Mối quanh ệc ủa chủ nghĩa hiện thực với các trào lưu, phương pháp

Một phần của tài liệu Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 138 - 144)

được tiến hành nghiên cứu và cũng có những ý kiến trái ngược nhau.

3.4.2. Mối quan hệ của chủ nghĩa hiện thực với các trào lưu, phương pháp sáng tác khác: sáng tác khác:

Trước khi chủ nghĩa hiện thực xuất hiện, trong văn học đã tồn tại sừng sững hai trào lưu đó là chủ nghĩa cổđiển và chủ nghĩa lãng mạn. Tuy nhiên, do xuất hiện giữa lúc nhu cầu nhận thức xã hội của con người tăng cao, do chỉ ra được những mâu thuẫn cơ bản của xã hội, và do phù hợp với vai trò là vũ khí đấu tranh của các nhà cách mạng, chủ nghĩa hiện thực sớm được đánh giá cao, thậm chí đề cao quá mức như vừa trình bày. Tuy nhiên, một thành tựu nghệ thuật không bao giờ là thành quả đột xuất, mà bao giờ cũng kế thừa ít nhiều từ các thành quả trước đó. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã chú ý đến sự ảnh hưởng của các trào lưu trước đó, đặc biệt là chủ nghĩa lãng mạn đối với chủ nghĩa hiện thực. Song, ở ta, tình trạng xem nhẹ, thậm chí đối lập chủ nghĩa lãng mạn với chủ nghĩa hiện thực vẫn là một việc làm có nguy cơ

biến thành thói quen. Lên tiếng về thực trạng này, Phong Lê nói: “Kẻ chịu đựng nỗi oan này nhiều nhất là Chủ nghĩa lãng mạn, cùng song hành với chủ nghĩa hiện thực; và toàn bộ cái gọi là Chủ nghĩa hiện đại hoặc Suy đồi, sau văn học hiện thực, trên bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX, đầu XX cho đến nay. Tất cả các khuynh hướng này đều được xem là lạc hậu, là sự cổ cũ cho con người thoát ly hiện thực, đi xa hơn, nó còn được xem là sựđồng lõa, sự tiếp tay cho các thể chế chính trị phản

động” [50, tr.412].

“Sự thiên lệch và bất công này kéo dài khá lâu ở phe ta, cho đến khi, bằng các kết quả nghiên cứu từ khu vực lịch sử, giới lý luận thấy rõ Chủ nghĩa Lãng mạn, đặc biệt Chủ nghĩa Lãng mạn ở các nước Đông Âu, lại là sản phẩm, là sự

khẳng định các khát vọng của nhân dân trên con đường hình thành các quốc gia,

dân tộc; và đặc biệt trong khuynh hướng hồi vọng về quá khứ, đó là thái độ phản

ứng với trật tự tư sản mới ra đời đã đem lại bao nhiêu thảm trạng cho các tầng lớp nhân dân lao động” [50, tr.413].

Như vậy, sự khôi phục lại vị trí cho chủ nghĩa lãng mạn đã cho thấy mối quan hệ khá bình đẳng giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn. Đó cũng là cách đánh giá khách quan và hợp lý cần có.

Trong khi chủ nghĩa hiện thực còn đang tồn tại, vào nửa sau thế kỷ XIX, nhân loại đã chứng kiến một sự bùng nổ của các trào lưu văn học. Trong Mấy vấn

đề lý luận về chủ nghĩa hiện thực, Phùng Văn Tửu cho rằng: “Càng ngày, văn học nghệ thuật càng phát triển với nhịp độ nhanh hơn, nên thời gian của các chu kỳ

cũng ngắn dần lại. Trước kia, các trào lưu văn học có thể đánh dấu bằng thế kỷ. Rồi đến thời kỳ, trong một thế kỷ có nhiều trào lưu lớn kế tiếp nhau. Đến chúng ta, nhịp độ phát triển càng căng thẳng hơn nữa” [97,tr.58]. Như vậy, vào nửa sau thế

kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực không độc diễn văn đàn mà cùng chung sống với chủ

nghĩa tự nhiên và các chủ nghĩa hiện đại. Để cổ vũ cho sự tồn tại và phát triển của mình, một số nhà văn thuộc các trào lưu khác đã ra sức công kích chủ nghĩa hiện thực. Chẳng hạn, khi chủ nghĩa vị lai thịnh hành ở Nga, một số người đã la ó: hãy từ

“con thuyền của cuộc sống hiện tại vứt bỏ Puskin, Đôxtốiepxki, L.Tônxtôi”. Tuy nhiên, vì không ít tác phẩm của các trào lưu ấy đi vào bế tắc, khủng hoảng trong tư

tưởng cũng như tắc tị, rối rắm về hình thức đã khiến cho người ta đánh giá thấp giá trị của các trào lưu này và quay về đề cao chủ nghĩa hiện thực. Song, trong khi phê phán các trào lưu khác, họ đã vứt bỏ luôn các yếu tố tích cực của chúng. Tiêu biểu cho quan điểm này là G.Luckacs, người được cho là tác giả của chủ trương “chủ

nghĩa hiện thực vĩđại”. Trong khi giới thiệu những đóng góp của Luckacs, Phương Lựu đã chỉ ra hạn chế của ông như sau: “chủ nghĩa hiện thực vĩ đại của G. Lukacs vẫn có những điểm yếu của nó mà trước hết là việc ông phủ nhận hoàn toàn chủ

nghĩa hiện đại, không thấy có thể hấp thu những yếu tố khả thủ của nó để làm phong phú thêm thi pháp của chủ nghĩa hiện thực” [54, tr.17].

Tương tự như vậy, khi thể hiện sự khôi phục lại vị trí của chủ nghĩa lãng mạn, Phong Lê cũng cho rằng: “Trên chiều hướng đánh giá này mà dần dần, nhiều trường phái khác như Chủ nghĩa Tự nhiên sẽ tham gia vào hàng ngũ hiện thực. Cố

nhiên, đến lúc này thì Chủ nghĩa hiện thực không còn là tiêu chuẩn cao nhất để

phân định, xác định giá trị tác phẩm.

Một mảng lớn sự phát triển của các khuynh hướng Hiện đại chủ nghĩa cũng dần được khôi phục lại các giá trịđích thực của nó, như là những tìm tòi nghệ thuật trên con đường chiếm lĩnh hiện thực” [50, tr.413].

Nói chung, khi nhận thức lại vị trí của chủ nghĩa hiện thực, mối quan hệ giữa nó với các trào lưu trước và cùng thời với nó cũng được đánh giá lại theo tình thần bình đẳng, thấu lý đạt tình hơn. Vậy mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ

nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thì được đánh giá như thế nào?

Từ trước đến nay, trong các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực, mệnh đề chủ nghĩa hiện thực phê phán là “tiền thân trực tiếp” của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vẫn thường được nhắc đi nhắc lại. Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được coi là bước phát triển tiếp theo của chủ nghĩa hiện thực và là đỉnh cao trong văn học nghệ thuật. Nhận định về tình hình này, Nguyễn Văn Dân viết:

“Đối với chủ nghĩa hiện thực XHCN, từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu của ta

đã coi nó là kết quả của quá trình phát triển cao của chủ nghĩa hiện thực. Cụ thể, chủ nghĩa hiện thực phê phán được coi là “tiền thân trực tiếp” của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cho nên theo quan điểm đó, trước đây chủ nghĩa hiện thực XHCN đã được coi là một giá trị cao hơn so với chủ nghĩa hiện thực và là một giá trị thẩm mỹ hoàn hảo”[12, tr.56].

Trongbài Về nội dung khái niệm chủ nghĩa hiện thực trong văn học, Nguyễn Văn Hạnh cũng nhận xét về tình hình đó: “Đối với các nhà nghiên cứu và lý luận văn học của chúng ta hiện nay, hiện thực xã hội chủ nghĩa được xem như một trình

độ phát triển mới, cao hơn của chủ nghĩa hiện thực. Chủ nghĩa hiện thực này là nguồn gốc, là truyền thống, nếu không phải là duy nhất, thì cũng là quan trọng bậc nhất của phương pháp sáng tác mới” [36, tr.57].

Rõ ràng, đối với các trào lưu xuất hiện trước và cùng thời, chủ nghĩa hiện thực được đề cao, song đối với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa hiện thực luôn được quan niệm như một bệ phóng, một bước chuẩn bị cho sự thành công của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi giới thiệu nguyên lý tính hệ thống, Trọng Đức đã vận dụng để

nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Ông nói:

“Giữa chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa tất nhiên là có những điểm cộng đồng với tư cách chúng đều là phương pháp hiện thực chủ nghĩa, nhưng giữa hai phương pháp đó lại có những điểm riêng biệt mà tổng số

kết hợp nhuần nhuyễn với mọi yếu tố hệ thống tạo thành sự khác biệt về bản chất. Những điểm khác biệt đó có thể là do sự nâng cao những điểm cũ đã có của chủ

nghĩa hiện thực phê phán trong những điều kiện mới của hiện thực, của khoa học và của bản thân văn học nghệ thuật, ví như tính lịch sử, tính điển hình, hay chức năng cải tạo. Những điểm khác biệt giữa chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ

nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa lại có thể là những điểm hoàn toàn mới không có trong chủ nghĩa hiện thực phê phán như tính đảng, hay như chủ nghĩa nhân đạo vô sản tạo thành cái mặt nhất thể của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh” [30, tr.54].

Tuy không trực tiếp phát biểu nhưng mô hình phát triển sau mà Phùng Văn Tửu đề cập rất dễ khiến người ta liên tưởng đến sự phát triển tất yếu dẫn đến chủ

nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa: “Cũng nhưđường xoắn ốc sau mỗi chu kỳ lại trở

về gần với vị trí ban đầu nhưng ở bình diện cao hơn, trên con đường phát triển của văn học nghệ thuật, ta cũng thường quan sát thấy những dấu hiệu tương đồng, gần gũi ở các thời kỳ khác nhau theo một chu kỳ tương đối đều đặn. Không phải ngẫu nhiên người ta dễ nghĩ đến một dòng văn học hiện thực bắt nguồn từ cổđại, bỏ qua Trung cổđến thời kỳ Phục hưng, bỏ qua chủ nghĩa cổđiển đến thế kỷ XVIII, bỏ qua chủ nghĩa lãng mạn đến chủ nghĩa hiện thực” [97, tr.58].

Tuy nhiên, Nguyễn Văn Dân đã không đồng ý với quan niệm này. Ông cho rằng quan niệm này xuất phát từ “sự giống nhau về mặt hình thức ngôn từ giữa hai

thuật ngữ: “hiện thực” và “hiện thực XHCN”, đặc biệt là quan điểm đó đã bị “ám

ảnh bởi hai chữ “hiện thực”. Từ đó, ông bày tỏ quan niệm: “Muốn xác định được bản chất của một chủ nghĩa trong văn học - nghệ thuật, ta phải căn cứ vào cương lĩnh và mục tiêu của nó, vào các nguyên tắc hành động và quy chuẩn nghệ thuật của nó”. Cho nên, theo ông: “xét các điều kiện xã hội sản sinh ra chủ nghĩa hiện thực XHCN thì chúng ta sẽ thấy rằng chủ nghĩa hiện thực XHCN ra đời là do yêu cầu của xã hội chứ không phải là kết quả của quá trình phát triển cao của chủ

nghĩa hiện thực phê phán” [12, tr.57-58]. Nếu xem chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ

nghĩa là một trào lưu, một phương pháp sáng tác như các trào lưu và phương pháp sáng tác khác, nghĩa là nó là một hiện tượng lịch sử cụ thể, ra đời dựa trên những tiền đề xã hội và tư tưởng riêng thì ý kiến trên của Nguyễn Văn Dân là rất đáng quan tâm. Chưa hết, ông còn chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa hai trào lưu này: “Tôi cho rằng cái khác nhau đầu tiên là trong khi chủ nghĩa hiện thực phê phán coi trọng nguyên tắc phê phán, thì chủ nghĩa hiện thực XHCN coi trong nguyên tắc khẳng định. Còn nguyên tắc điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực XHCN cũng không giống với điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực phê phán. [12, tr.58]. Và cuối cùng ông đi đến kết luận: “Như vậy ta có thể nói chủ nghĩa hiện thực XHCN và chủ nghĩa hiện thực phê phán, thoạt nhìn thì tưởng là hai anh em vì chúng có tên gọi gần giống nhau, nhưng thực chất chúng chỉ là hai người hàng xóm gần nhà xa ngõ” [12,tr.61].

Như vậy, mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiện thực với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã được đánh giá lại. Cụm từ “tiền thân trực tiếp” cho thấy được cái công của chủ nghĩa hiện thực. Cái công ấy là những thành tựu về tư duy nghệ thuật

được chủ nghĩa hiện thực phát hiện, đã trở thành tiền đề quý báu cho chủ nghĩa hiện thực hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy những gì được xem là hạn chế của chủ nghĩa hiện thực sẽđược chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa khắc phục. Trên thực tế, sự gần gũi giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một thực tế không thể chối cãi. Nếu như chủ nghĩa lãng mạn ra đời là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa hiện thực là sự phản ứng

chống lại chủ nghĩa lãng mạn, thì chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa không phải là phản ứng chống lại chủ nghĩa hiện thực, ngược lại, tiếp nối truyền thống của chủ

nghĩa hiện thực. Nhiều nguyên tắc nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ

nghĩa cũng có thể tìm thấy ở chủ nghĩa hiện thực, như tính chân thực, khách quan,

điển hình hóa,... Tuy nhiên, hai phương pháp sáng tác này vẫn có những điểm khác nhau rất cơ bản về nhân vật trung tâm, về cảm hứng chủ đạo và khuynh hướng tư

tưởng,… Nhìn chung, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vạch ra được quy luật phát triển cách mạng của cuộc sống, nó cổ vũ cho sự năng động, tích cực của con người, nó ca tụng những con người chiến đấu cho lý tưởng và hy sinh vì quyền lợi chung. Tuy nhiên, đó là về lý thuyết sáng tác. Phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa giống như một bửu bối, nhưng quan trọng là người ta có sử dụng nó tốt hay không. Trên thực tế, không ít tác phẩm sáng tác theo phương pháp sáng tác này không gây được tiếng vang so với những tác phẩm hiện thực phê phán trước đó. Mặt khác, cuộc sống không phải bao giờ cũng phát triển đi lên, đó chỉ là quy luật phổ quát. Con đường của cuộc sống có khi quanh co, khúc khuỷu, thậm chí thụt lùi. Cảm hứng phê phán mà chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa dành cho một dung lượng không nhiều cũng không đủ để nói hết những mặt trái của cuộc sống cũng như lương tâm của con người. Chính vì vậy, xem xét mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một việc làm không thể sơ

lược và công thức.

Tóm lại, trong khi một số nhà nghiên cứu lên tiếng về tình trạng đề cao quá mức chủ nghĩa hiện thực dẫn đến xem nhẹ chủ nghĩa lãng mạn và các chủ nghĩa hiện đại thì cũng có những nhà nghiên cứu lên tiếng về tình trạng đề cao quá mức chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa mà xem nhẹ chủ nghĩa hiện thực. Qua đó, vị

trí và mối quan hệ của chủ nghĩa hiện thực đã được đánh giá một cách khách quan và công bằng hơn. Đánh giá này liên quan đến việc xác định xu hướng vận động và phát triển của chủ nghĩa hiện thực.

Một phần của tài liệu Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 138 - 144)