Mê tín dị đoan

Một phần của tài liệu Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 64 - 69)

TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

2.2.2.Mê tín dị đoan

Trong đời sống tâm linh của con người thật khó để phân biệt ranh giới rạch ròi giữa niềm tin thiêng liêng và óc mê tín dị đoan. Sự phân chia của chúng tôi ở đây chủ yếu được dựa trên cách hiểu niềm tin thiêng liêng là những gì mang đến sự phong phú cho đời sống tinh thần. Ngược lại, mê tín dị đoan là thái độ tin một cách mù quáng, mê muội bất cứ một điều gì, tin vào những việc dị kỳ không thể có được. Người mê tín dị đoan có thể gây phương hại vừa cho bản thân vừa cho xã hội. Do đó, ai cũng muốn loại trừ mê tín dị đoan ra khỏi đời sống xã hội. Nhưng chạm đến nó là chạm đến một vấn đề đặc biệt nhạy cảm, và cần phải hết sức khéo léo. Dù vậy, các nhà văn Tự lực văn đoàn không ngần ngại. Tác phẩm của họ đã lên tiếng cảnh báo hậu quả tai hại của đầu óc mê tín đang rất phổ biến trong một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam.

“Tiên tích đức hậu tầm long”, người Việt tin rằng mọi sông núi gò bãi đều do tác động của các vì sao. Có sao tốt sao xấu nên cũng có nơi thếđất tốt nơi thế đất xấu. Ở được nơi thếđất tốt con cháu có phúc đức, phát đạt và ngược lại, thế đất xấu, vị trí của tổ tiên không được đắc địa hay đặt ở vị trí khuyết hãm, sự nghiệp sẽ bị hủy hoại: “Bác để ý trông, văn chỉ thờ đức Khổng ta làm ngay trên đầu rồng, cái ao làng với cái giếng đằng trước văn chỉ là hai mắt rồng. Chỗ phình ra, ngay chỗ gốc cây đa là hòn ngọc. Nhờ hòn ngọc ấy mà làng ta lắm khoa bảng, lắm quan to đấy nhé!” [103, tr. 723]. Đồng thời, người xưa cũng tin rằng sẽ có một người nào đó có tài năng phi thường, ngẫu nhiên được trời đất phú bẩm cho, hay người ấy tự tạo ra điều kiện để tiếp nhận năng lượng vũ trụ. Người này sẽ có khả năng thấy được “long mạch” tốt xấu. Việc thay đổi hậu vận của bất kỳ ai trong xã hội do đó được cho là nhờ vào những ông thầy địa lý này: “Rồi năm kia, trong khoảng tháng ba, cụ án bỗng tự nhiên đau mắt, mỗi ngày một nặng. Rồi ông cả, ông hai, ông ba, cả nhà cùng đau mắt. Nếu cùng ở một nhà thì còn có thể bảo rằng lây. Đằng này mỗi ông một nơi xa nhau hàng dặm. Xem bói, thì ông thầy bảo

động mộ tam đại (…) Thế rồi lão thấy Tầu cho bốc mộ tam đại nhà cụ án đi nơi khác. Chưa đầy một năm, cụ án thụ bệnh, quy tiên. Vài tháng sau cụ bà nối gót cụ ông lên chầu trời. Năm sau đến lượt ông cả. Ông hai tự nhiên bỏ hiệu đi đâu mất. Còn ông ba đâm ra chơi bời. Bao nhiêu ruộng nương bán sạch. Đến nay túng quá đến nỗi ông phải nậy cả gạch sân đem đi bán” [103, tr. 720].

Thường thì mỗi khi trong gia đình gặp chuyện không may hoặc có người thân đau ốm liên miên, người ta rất hay đi xem bói. Nếu thầy bói phán là động mồ, động mả thì phải đi thăm mộ bố mẹ, ông bà, cụ kị … xem có việc gì khác thường như rễ cây mọc đâm xuyên, hướng đất xấu …. để làm lễ tạ. Sau đó, họ nhờ thầy địa lý tìm chỗđể di dời đi nơi khác với lòng tin làm vậy mọi chuyện không may sẽ qua đi (Bác Chính – Con trâu).

“Bói ra ma quét nhà ra rác”, đã đi đến thầy bói thì ông nào cũng như ông nấy: “ Sau mấy lời nói dựa và một vài câu bác cho là đúng, ông thầy xoay sang hậu vận, nịnh nọt, gãi vào chỗ ngứa cho bác sướng. Rồi kết cục, ông ta bảo phải cất lại ngôi mộ thân sinh ra chồng bác và động mộ ông tam

đại, phải lễ ông thổ thần cai quản khu đất ấy” [103, tr. 686]. Như thế nhưng ai cũng tin. Họ cho lời thầy là lời thánh, và tin vô điều kiện: “Miệng hố lấp đi rồi, trông chẳng khác một ngôi mộ mới. Hai bác mừng rỡ, vui sướng như đứng trước cảnh giàu sang mới phát của ông cha nơi chín suối. Xã Chính tưởng nhìn thấy những đoạn xương sáng dần. Và những bối tơ hồng đương nảy nở để rồi sau này kết cả bộ xương rời rạc thành một vật kì dị. Và suốt từ dọc đường về nhà, bác yên lặng đi, mắt mơ mộng một cảnh giầu sang” [103, tr. 729].

Một biểu hiện nữa của lòng tin vào thầy bà là việc chữa bệnh bằng bùa, phép. Trong suy nghĩ của người xưa, khi trẻốm, bố mẹ nếu chạy chữa thuốc men không khỏi thì họ liền cho là đứa trẻ đã bị thần thánh quở phạt, tà ma ám ảnh. Gia đình phải đi cầu cúng, xem bói để biết đứa trẻđã bị thần thánh nào quở phạt hay ma quỷ nào theo ám. Khi quẻ bói đã cho biết tại sao đứa trẻđau ốm, bố mẹ phải đi cúng các đền để tạ tội cho nó, hoặc xin bùa phép để trừ tà ma. Cúng bái xong, người ta lấy tàn hương

hòa với nước thải cúng cho đứa trẻ uống và cũng xin bùa dấu tại các đền điện mang về cho đứa trẻđeo. Người ta quan niệm trẻ có bùa đeo, tà ma trông thấy sẽ phải lánh xa: “Loan nhớ lại, hồi con mới ốm, bà phán Lợi nghe lời thầy bói giao nó cho một thầy bùa (…) Sau thấy đứa bé một ngày một xanh xao, Loan sinh nghi, đi hỏi dò chị em, mới biết phép chữa bệnh của bọn thầy bùa là cho uống tàn hương nước thải và có khi lại dùng roi dâu để đánh đuổi tà ma ám ảnh, nghĩa là đánh người ốm” [101, tr. 81].

Tiếp nữa là việc cầu tự. Cầu tự là một tập tục có lịch sử lâu đời ở Châu Á. Đây là một tập tục thuộc về đời sống tâm linh được lưu truyền trong dân gian nhằm hy vọng về tương lai con cái. Theo quan niệm xưa, có con trai là điều rất quan trọng. Ngoài việc có sức lao động, còn là sự kế thừa dòng dõi, gia tộc. Những gia đình không sinh được con hoặc chỉ có một dòng con thường tìm cách cầu tự. Theo nguyên nghĩa, cầu tự là cầu thần, Phật xin cho đẻ được con. Đã có nhiều truyền thuyết về các nhân vật lịch sử có thật từ thời Ngô, Đinh, đến thời Lê được sinh ra do bố mẹđi cầu tựở chùa, quán. Ngày nay cũng vậy, chùa quán ở nước ta trong các dịp lễ hội cũng là một nơi mà các vợ chồng thường hay đến để cầu tự. Tại nơi cầu tự, sau khi lễ bái, ai muốn sinh con trai thì xoa đầu hòn núi cậu, ai muốn sinh con gái thì xoa đầu hòn núi cô. Những cặp vợ chồng có lòng cầu cúng lễ bái thành khẩn thần, Phật sẽđộng lòng thương mà cho các Cô, các Cậu về làm con. Vợ chồng nào “Muốn có con mà không chịu

đến cửa thành thì đừng có hòng” [103, tr. 757].

Chị Bổng trong Chồng con lấy chồng đã lâu mà vẫn chưa sinh được con. Khao khát được làm mẹđã xui chị nghĩ đến việc cầu tự. Ban đầu chị gửi lễ nhờ người cầu hộ: “Nàng đã sang tận bên Họ, tìm đến ông lang chuyên chữa về đường tử túc. Nàng đã nhờ ông khóa Vịnh vừa là họ ngoại, vừa là thầy cúng, lần mò vào tận Hương Tích kêu cầu, xin dấu. Chẳng hội đền nào là nàng không ngầm gửi tiền ông ta đi lễ hộ. Nàng mua cả thuốc Mường, thuốc Mán … Nàng đã xin sư cụ chùa Tiên nổi tiếng về môn phù thủy một đạo bùa cầu tự buộc vào cổ yếm mà nàng có ý luồn trong áo để mọi người không biết, sợ họ cười. Nàng đã đi xem bói và thầy bói đã bảo cho nàng biết rằng số nàng muộn màng, đến năm hăm tám thì có con giai và sẽ con đàn cháu đống. Nàng vẫn bán tín bán nghi” [103, tr. 747]. Nhưng mẹ chồng chị vẫn chưa bằng lòng: “tao muốn mày phải thân chinh đi đến nơi đến chốn mà cầu tự thì mới hiệu nghiệm. Hoặc chùa Hương hay đền Sòng, đền Kiếp hay là đền … đền gì gần Nam Định

ấy nhỉ?” [103, tr. 749]. Năm lần bảy lượt chị cũng định sẽ tựđi lấy nhưng rồi lại rụt rè, e ngại. Hội Phủ Giầy mùng hai tháng ba năm ấy, tuy vẫn chưa hết ngần ngại nhưng bị“mẹ chồng, mẹđẻ và chú bác, cô dì giục giã, hết nói ngọt đến nói sẵng” nên cuối cùng chị cắp thúng theo mọi người đi cầu tự. Khó khăn lắm chị mới đi được. Nhưng một điều lạ là “khi vào đền đức Thánh Mẫu thì tín ngưỡng của nàng chú trọng cả vào đấy. Nàng đứng cạnh ông khóa, cúi rạp người xuống, chắp tay cầu khấn. Nàng cầu khấn tha thiết, nồng nàn đến nỗi chị em khấn xong cả rồi, vẫn còn thấy nàng xuýt xoa mãi” [103, tr. 762].

Trong suy nghĩ người Việt, sinh đẻ là vấn đề vô cùng hệ trọng. Người phụ nữ từ lúc bắt đầu mang thai đã phải kiêng kị nhiều thứ, vừa kiêng cho bản thân mình nhưng cũng vừa kiêng cho người khác.Với quan niệm “sinh dữ, tử lành”, người xưa rất kị có người khác đến đẻ trong nhà mình vì coi đó là điều không may. Phụ nữ sắp đến kỳ sinh nở, theo dân gian xưa thì “Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng”. Trường hợp nếu nhà có người trong họ hàng ở xa đến chơi, đến kỳ sinh nở mà về không kịp, thì chủ nhà sẽ phải dựng tạm một cái lều ở ngoài vườn để sản phụ ra đó mà sinh, sau ba tháng mười ngày người đó sẽđược đưa thẳng về nơi cư trú. Ở Nghệ Tĩnh, phong tục còn khắc nghiệt hơn vì ngoài con dâu không ai được quyền sinh trong nhà. Do đó, con gái về nhà mẹ, nếu trở dạ, cũng phải ra túp lều ngoài vườn hoặc vào chuồng trâu mà đẻ. Ngày nay, trình độ dân trí phát triển, xã hội không còn những cách nghĩ này. Nhưng ở những vùng nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám thì đây là điều có thật.

Sồi chuẩn bị sinh con đầu. Nghe có người dọa vào nhà thương thường bị mổ xẻ nên cô đòi chồng đưa mình về nhà anh chịở quê đểđược nhờ vả, nâng đỡ. Đến nơi, Mẫn vừa mở lời đã bị anh chị từ chối thẳng thắn: “Ấy chết! Chú để thím đẻ ởđâu chứ chớ đẻở nhà tôi”. Anh chị họ cũng như những người ở quê đều cho đây là điều đặc biệt kiêng kị: “Từ thượng cổ không có cái gì xúi quẩy, lụn bại bằng trong nhà chứa một người đàn bà ở đâu đến đẻ. Táo bạo, liều lĩnh đến bực nào cũng không dám

để một việc xảy ra như thế” [103, tr. 866]. Van xin lạy lục chẳng ăn thua gì, lại bịđẩy ra đường, hai vợ chồng đành dắt nhau định về nhà mẹ. Nhưng họ vừa đến quán Đất thì Sồi đẻ …

* * *

Mục tiêu chính được các nhà văn trong nhóm Tự lực nhắm tới để tấn công là đạo Khổng. Mê tín dị đoan do đó, nếu được đề cập đến thì trong ba nhà văn phong tục Nhất Linh, Khái Hưng và Trần Tiêu thì Trần Tiêu sẽ là người đề cập nhiều nhất. Trước hết, Trần Tiêu phụ trách mảng đời sống nông thôn. Ngoài ra, nhà văn này còn không có lối viết gọn, rạch ròi như Nhất Linh, hay nhẹ nhàng chậm rãi như Khái Hưng: “Lời văn của Khái Hưng có vẻ nhẹ nhàng ủy mị của một nhà thơ, thì trái lại, bút pháp của Nhất Linh bao giờ cũng sắc sảo, gãy gọn và đanh thép” [117, tr. 49]. Lối viết truyện của Trần Tiêu tỉ mỉ, pha chút hài hước. Đây là hai yếu tốđể nhà văn có thể phê phán thành công đầu óc mê tín dị đoan của người dân quê. Lễ cầu đảo được tổ chức thế nào, vì sao bác xã Chính nghèo đói chạy ăn từng bữa lại dám bỏ ra cả khoản tiền bán ruộng để cất lại ngôi mộ cho cụ thân sinh, ông lý Khóa nói những gì với bác Chính trai hay lý do nào Sồi chết, cách chữa bệnh của các ông lang, cách làm mẹo để người phụ nữ sinh nhanh, …. người đọc đều có thể tường tận khi đọc hai tác phẩm Con trâuChồng con. Tuy nhiên, chỉ những ai tinh ý mới nhận ra đây không phải là những ghi chép thông thường. Xen lẫn giữa lớp từ ngữ, câu văn dùng để kể, để tả là không ít từ không ít câu được nhà văn dùng kèm theo với một thái độ hài hước, mỉa mai. Tác phẩm của ông do đó có phê phán nhưng không hề gây cảm giác khó chịu cho người trong cuộc. Hay nói khác hơn là tác phẩm của Trần Tiêu, một nhà giáo viết về nông dân mà như chính người nông dân viết về cuộc đời mình. Tất cả sự việc đều được kể từ đầu cho

đến hồi kết thúc. Tốt hay xấu, hay hay dở, nhà văn để vấn đề tự nó sáng tỏ - Bác Chính đến lúc chết vẫn mang theo ước mơ con trâu cái vì sau lễ cầu đảo “Những cây lúa gần chết khô giơ những bông khẳng khiu. Hạt lúa thưa thắt không sức nặng để rủ xuống mặt đất. Đứng trên cao nhìn như một bức thảm vàng lâu ngày đã mất tuyết phai màu” [103, tr. 671], hay “Từ ngày nàng đi cầu tựở Phủ Giầy

đến tháng ba này vừa đúng hai năm mà vẫn chưa thai nghén” [103, tr. 762], … * *

*

Những năm 1930 – 1945, viết về phong tục không phải chỉ có mỗi tiểu thuyết của nhóm các nhà văn Tự lực văn đoàn. Nhưng nếu nói bao quát được nhiều vấn đề nhất, chúng tôi nghĩ rằng chỉ có sáng tác của nhóm văn gia này. Nhất Linh, Khái Hưng chuyên về tầng lớp tư sản, tiểu tư sản với cuộc sống nơi thị thành; Trần Tiêu có duyên với người nhà quê. Tác phẩm của họ lại có cả những sinh hoạt trong đời sống xã hội, cảđời sống tâm linh. Phản ánh ca ngợi mỹ tục lẫn phê phán hủ tục. Hay nói cách khác đi là những vấn đề liên quan đến phong tục tập quán đều được nhóm văn này miêu tảđầy đủ và gắn với một thái độ cụ thể. Tiểu thuyết phong tục Tự lực văn đoàn, vì vậy, có thể nói là vừa đáp ứng được mong muốn tìm hiểu về phong tục trong cuộc sống của nhiều tầng lớp xã hội vừa giúp người đọc nhận định được trong những thói quen ấy, những thói quen nào vẫn còn mang giá trị văn hóa tốt đẹp, thói quen nào đã trở nên lỗi thời cần phải loại trừ ra khỏi đời sống. Tóm lại, trong buổi giao thời của xã hội, các nhà văn Tự lực văn đoàn với việc sáng tác những tiểu thuyết viết về phong tục tập quán đã “gây nên” được “một nền luân lý”.

Chương 3

NGH THUT MIÊU T PHONG TC TRONG TIU THUYT T LC VĂN ĐOÀN

Một phần của tài liệu Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 64 - 69)