Thế giới nhân vật phong phú, sinh động

Một phần của tài liệu Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 69 - 73)

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ PHONG TỤC TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN Đ OÀN

3.1. Thế giới nhân vật phong phú, sinh động

Nếu khi sáng tác thơ trữ tình, nhà thơ chú ý nhiều đến việc thể hiện cảm xúc bao nhiêu thì ở thể tiểu thuyết, nhà văn cũng dụng công bấy nhiêu để xây dựng nhân vật. Có thể có tên hoặc không tên, có thể là một và cũng có thể là số đông, … nhưng nói chung trong tác phẩm tự sự không thể không có nhân vật. Hay nói khác hơn, nhân vật chính là một trong những hình thức cơ bản nhất giúp nhà văn phản ánh cuộc sống một cách hình tượng. Thông qua nhân vật, nhà tiểu thuyết luôn muốn thể hiện cho được những cá nhân tiêu biểu trong xã hội cùng những quan niệm của mọi người xung quanh về cá nhân đó. Từ hình dáng, lời nói, hành động, đến suy nghĩ trong đời sống hàng ngày của con người đều được nhà văn thể hiện qua những nhân vật văn học. Mặc dù vậy, nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật vẫn không phải là bản sao từ cuộc sống. Tùy vào mục đích nghệ thuật, sở trường của người nghệ sĩ, họ sẽ lựa chọn và xây dựng nhân vật theo những cách rất riêng. Tự lực văn đoàn cũng đã có một cách chọn lựa và thể hiện nhân vật mang phong cách riêng của họ.

Một nhà văn lâu năm kinh nghiệm đã từng chia sẻ rằng: “Người viết tiểu thuyết thường phải nuôi một nhân vật rất lâu trong trí óc, tình cảm của mình, cũng có thể ví như người đàn bà có thai, bao nhiêu thức ăn của người mẹ, rút lại đều bồi đắp cho đứa con trong bụng. Cứ mỗi ngày một ít, người viết văn dù làm gì, nhìn thấy gì, đọc được gì, cũng bồi đắp cho nhân vật của mình, đời sống nay gợi lên đều này, mai gợi lên thêm một điều khác, dần dần nhân vật ấy mới hình thành, cho đến lúc nó được sống trong trí tưởng tượng của mình. Ngay việc đặt một cái tên cho nhân vật cũng không phải tùy tiện mà xong ngay” [95, tr. 296].

Đối với người cầm bút, chọn nhân vật quả thật là cả một vấn đề. Nhân vật chỉ được đánh giá là thích hợp khi trong tác phẩm nó hoàn thành tốt vai trò dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống, vào một thời kỳ lịch sử nhất định của xã hội. Theo dõi những tiểu thuyết phong tục của ba nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng và Trần Tiêu, chúng ta có thể kể lại lần lượt các nhân vật: Mai, Huy, Diên, Trọng, Lộc, bà án (Nửa chừng xuân); An, Nga, ông bà án Báo, Phụng, Viết, Hạc, Bảo (Gia đình);

Hồng, Hảo, Nga, bà phán Trinh (Thoát ly); hay ông bà Hai, bà phán Lợi, Thân, Loan, Dũng (Đoạn tuyệt); Nhung, Nghĩa, bà án, bà nghè (Lạnh lùng); bác Chính trai, bác Chính gái, ông lý Khóa, ông cán Bích, ông lý Vũ, lý Cúc (Con trâu); vợ chồng xã Bổng, vợ chồng Vót, Sồi, Mít (Chồng con) … Bao nhiêu nhân vật của họ có bấy nhiêu nét riêng. Nhưng một điều thú vị là tất cả các nhân vật kể trên đều là những con người của đời thường. Nói khác hơn, toàn bộ nhân vật của Nhất Linh, Khái Hưng và Trần Tiêu đều là những con người có thật, bước ra từ trang sách cuộc đời:

* Trở vào trong nhà Mai buồn rầu bảo em: - Thế là ngày mai, chị em ta phải xa cách nhau. Huy nhìn chị, khuyên giải:

- Chị đừng buồn, chị ạ. Còn sáu tháng nữa đã đến kỳ thi, em thi đậu làm giáo học nhà nước, thời chị em ta sẽđược sum hợp mãi mãi (…) Nay em cần phải làm tạm kiếm tiền để chị đỡ vất vả. Số

tiền mười hai đồng, chị trả bà Cán bốn đồng tiền ăn, còn thừa thì trả dần nợ cũ. Còn như tiền thuốc, chị hãy khất ông đốc đến khi em làm giáo học [51, tr. 219].

* Đã bao lâu chỉ toàn ăn cơm với muối, nay được bữa cá lạ miệng, bữa cơm trông ngon lành lắm. Thằng cu Nhớn cắn dè dặt từng miếng cá. Nó nhai với cơm kỹ lưỡng quá. Hình như cả tai, mắt, mũi nó cũng thấy ngon. Trước khi và, nó giấu miếng cá xuống đáy bát để ủ lấy chất nóng cho miếng cá ngon thêm. Nó làm như cảđời chưa được nếm vị cá khô bao giờ.

Cái Mít từ nãy vẫn ăn nhạt. Sau thầy nó gắt lên nó mới chịu gỡ lấy một cái đầu.

Bác gái thương chồng ra mặt. Bác chọn lấy khúc cá ngon, nhiều nạc, gắp bỏ vào bát chồng như

chủ tiếp khách. Đến lượt sau, chồng biết ý, gạt bát ra và nói: - Bu nó ăn đi chứ! Tôi chỉ thích ăn đầu cá [103, tr. 685]. …

Hàng ngày chúng ta đối mặt với những tính toán lo toan, vất vả nhọc nhằn. Hai chị em Mai trong Nửa chừng xuân của Khái Hưng cũng vậy. Họ phải an ủi động viên lẫn nhau để vượt qua cơn khốn khó. Chúng ta gặp ởđâu đó cảnh nhường cơm sẻ áo của vợ - chồng, cha mẹ - con cái. Đó cũng là một cảnh mà gia đình bác Chính của Trần Tiêu phải trải qua.

Tóm lại, không có nhân vật nào trong tiểu thuyết phong tục là nhân vật siêu nhân. Nhân vật của các nhà văn Tự lực văn đoàn cũng vậy. Tất cả những con người đều được họ đặt vào trong một môi trường sống. Mỗi nhân vật luôn gắn liền với một chức danh, một bổn phận. Mai là người chị của Huy, người vợ của Lộc. Loan là con dâu bà phán Lợi. Bác Chính là dân làng Cầm. Rồi các ông lý, ông cán cũng là những nhân vật có vị trí ở thôn xóm cả. Vì vậy, nếu như làm một cuộc hành trình xuyên suốt các nhân vật tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, chúng ta sẽ gặp đầy đủ mọi thành phần trong xã hội. Tầng lớp quan lại có các ông án, ông phán, ông tuần, ông huyện. Tầng lớp thị dân có Loan, Mai, Lộc, Dũng. Tầng lớp nông dân có bác Chính, chị Vót, bà lý. Lớn tuổi có, thanh niên có, trẻ nhỏ cũng có. Nhân vật phụđặt cạnh nhân vật chính, tạo bối cảnh cho nhân vật chính hoạt động. Các nhà văn Tự lực văn đoàn

nói chung không chủ trương xây dựng những nhân vật anh hùng kiệt xuất, hay mô tả những sự kiện vĩ đại diễn ra trong bối cảnh không gian và thời gian rộng lớn, hay những xung đột mãnh liệt, có tính cách sử thi. Họ chỉ phản ánh những hiện tượng bình thường diễn ra trong cuộc sống, những hiện tượng quá quen thuộc tưởng chừng như nhỏ nhặt đến nỗi không phải ai cũng để tâm đến với một cái nhìn sâu sắc, điềm đạm. Người đọc do vậy có thể tìm thấy trong những nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng và Trần Tiêu bất kì một con người nào đấy trong cuộc sống, hoặc một mối tương quan nào đó giữa con người với xã hội xung quanh.

So với các kiểu nhân vật khác, nhân vật loại hình là kiểu nhân vật giúp nhà văn có điều kiện thể hiện tập trung nhất các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người nào đó trong xã hội. Nhân vật loại hình mặc dù cũng đòi hỏi có một cá tính nhất định, và được thể hiện qua những chi tiết chân thực, sinh động nhưng hạt nhân của cách xây dựng nhân vật này là nhà văn phải đưa ra được một số phẩm chất xã hội sao cho người đọc có thể phân biệt được rõ ràng loại nhân vật này với loại nhân vật khác. Các nhân vật kiểu như bà án, bà phán Lợi, Mai, Loan, ông lý, ông cán của Nhất Linh, Khái Hưng và Trần Tiêu đều có thể xếp vào kiểu nhân vật loại hình.

Bà án, bà tuần, bà phủ, … cũng như Mai, Loan, Hồng đều là những nhân vật được khai thác trong phạm vi gia đình. Có điều, khi đem so với những nhân vật Mai, Loan, Hồng thì nhân vật bà án, bà tuần, bà phủ có tần số xuất hiện trong tác phẩm rất thấp. Nhân vật không đa đạng cũng như không có bề dày. Nói cách khác, sự có mặt của họ trong tác phẩm chỉ là để thực hiện một chức năng phong tục nào đấy.

Trong Nửa chừng xuân, ba lần bà án xuất hiện là cả ba lần Khái Hưng chỉ đặc tả thái độ, giọng nói và hành vi của bà: nổi cơn thịnh nộ, đập bàn quát mắng, đứng phắt dậy trỏ tay vào mặt con mắng, càng tức giận, quát tháo, vỗ sập, gầm thét, cười gằn, cười khinh bỉ, giận uất lên, cười ngặt nghẽo, quát mắng, mĩm cười khẽ gật, bĩu môi, ngừng lại mở chiếc hộp ăn trầu, ngồi thừ nghĩ tìm mưu kế, thong thả

dằn từng tiếng, ….

Nhân vật bà phán Lợi cũng vậy. Đọc tiểu thuyết Đoạn tuyệt chúng tôi chỉ có thể lược được vài câu miêu tả dáng vẻ rất ngắn của nhà văn: “Tiếng sau cùng bà kéo dài ra và cao giọng như có ý để

Loan nghe thấy”, “Bà phán nguýt Loan”, “Bà phán quắc mắt”, “Bà phán chỉ vào mặt Loan, sỉa sói”, “Bà phán vừa khóc vừa đứng dậy chỉ vào mặt Loan, the thé”, “Thấy bà phán đưa tay áo lên gạt nước mắt và khóc sụt sịt”, “Bà phán cao giọng”, “Khác với mọi lần, bà phán không mỉa mai hỏi nàng đi đâu về (…) bà phán ngọt ngào bảo Loan” [101, tr. 54], [101, tr. 82], [101, tr. 83], [101, tr. 84], [101, tr. 84], [101, tr. 85], [101, tr. 87], [101, tr. 88]… Miêu tảđã ít, nhà văn lại còn không quan tâm đến mọi phương diện. Ông chủ yếu tập trung phản ánh thật cụ thể, rõ ràng thái độ và hành động của nhân vật để qua đó giúp độc giả nhận thấy chức năng và quyền hành của loại người phụ nữ này trong gia đình.

Trở lên là hai nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Một nhân vật của Khái Hưng, một nhân vật của Nhất Linh. Nhưng rõ ràng cả hai không khác biệt nhau là bao. Bà án cũng như bà phán,

hai bà đều ích kỷ, độc ác. Người thì lấy lí do lo cho hạnh phúc và tương lai của con mà bằng mọi cách chia rẽ tình cảm Lộc – Mai; người thì dùng uy quyền của mẹ chồng để hành hạ con dâu. Rồi đến bà phán Trinh, bà tuần, bà Phủ (Thoát ly), ông bà án Báo (Gia đình) nói chung đều tàn nhẫn và ác độc như vậy cả. Trong gia đình, họ chính là người đại diện cho thế lực phong kiến, bảo thủ và tàn ác.

Còn các nhân vật ông lý, ông cán, mỗi người Trần Tiêu khắc họa bằng một nét riêng. Ông đại “trịnh trọng bước một đi đầu”, ông lý Vũ “đứng cạnh cổng vái lia lịa như chầy máy” [103, tr. 641], ông cựu từ - “Một ông râu tóc đã hoa râm đeo mục kính trắng, trông đạo mạo như một cụ đồ nho, từ

cách vuốt râu cho chí dáng điệu đứng ngắm và nhẳm đọc các câu đối, đại tự” [103, tr. 642],ông cán Bích “thò tay vào nách gãi sồn sột, rồi thản nhiên lấy móng tay cái búng ghét trong các móng khác”

[103, tr. 690], cụ tuần “vuốt lại bộ râu bạc, rồi hai khuỷu tay chống xuống hai đầu gối, hai bàn tay chắp lấy nhau” [103, tr. 694] … Mỗi người, mỗi kiểu nhưng nếu nhìn kỹ lại tất cả những nét chạm khắc ấy ta không khó để nhận ra đấy toàn là những nét vẽ nhà văn muốn dành tặng riêng cho lớp nhà nho gàn dỡ cuối mùa.

Tuy nhiên cũng phải nói ngay rằng nhân vật được các nhà văn Tự lực văn đoàn ưu tiên khắc họa không phải là những con người nói trên. Nhân vật được họ tập trung nhiều công sức xây dựng nhất là hệ thống nhân vật trẻ. Riêng ở mảng tiểu thuyết phong tục, chúng ta hãy thử so sánh hai nhân vật Mai và Loan.

Mai là nhân vật chính trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân. Còn Loan, nàng là nhân vật chính của

Đoạn tuyệt. Khái Hưng cũng như Nhất Linh đều theo suốt nhân vật từ lời nói, cho đến cử chỉ, hành động. Mỗi nhân vật đều có một gia đình, có bạn bè, có cử chỉ, dáng điệu riêng và cũng được khắc họa nội tâm sâu sắc. Nhưng về tính cách, hai con người này rõ ràng có nhiều điểm rất giống nhau. Cả Mai và Loan đều được hưởng một nền giáo dục mới nên cả hai đều có ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân. Mai cũng như Loan đều là những con người có ước mơ, có hoài bão. Họ yêu cái đẹp của tâm hồn, họ bất chấp mớ lễ nghi cũ kĩ. Tuy sống giàu tình cảm nhưng họ cũng là lớp người có suy nghĩ sáng suốt, và hành động mạnh mẽ dứt khoát.

Với kiểu nhân vật người nông dân, cách xây dựng của nhà văn Tự lực văn đoàn cũng vậy. Cuộc đời bà lý Bổng (Chồng con), bà lý Chỉ rồi đến bà khán Bột (Con trâu) dù có trải qua nhiều thăng trầm nhưng chung quy lại đó vẫn là cảnh đời chung của những người vợ Việt Nam “tam tòng tứđức” và mãi khổ với “cái nợ chồng con”...

So với những kiểu xây dựng nhân vật khác, ấn tượng của người đọc đối với các nhân vật được xây dựng theo kiểu nhân vật loại hình dĩ nhiên sẽ không thể toàn diện, và sâu sắc bằng. Tuy nhiên, phải nói ngay rằng, yêu cầu của nhà tiểu thuyết phong tục không nằm ở chỗ xây dựng nhân vật sao cho thật sự sống động mà là ở khả năng phản ánh các vấn đề về phong tục tập quán. Bà án, bà tuần, bà phán, hay ông lý, ông cựu xuất hiện trong tác phẩm là để tượng trưng cho những cội rễ của một xã hội chuẩn đắc trong tập tục và hủ tục với đầy đủ thủđoạn và kế hoạch nhằm duy trì nền tảng xã hội đó. Còn Mai,

Loan, Hồng là đại diện cho lớp người trẻ, ý thức sâu sắc về vấn đề tự do cá nhân và hạnh phúc lứa đôi. Họ thuộc kiểu nhân vật tiến bộ, không ngại chống đối lại cái cũ, lạc hậu. Mâu thuẫn giữa bà án – Mai, bà phán Lợi – Loan, bà phán Trinh – Hồng, ông bà tuần – Dũng do đó không còn là mâu thuẫn nội bộ giữa cá nhân với cá nhân hay giữa cha mẹ và con cái nữa mà đã trở thành mâu thuẫn giữa hai thế hệ già – trẻ, mâu thuẫn giữa giai cấp phản tiến bộ và giai cấp tiến bộ.

Tóm lại, với việc tạo dựng hai mẫu nhân vật: mẫu thứ nhất gồm các nhân vật bà án (Nửa chừng xuân), bà phán Lợi (Đoạn tuyệt), ông bà án Báo (Gia đình) hay các ông lý ông cán (Con trâu, Chồng Con); mẫu nhân vật thứ hai là Mai (Nửa chừng xuân) Loan, Dũng (Đoạn tuyệt), Nhung (Lạnh lùng), Hồng (Thoát ly) … các nhà văn Tự lực văn đoàn đã hoàn thành được tôn chỉ “Làm cho người ta biết

đạo Khổng không hợp thời nữa” của mình. Những ai đã đọc tiểu thuyết của họ có lẽ chỉ cần nghe đến chữ “án”, “phủ”, “phán” hay “lý”, “cựu” … đều có thể biết ngay rằng những người sắp được nói đến là những con người có đầu óc bảo thủ, thích tỏ ra có quyền hành. Ngược lại, những người có một tâm hồn lãng mạn, lối sống trẻ trung luôn được gắn với những cái tên như Mai, Loan, Dũng. Điều này cũng chứng tỏ cho cách lựa chọn nhân vật là những con người của cuộc sống đời thường cùng cách xây dựng theo kiểu nhân vật loại hình của các nhà văn Tự lực văn đoàn là một việc làm đúng đắn. Nhân vật của họ đọng lại trong lòng độc giả không phải bằng tính cách mà bằng hành động, không bằng ngoại hình mà bằng tên gọi. Đây là chính một thành công mà không phải nhà tiểu thuyết phong tục nào cũng có được!

Một phần của tài liệu Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)