với xén, tiếc đắt tiếc rẻ, cháu với chiếc, tĩnh tiếc, hoa hiếc, hàng sốc hàng siếc, ông hàn ông hiếc, đảo võ đảo viếc, giếng giếc … thật gần gũi với lời ăn tiếng nói của người dân quê. Không

Một phần của tài liệu Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 80 - 96)