Tái hiện sinh động những hình thức tổ chức nghi lễ truyền thống

Một phần của tài liệu Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 61 - 64)

TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

2.2.1.Tái hiện sinh động những hình thức tổ chức nghi lễ truyền thống

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, thời tiết diễn biến thất thường. Người Việt ta lại chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Trình độ hiểu biết về khoa học còn thấp nên cuộc sống của con người lúc bấy giờ lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Tâm lý phụ thuộc, ý thức tôn sùng và thái độ hòa hợp với thiên nhiên vì vậy trở nên rất phổ biến.

Cư dân Việt xưa đã không chỉ phụ thuộc vào một hai hiện tượng riêng lẻ mà cùng lúc họ phụ thuộc vào tất cả: trời, đất, nắng, mưa … Đối với họ, đây là những lực lượng siêu nhiên chứa một sức mạnh huyền bí, có khả năng chi phối đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Tục thờ cúng, lễ tế trời đất, thần thánh chính là đã được xuất phát từ niềm tin tưởng này nhưng chúng tôi chỉ muốn nói đến hai trong những hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt xưa đã đi vào tác phẩm văn học nói chung và tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn nói riêng, nghi thức buổi lễ cầu đảo và nghi thức đón ông thủ chỉ làng.

Lễ cầu đảo là một trong những hình thức sinh hoạt qua đó giúp con người được tiếp giáp với thần linh. Sơ khởi của lễ cầu đảo là cầu đảo để mong âm phù. Tuy nhiên, lâu dần, cứ mỗi khi gặp vấn nạn gì, người Việt xưa lại tổ chức lễ cầu đảo. Có lễ cầu đảo xin thần giúp sức đánh giặc. Có lễ cầu đảo xin mưa thuận gió hòa, cầu phúc cho dân chúng và cũng có lễ cầu đảo được lập ra để giải oan, chiêu hồn người đã khuất … Tất cả những buổi lễ cầu đảo này đều đã được đi vào văn học như: Nhất Dạ

Trạch truyện, Kim Quy truyện, Bảng nhãn họ Hà, Miếu Phạm Nhan, Nam Xương nữ tử truyện, Đoàn phu nhân liệttruyện ….

Năm ấy, ở làng Cầm “Từ rằm tháng hai sang đầu tháng ba, lại suốt từ tháng ba sang tháng tư, không một giọt mưa”. Theo tục xưa, làng được quan trên cho phép tiến hành lễ cầu đảo xin trời làm mưa. Tác giả Con trâuđã dành hẳn bốn trang giấy khổ 16 x 24 để miêu tả lại một cách khá kỹ lưỡng, từ lúc bắt đầu cho đến khi buổi lễ cầu đảo kết thúc.

Bắt đầu nhà văn tả nghi thức tế rượu: “Trước khi xin âm dương, ông tế một tuần rượu (…) Cứ

nhìn dáng điệu ông lom khom, đi đứng khép nép trong lúc tế, đức ông ngài cũng rủ lòng thương rồi”

[103, tr. 607]. Sau nghi thức tế rượu, viên đại bái gieo đồng trinh xin rước thần: “Tế xong, ông cúi rạp, hai tay giơ ra cầm lấy cái đĩa đựng hai đồng trinh Khải Định để trên nhang án. Ông quỳ và kính cẩn nâng cái đĩa lên ngang trán rồi ông lẩm nhẩm khấn một thôi dài. Đoạn ông hạ thấp đĩa xuống trước ngực, cầm hai đồng trinh gieo” [103, tr. 667]. Nếu thần “đồng ý”, nghi thức lễ rước kiệu sẽđược tiến hành: “Được lệnh các cụ, bác giơ trống ra trước mặt đánh ba hồi chín tiếng. Tức thì, cờ quạt, tàn lọng giải ra đỏ rực cả lối đi từ cổng chùa đến tận đường cái. Ông Hiểu vẫn mũ áo chỉnh tề, hai tay kính cẩn nâng cái hòm sắc của ngài đặt lên kiệu bát cống. Xã Chính đánh một hồi ba tiếng. Dứt tiếng thứ ba, tám anh ghé vai, nhấc bổng kiệu lên rất đều đặn, ngay ngắn vì các anh kiêng kiệu đã nhiều lần nên đã thạo lắm. Trống cà rùng, trống cái, trống con, bát âm nổi dịp. Rồi tiếng loa giục, tiếng tù và inh ỏi. Theo tôn ti trật tự, đức ông là bực thượng đẳng đi đầu tiên. Đi sau cùng là kiệu đức thánh thôn Trung, vì ngài là đức thánh bà, lại mới được phong trung đẳng. Kiệu ngài lúc nào cũng đi bước một. Ngài không bay cao, không xoay, không lùi, nhưng ai dám bảo ngài không thiêng. Ngài cũng thiêng lắm chứ. Chỉ vì ngài thương hại tám cô chân kiệu của ngài, tám cô gái quê nhu mì, ăn vận lối tân thời: quần trắng, áo hồng, khăn vành giây màu lam thẫm. Ngài thương hại cả đến những các cô theo hầu

ngài: bốn cô đội hòm khăn chầu áo ngự, hai cô cầm lẵng hoa, một cô đội hòm lồng kính trong đựng những đôi hài xinh xinh thêu chỉ vàng chỉ bạc” [103, tr. 668 - 669].

Kiệu đi được một đoạn, tác giả quan sát từ xa:

Đám rước đi dài hàng cây số. Đứng xa, trên một nơi cao nhìn xuống, trông như thể một con tràng xà thêu bằng chỉ sặc sỡ trên nền nhung xanh. Những chiếc lọng nhô lên như hàng nấm. Thỉnh thoảng một tràng pháo nổ ran, làm lấp cả tiếng trống rước. Khói pháo bay tỏa ra như mây mờ [103, tr. 669]…

Tóm lại, Trần Tiêu đã ghi lại thật tỉ mỉ, chính xác mọi hoạt động đã diễn ra trong buổi lễ cầu đảo của làng Cầm. Đọc tiểu thuyết Con trâu, chúng ta thấy nào cờ, nào lộng, nào trang phục buổi lễ, nào âm thanh kèn, trống …. nhưđang hiển hiện trước mắt từ gần cho đến xa, từ trên xuống dưới. Tuy không tận mắt chứng kiến nhưng qua bốn trang viết của Trần Tiêu, người đọc vẫn có thể hình dung được về một trong những hình thức sinh hoạt nghi lễ dân gian khi xưa của làng quê Bắc bộ - một vùng đồng bằng giàu truyền thống về thờ cúng các lực lượng tự nhiên.

Theo thống kê, hàng năm trên cả nước ta ít nhất cũng diễn ra hàng trăm ngàn lễ hội lớn nhỏ. Đặc biệt vào dịp xuân, lễ hội hầu nhưđược tổ chức khắp mọi nơi. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa xã hội của một tập thể, một địa phương hay có khi của nhân dân trong cả nước. Như những thước phim tài liệu quay chậm, Con trâu của Trần Tiêu đã tái hiện lại không khí ba kỳ lễ hội vào những ngày đầu xuân tại làng Cầm. Mồng hai tết là lễ đón ông thủ chỉ làng “Từ xưa đến giờ, hôm mồng hai tết vẫn là hôm dành riêng cho ông thủ chỉ thôn làm cỗ mừng thôn” [103, tr. 619]. Đến mùng sáu, làng có ngày hội quan lão “Mồng sáu tháng giêng, ngày hội “quan lão”, là một ngày vui vẻ, sầm uất, náo nhiệt nhất làng Cầm” [103, tr. 625]. “Rồi đến ngày mồng chín, một ngày tấp nập nhất trong thôn Tiền; lúc này ông đại mới thật là ông đại” [103, tr. 641]. Mỗi lễ hội đều thể hiện những nét văn hóa độc đáo riêng và nhà văn Trần Tiêu của chúng ta đã say sưa ghi hình lại tất cả.

Kính lão đắc thọ” từ lâu đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người Việt. Thông thường mỗi khi làng mở hội, các bô lão sẽ tụ hội ở chùa hay một nhà đương nào đó để làng đem cờ quạt và phường bát âm đến rước ra đình. Làng Cầm không như vậy. Làng mở riêng ngày Hội quan lão vào ngày mùng sáu tháng giêng hàng năm để vừa tôn vinh các cụ vừa để cả làng được dịp vui chơi. Ai ai cũng nô nức và chờ đợi. Văn miếu thờ đức Khổng ngày thường vắng vẻ yên lặng, đến ngày hội quan lão “bỗng thành một nơi tụ họp cả bốn thôn: Thượng, Trung, Tiền, Hạ, chỗ hẹn hò của đủ hạng người: già, trẻ, trai, gái, trên từ hàng lý, phó, dưới tới hàng cán, xã cho chí bạch đinh. Trong các ngõ xóm, trên các

đường hẻm, đường cái từng lũ nối đuôi nhau đi cả về một phía như các dòng sông chảy ra biển. Trong văn chỉ, ngoài sân văn chỉ, chung quanh văn chỉ người đi lại đông như kiến” [103, tr. 625].

Hội quan lão được bắt đầu với nghi thức đón rước ông thủ chỉ của làng: “Một lát sau (…) hiện ra lá cờ đầu bằng vóc đỏ cạp các thứ vóc xanh, vàng, tím và mép viền trắng. Trên nền vóc đỏ thêu bốn chữ kim tuyến: “Lão thần trí sĩ”.Đám rước được tổ chức thật trọng thể. Theo lệ, lão một trăm tuổi đi

võng điều che bốn lọng xanh, lão chín mươi tuổi đi võng điều che hai lọng xanh. Lão tám mươi đi võng xanh đòn cong một lọng. Lão bảy mươi đi võng xanh đòn ống một lọng. Trai tráng cầm cờ khiêng võng đều nón dấu áo nẹp: “Tiếp đến mười lá cờ nỉ của làng hầu hết đã cũ. Trên nền nhiều lá những lỗ dán nhấm lấp lánh như sao, mỗi khi cờ phất phới bay trước gió. Những người cầm cờ mặc toàn áo nâu đỏ và quấn xà cạp đỏ (…) Rồi đến bốn anh phường trống cà rùng đứng đôi một đối diện nhau. Chúng đều mặc áo lụa đỏ, thắt lưng xanh lụa ra ngoài. Mỗi anh đeo một cái trống ngay giữa bụng và ưỡn người, khuỳnh tay ra đánh. Tiếp đến tám anh phường bát âm, một anh cầm trống khẩu, một anh cầm bát bửu, hai anh cầm kiếm. Họ mặc một loạt áo lương đen, thắt lưng điều (…) Một ông quan, râu bạc phơ, mặc triều phục, đội mũ cánh chuồn, cầm hốt ngà, ngồi xếp bằng tròn trên chiếc võng điều. Hai anh nông phu lực lưỡng mặc áo nâu đỏ đặt trên vai chiếc đòn đầu rồng đuôi tôm sơn son thiếp vàng, giữa cong lên như cánh cung. Hai bên, bốn chiếc lọng xanh chúc đầu vào nhau để che, tuy trời râm mát. Theo sau, mấy ông đội mũ tế, mặc áo thụng xanh có bối tử. Chừng đó đều là những ông cử, ông tú, ông hàn. Kếđến một lũ “tiểu mũ” đội hòm mũ áo và đi đoạn hậu một tràng dài người

[103, tr. 628].

Buổi lễ quả đã được miêu tả lại khá sắc nét. Chúng ta thấy nhà văn Trần Tiêu như đang mục kích đâu đó tại trung tâm văn hóa làng Cầm. Xuyên suốt buổi lễ, các chi tiết từ nhỏ cho đến lớn, nhà văn không để sót chi tiết nào. Tất cảđều được ông ghi hình thật kỹ lưỡng. Không chỉ có nghi thức rước ông thủ chỉ long trọng, người đọc còn thấy cả cảnh dân làng tụ tập đông đúc xô đẩy nhau; không chỉ có tiếng trống, tiếng tù và inh ỏi mà còn có cả âm thanh của “tiếng reo, tiếng chửi, tiếng khóc loạn xạ”. Không khí ngày hội dường như đã bao trùm khắp nơi nơi. Dân làng Cầm, người lớn tuổi, có chức có quyền họ tập trung tại cửa Khổng sân đình; lớp thanh niên trai trẻ chúng rủ nhau từng đám tổ tôm, hát hò to nhỏ … Một không khí lễ hội thật đông vui, náo nhiệt. Náo nhiệt đến mức người trực tiếp chứng kiến nó là nhà văn Trần Tiêu khi viết về cuộc sống người dân làng Cầm đã không thể bỏ qua. Và chúng ta hôm nay – những người đã từng đọc Con trâu nhớ lại nhớ về làng Cầm với ngày Hội quan lão được tổ chức vào mùng sáu tháng giêng hàng năm.

Một phần của tài liệu Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 61 - 64)