Thuần phong mỹ tục

Một phần của tài liệu Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 29 - 41)

TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

2.1.1.Thuần phong mỹ tục

Gia đình là cái gốc của xã hội. Chính ở nơi ấy con người được sinh ra và lớn lên. Từ xưa đến nay các thành viên trong gia đình người Việt vẫn luôn cư xử với nhau rất có nghĩa có tình. Tất cả người Việt ai ai cũng đều quan niệm anh em cùng cha mẹ đẻ ra gọi là anh em đồng bào, anh em cùng cha khác mẹ gọi là anh em dị bào, nhưng đều là anh em ruột. Anh em cốt lấy tình thân ái, đùm bọc, bênh vực, giúp đỡ nhau. Người xưa vẫn thường cho rằng gia đình nào anh em ăn ở chung với nhau, hòa thuận với nhau là có phúc. Trách nhiệm của các thành viên trong gia đình cũng được quy định hẳn hoi. Người anh cả là người có quyền. Cha mất, anh cả sẽ thay mặt cho cha. Chị em cũng có tình thân ái như anh em. Trong cách ăn cách ở cũng phải yêu mến nhau, nhường nhịn, lấy lời khôn lẽ phải mà khuyên

bảo nhau. Các nhà văn Tự lực văn đoàn đã nhận thấy được truyền thống tốt đẹp này, quyết ra sức giữ gìn và phát huy.

Mai, nhân vật chính trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân (Khái Hưng), là một người chị đáng được nể trọng. Cha mẹ nàng lần lượt qua đời khi nàng chỉ mới mười chín. Huy, em Mai, rất thương chị, không muốn chị vì mình phải lo lắng cực khổ. Sau khi cha mật, chàng đã xin phép chị được thôi học để đi làm. Tình cảm yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa hai chị em họ khiến ai đọc cũng phải cảm động:

Huy vội gạt:

- Không được chị ạ. Chị cứ để em thôi học ra xin việc làm ở các nhà buôn còn hơn. Em không muốn vì em mà chị phải ngược xuôi vất vả.

Mai cười:

- Thế thì em nhầm: chị chỉ muốn vì em đem hết nghị lực ra làm việc như lời thầy dạy đấy thôi

[51, tr. 18].

Từ lúc cha mất đi, dường như tất cả tâm trí của mình Mai đều dành để lo lắng cho Huy. Mai chăm sóc Huy từng li từng tí. Cuộc sống dẫu khó khăn nhưng đời nào nàng có thểđể Huy thôi học. Dù chưa nghĩ ra sẽ xoay sở thế nào để có tiền đóng tiền học cho em nhưng sợ em bận tâm, học hành sa sút, nàng nói ra vẻ nàng đã quả quyết mọi việc đâu ra đó từ lâu lắm rồi:

Không được. Nhất định chị không để em bỏ học. Chị đã suy tính đâu ra đấy cả rồi. Chị về bán nhà và bán đất ở, thế nào cũng được ít ra là bốn năm trăm (…) Em đi học, còn chị, chị tìm cách buôn bán, hoặc bán rau, bán đậu, hoặc bán hoa quả. Như thế không những đủ chi dụng mà lại có tiền để

dành nữa kia [51, tr. 29].

Có lẽ phần vì tâm nguyện cuối cùng của cha, phần yêu thương em nên Mai không ngại một mình đương đầu với mọi khó khăn. Chưa phút nào ta thấy Mai kịp nghĩ đến bản thân: “Còn Mai, nào Mai có kịp tưởng đến Mai (…) Mai chỉ có cảm giác lờ mờ rằng suốt đời Mai ở bên cạnh em, săn sóc chăm nom em như một người vú già …” [51, tr. 28]. Mai dành hết thời gian và sức lực của nàng để chăm sóc và lo lắng cho em Huy. Nàng không lo thân mình, chỉ lo cho em phải dở dang việc học. Nàng nghĩ, nếu cùng đường, nàng có thể chấp nhận lời đề nghị làm vợ bé của lão Hàn Thanh. Đọc đến đây tôi trộm nghĩ nếu cần hi sinh cả tính mạng vì em có lẽ người chị này cũng không chút ngại ngần chăng?!

Ngoài đức hi sinh cao cả của Mai ra, Nửa chừng xuân còn có bóng dáng của một người chị cũng yêu thương em mình không kém, đó là chị Diên. Chị em Diên – Trọng cũng nghèo khổ giống chị em Mai – Huy. Hai người sớm mồ côi. Vì muốn kiếm miếng cơm manh áo hàng ngày, vừa lo cho em Trọng ăn học Diên đã bước vào con đường làm gái giang hồ. Diên không nghĩ đến nỗi khổ và nỗi nhục của bản thân nàng. Điều nàng lo nhất là làm sao giữ gìn thể diện cho Trọng. Vì vậy, dù rất thương và nhớ em nhưng chị không dám đàng hoàng vào trường thăm em như bao người khác: “Người chị tốt

lắm, thương Trọng, yêu quý Trọng như một người mẹ âu yếm con. Thứ năm, chủ nhật nào cũng mang quà bánh vào thăm em. Mà thương hại thay! Lần nào vào thăm em cũng lẩn lút như kẻ cắp, không dám

để ai biết” [51, tr. 24].

Đáp lại tình thương, lòng hy sinh cao cả của hai người chị ấy, cũng trong Nửa chừng xuân,Huy và Trọng là những đứa em ngoan ngoãn và luôn một lòng kính yêu chị. Nếu như Huy luôn chăm chỉ học hành, không dám làm việc gì khiến Mai phải phiền lòng, thì Trọng cũng đã không ngần ngại kể về cuộc sống tủi nhục mà xưa kia chị Diên đã phải trải qua để nuôi chàng ăn học nên người, dù biết rõ việc này có thể“ngăn trở con đường tương lai hạnh phúc” đang đến với chàng. Do đó, nếu nhưở trên nhà văn khiến chúng ta nể trọng Mai, Diên thì đến đây hai nhân vật Huy và Trọng lại tạo thêm trong chúng ta ấn tượng tốt đẹp về tình nghĩa của một người em đối với chị. Ấn tượng về một thái độ kính yêu và đền đáp.

Xiết bao điều tốt đẹp trong đạo lý anh em từ xa xưa của người Việt Nam đã và đang tồn tại trong mỗi gia đình. Khái Hưng, cây bút xuất sắc của Tự lực văn đoàn, đã phát hiện ra và đưa vào một số tác phẩm của ông. Những ai đã từng cảm phục trước hai người chị bản lĩnh, yêu thương em hết mực như Mai và Diên trong Nửa chừng xuân chắc có lẽđều khó nén được cảm xúc bồi hồi trước tình cảnh hai anh em Lương và Thiện trong Thoát ly.

Lương và Thiện sớm mồ côi mẹ. Người cha sau khi lấy thêm vợ kế đã không còn quan tâm chăm sóc đến hai anh em. Anh em Lương và Thiện vì vậy chỉ còn cách nương tựa vào nhau để sống:

“Cha chết đi, Lương và Thiện sống trong sự cô độc mênh mang, tuy thời còn cha hai người cũng đã cảm thấy cô độc rồi. Vì thế chúng quyến luyến săn sóc đến nhau, thân yêu nhau hơn là trong tình anh em. Thiện coi Lương như một người mẹ, và Lương chăm nom bảo ban Thiện như một người chị gái đối với em” [102, tr. 721]. Tình cảm gắn bó giữa hai anh em cứ vậy ngày này qua ngày khác. Lâu dần, Thiện đã yêu thương Lương đến độ chàng sinh tính ích kỷ. Chàng không muốn anh mình dành tình cảm cho bất kì ai khác ngoài chàng. Chàng buồn bã và sinh lòng ghen ghét ngay với những người bạn của anh vì chàng sợ sẽ phải xa anh. Về phần Lương, Thiện là người em duy nhất của chàng. Chàng lo cho em từ miếng ăn, giấc ngủ cho đến việc học hành. Do đó, ngay khi biết Thiện buồn vì ghen với tình yêu chàng dành cho Hồng, chàng không cam lòng. Chàng cảm thấy thương Thiện nhiều hơn. Và dù rất buồn nhưng người anh ấy đã hứa với em là sẽ chấm dứt mọi mối quan hệ xung quanh chàng. Chàng dặn lòng sẽ không dành tình cảm cho ai khác ngoài em mình.

Trong số các nhà văn Tự lực văn đoàn, Khái Hưng là người quan tâm về những biểu hiện của tình cảm thiêng liêng thuộc phạm vi đời sống gia đình nhiều hơn cả. Đọc tác phẩm của ông ta có thể kể ra nhiều loại tình cảm như: tình cha con, tình vợ chồng, tình chị em, … Cách viết của nhà văn lại không thuyết lý dài dòng hay ồn ào, lớn tiếng. Ông hết sức nhẹ nhàng và tinh tế, tạo được sức mạnh lay động từ bên trong. Với người đọc hôm nay, những nhân vật Mai – Huy, Diên – Trọng, Lương – Thiện

của Khái Hưng mãi mãi vẫn là những hình ảnh hết sức chân thật, dung dị nhưng vô cùng đẹp đẽ cho tình nghĩa anh em trong mỗi gia đình người Việt Nam.

Một điều nữa về thuần phong mỹ tục mà chúng tôi nhận thấy được sau khi đọc tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là dường như tất cả nhân vật nữ chính của họ không ít thì nhiều đều mang trong người những nét đẹp cổ truyền: từ bà lý Bổng, bác xã Chính, Mai, Nhung, Hồng cho đến Tuyết – một cô gái giang hồ. Những người phụ nữ này đều là những người mẹ, người vợ cần cù, đảm đang, chịu thương chịu khó. Không những thế, tấm lòng họ còn rất mực thủy chung, hiền lành nhân hậu. Trước tiên, tôi muốn nói đến trường hợp Mai trong Nửa chừng xuân của Khái Hưng.

Cha qua đời sớm. Mai là chị, nàng thay cha tiếp tục lo lắng cho em ăn học. Một thời gian sau, nàng đã yêu và lấy Lộc – một người quen cũ và cũng là người giúp đỡ chị em nàng trong cơn khốn khó. Cuộc hôn nhân vừa đem lại hạnh phúc vừa gây đau khổ cho nàng. Hạnh phúc vì nàng được sống và chăm lo cho một gia đình nhỏ với những người nàng yêu thương. Đau khổ vì dù bằng lòng làm vợ Lộc nhưng nàng biết hôn nhân giữa nàng và Lộc không được sự cho phép của bà Án mẹ Lộc. Yêu Lộc, lòng nàng luôn nơm nớp lo sợ một ngày nào đó sẽ phải rời xa chồng. Về phía bà Án, bà đã kén vợ cho con trai là một nơi môn đăng hộđối nên khi biết con lén lút cưới người con gái khác, bà tìm mọi cách để li gián hai người. Lộc nghi ngờ Mai, tình cảm của chàng đối với vợ trước kia nồng nàn biết nhường nào thì nay lại đổi ra lạnh nhạt đến khó ngờ. Điều này khiến Mai vì lòng tự trọng, và đặc biệt là vì con đường tương lai của Lộc – lời bà Án nói – đã quyết định rời xa Lộc. Mai ra đi giữa lúc bụng mang dạ chửa, em Huy lại đang bị bệnh. Nếu không có ý chí, nếu tính tình không chịu thương chịu khó có lẽ Mai và Huy đã không thể vượt qua hoàn cảnh ngặt nghèo này. Tác phẩm Nửa chừng xuân của Khái Hưng đã khẳng định Mai là một cô gái đầy bản lĩnh. Sự giúp đỡ của những người bạn tốt bụng cùng nghị lực bản thân đã giúp Mai không những không bị khuất phục trước thử thách nghiệt ngã của số phận mà còn vươn lên sống tốt hơn. Sau những cơn bão táp của cuộc đời, Huy trở thành nhà giáo, Mai sống lặng lẽ chăm sóc em và con.

Ai cũng biết lòng chung thủy, tình yêu sắt son chính là một nét đẹp truyền thống của những người phụ nữ Việt Nam. Mai của Khái Hưng là người đã kế thừa được đức tính này. Dù biết rõ rằng Lộc đã vâng lời mẹ cưới vợ khác, Mai vẫn giữ trọn bổn phận của mình – bổn phận của một người con gái đã có chồng: “Còn con thì trinh tiết, tính mệnh (…) cả một đời con, con đã gửi vào anh con (…) con không thể lấy được ai nữa. Không phải con sợ mất, sợ thiệt một sự gì cho con, nhưng xa anh Lộc thì con không thể sống được (…) thà con chết còn hơn đi lấy lẽ. Lương tâm con không cho làm những

điều vô nhân đạo như thế” [51, tr. 169 -170]. Trong mọi lời nói và hành động, Mai luôn tỏ ra là một người phụ nữ đứng đắn và biết giữ gìn. Tuy mang ơn Minh đã chữa khỏi bệnh cho em Huy, nhưng không vì thế Mai chấp nhận những cử chỉ có phần cợt nhã của Minh. Nàng đã rất giận dữ và phản kháng vô cùng mạnh mẽ: “Mai đứng phắt dậy mặt tái mét, cất tiếng cự tuyệt: - Ông không được hỗn. Tôi là gái đã có chồng”. Cho đến sau này, với họa sĩ Bạch Hải, phản ứng của Mai cũng thế. Cách xây

dựng nhân vật như thế của Khái Hưng đã cho thấy tác giả muốn khẳng định với bạn đọc rằng đức hạnh và lòng chung thủy của người phụ nữ với chồng mình bao giờ cũng là điều đáng quý nhất: “Nhưng chiều hôm ấy tôi gặp … chồng tôi ở cổng nhà ông thì tôi vụt nhớ tới bổn phận của tôi. Vẫn biết bao giờ

tôi cũng nghĩ tới bổn phận nhưng tôi không muốn để ai ngờ được lòng đoan chính của tôi” [51, tr. 266].

Tóm lại, trên những nét lớn, tiểu thuyết Nửa chừng xuân của Khái Hưng đã dựng lên được một bức chân dung chân thật và đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam. Nhân vật nữ chính duy nhất của truyện là cô gái có nhiều tư tưởng mới mẻ, táo bạo. Nhưng cô gái ấy không hề đánh mất những đức tính đẹp đẽ ngàn đời. Nói khác hơn, với các nhà văn Tự lực văn đoàn, lòng hiếu thảo của một người con đối với cha mẹ, tình yêu thương đùm bọc của người chị đối với em, lòng thủy chung son sắt của người vợ đối với chồng rất đáng trân trọng, đáng được gìn giữ. Vì vậy, nó luôn tồn tại trong mỗi nhân vật nữ của các ông.

Bà lý Bổng trong tiểu thuyết Con trâu của Trần Tiêu cũng là nhân vật phẩm hạnh như Mai của Khái Hưng.

Mười chín tuổi nàng về làm dâu nhà bà khán Tịn. Đây là lời nhận xét của người mẹ chồng về nàng: “Nàng dâu bà đảm đang quá. Thôi thì dệt vải, may vá, đi chợ đi búa, làm cơm, làm nước, buôn ngược bán xuôi, tần tảo, làm lợi cho nhà bà khá nhiều mà không bao giờ phàn nàn về nỗi vất vả. Mười chín tuổi đầu mà biết đủ mọi việc như thế thì thật là hiếm có, một nàng dâu hiếm có” [102, tr. 747].

Chồng nàng ban đầu cũng là người chăm làm, không rượu chè, cờ bạc, chỉ duy nhất có thú chơi diều. Trong đời sống vợ chồng, “Nàng lúc nào cũng xuân tình nồng nàn. Nàng sớm dậy thì. Từ năm nàng mười lăm mười sáu đứng trước trai tơ nàng đã thấy nóng bừng cả mặt, vì thế mà nàng có vẻ thẹn thùng e lệ (…) vài năm nay tình dục của nàng càng thêm bồng bột. Nàng đĩ người nhưng không đĩ nết. Nhờ có nết mà nàng không đến nỗi ngoại tình và còn giữđược trinh khi về nhà chồng” [102, tr. 871]. Nhưng về phía chồng nàng: “Nàng thấy chồng nàng có tính lãnh đạm, thờ ơ ít khi nồng nàn như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nàng”. Có lẽ vì thế mà hai vợ chồng ở với nhau đã tám chín năm vẫn chưa có con chăng? Mẹ chồng nàng ngày đêm mong ngóng có được đứa cháu để ẵm bồng. Còn nàng, nàng lo lắng và buồn bã không kém. Rồi nàng cũng sinh được con. Nhưng hai đứa con gái ra đời liên tiếp là cái cớ để chồng nàng vin vào đấy suốt ngày chơi bời lêu lỏng bỏ mặc nàng chăm lo mọi việc trong ngoài. Từ chăm mẹ già đau ốm, đến dệt cửi, trông coi công việc ruộng vườn, nuôi con, một mình nàng cáng đán. Sau này, tuy nàng có sinh thêm được đứa con trai, nhưng xã Bổng chồng nàng đã quen thói ăn chơi nên vẫn chứng nào tật ấy. Hết rượu chè, cờ bạc ông lại chuyển sang mê cô đầu. Ngay bà khán còn phải thất vọng với đứa con chính bà đã mang nặng đẻ đau, vậy mà người vợấy vẫn không một lời than vãn. Bà dốc hết lòng lo cho chồng và gia đình chồng. Tay bà trước kia chăm nom mẹ chồng và chồng thì nay lại đến chăm nom con cháu. Suốt cuộc đời, bà không lúc nào ngơi nghỉ, không lúc nào lo đến bản thân. Bà chỉ biết mỗi một việc là làm lụng và thu vén trong ngoài để chồng con bà được sung sướng. Bao nhiêu công việc,

bao nhiêu lo toan đều đổ cả lên đôi vai của người phụ nữ này. Nhưng tất cả, bà đều có thể chu tất. Bà lo được chức lý thôn cho chồng, lo trả món tiền cưới lại cho ông Nghị, lo chức lý cho thằng Quy, lo tổ chức tiệc lên lão sáu mươi của ông lý, …

Đọc xong Chồng con, có thể nói nhận xét: “Bà Lý của Trần Tiêu thật là người đàn bà tiêu biểu cho rất nhiều người phụ nữ thôn quê Bắc Kỳ, họ là những người “hết khổ về chồng lại khổ về con” mà suốt đời yên lặng làm ăn không hề ta thán” [83, tr. 788] của Vũ Ngọc Phan trong công trình Nhà văn

Một phần của tài liệu Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 29 - 41)