Chủ nghĩa hiện thực trong văn học cổ phương Đông:

Một phần của tài liệu Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 103 - 106)

Về một chủ nghĩa hiện thực trong văn học cổ Phương Đông, đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Đặc biệt, ở Trung Quốc, một đất nước có bề dày văn học, vấn

đề này không tránh khỏi sự tranh luận. Xuất phát từ lòng tự hào về truyền thống văn học, đã có ý kiến cho rằng “dường như những gì đang diễn ra trong lý luận văn học hiện đại đều đã có trong truyền thống văn luận cổ đại Trung Quốc. Chẳng hạn về

phạm trù “điển hình hóa”, có người bảo đã có trong thuyết “quan vật thủ tượng” của Chu Dịch. Hoặc phạm trù “nội dung” và “hình thức” có thể bắt gặp từ thuyết vật chất của Khổng Tử…Về quan điểm văn học Nho gia và Đạo gia, đã có người viết: “Tư tưởng Nho gia nhấn mạnh việc làm sáng tỏ ngoại bộ của văn nghệ và

chính trị, văn học và hiện thực, các phương diện công dụng xã hội của văn nghệ. Còn tư tưởng văn nghệ Đạo gia thiên về tìm tòi các quy luật nội bộ của văn nghệ, tức lý tưởng thẩm mỹ, cấu tứ sáng tác, các phương diện phong cách nghệ thuật”. Có dáng dấp của sự tranh luận giữa lý luận xã hội học, phản ánh luận coi trọng công năng xã hội của tác phẩm và lý luận đề cao tính tự trị của văn bản trong thời hiện tại” [81, tr.51]. Những người theo quan điểm này cho rằng không nên tuyệt đối hóa những thành tựu của lý luận phương Tây bởi chúng đã được cha ông của họ

phát hiện rồi.

Song, ý kiến này nhanh chóng bị chính người Trung Quốc phản bác. Nhà nghiên cứu Trương Hải Minh trong khi đồng ý rằng tuyệt đối hóa thành tựu lý luận phương Tây mà xem nhẹ văn luận Trung Quốc là một cực đoan, vẫn cho rằng bảo những lý thuyết hiện đại đều đã có trong văn luận Trung Quốc sẽ là một cực đoan khác.

Nhà nghiên cứu Kim Thanh, ở góc nhìn khách quan đã cho rằng việc sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực trong văn học cổ Trung Quốc là có thật, nhưng nó lại khác về bản chất với chủ nghĩa hiện thực trong văn học phương Tây. Ông nói: “lý luận văn nghệ cổ đại Trung Quốc nhấn mạnh tới mục đích làm lợi cho chính giáo, còn lý luận văn nghệ phương Tây thì chú trọng “biểu hiện lịch sử”” [79, tr.76],

“Trong trường hợp như vậy, văn học có thểđã đi ngược nguyên lý của chủ nghĩa hiện thực chân chính” [79, tr.78]. Như vậy, vì mục đích khác nhau nên tính chất của hai nền văn học hiện thực cũng khác nhau. Đôi khi, văn học cổ Trung Quốc cùng bản chất với văn học hiện thực thế kỷ XIX, đó là nhờ vào sự chính trực của những nhà văn chân chính xưa: “Sở dĩ hai loại lý luận khác xa nhau mà lâu nay nhất trí với nhau vì có một số hiện tượng tương tự vì một số phần tử sáng suốt của giai cấp thống trị biết lấy dân làm gốc, nhìn thẳng sự thật, nho sĩ đại đa số có tài , buộc lòng với thiên hạ [79, tr.79]. Trong trường hợp như vậy, chủ nghĩa hiện thực trong văn học cổ Trung Quốc cũng không giống với chủ nghĩa hiện thực xuất hiện vào thế kỷ XIX ở Tây Âu.

Đến công trình Phương Đông và Phương Tây của Kônrat, vấn đề càng trở nên sáng tỏ hơn. Là một nhà Đông phương học, Kônrat dành nhiều thời gian để nghiên cứu văn học của Trung Quốc, Nhật Bản. Trong bài viết Vấn đề chủ nghĩa hiện thực và các nền văn học phương Đông, Kônrát đã bàn đến vấn đề có hay không chủ

nghĩa hiện thực trong văn học phương Đông. Sau khi nghiên cứu tường tận về nền “văn học nhân đạo chủ nghĩa” vào thế kỷ VIII – XII của Trung Quốc và “văn học

đời sống” thế kỷ XVII – XVIII và kịch Nô thế kỷ XIV – XV của Nhật Bản, những nền văn học hướng đến hiện thực một cách tự giác sớm nhất và gắn với những điều kiện kinh tế gần gũi với xã hội tư bản châu Âu, tác giảđã nhận thấy rằng hiện thực mà các nền văn học đó quan niệm cũng như cách phản ánh hiện thực đó vào trong tác phẩm không giống với văn học hiện thực Pháp thế kỷ XIX. Chẳng hạn, những yếu tố thần bí, hoang đường trong tác phẩm được tin là có thật và được xem là hiện thực. Từđó, Kônrát đã đi đến kết luận rằng chủ nghĩa hiện thực là một khái niệm có tính lịch sử, vì vậy phải hết sức thận trọng trong việc áp dụng khái niệm chủ nghĩa hiện thực “đối với loại văn học trước thế kỷ XIX ngay cả khi đã đưa ra những sự

rào trước và những định ngữ bổ sung”“tốt hơn là chỉ dành cho một trường hợp trong số đó mà thôi: để cho khuynh hướng phát triển cao hơn cả là văn học hiện thực thế giới thế kỷ XIX” [43, tr.354].

Như vậy, mặc dù luôn tự hào về truyền thống văn hóa nói chung và truyền thống hiện thực trong văn học nói riêng của phương Đông, chúng ta cũng không nên khiên cưỡng cho rằng đã có một chủ nghĩa hiện thực trong văn học cổ phương

Đông. Thực tế hiện nay, vẫn có người khi nghiên cứu văn học cổ Trung Quốc đã soi xét trên tiêu chí của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX. Với bài “Nhóm nhân vật điển hình trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc” (Tạp chí Nghiên cứu văn học số

9/2004), nhà nghiên cứu Trần Lê Bảo đã xem xét vấn đề nhân vật dựa trên tính cách

điển hình và hoàn cảnh điển hình. Mặc dù trong lúc luận giải và dẫn chứng, vấn đề

vẫn mang màu sắc cổđiển nhưng tác giả bài viết vẫn giới thuyết rất rõ về tính điển hình theo tinh thần hiện đại. Chính vì vậy, tuy bài viết có lắm công phu nhưng xét từ gốc, việc giải quyết vấn đề đã “có vấn đề”. Nên chăng, chúng ta chỉ xem đó là

“khuynh hướng hiện thực” với những yếu tốđậm chất hiện thực chứ không xem nó là một trào lưu có tính lịch sử như Phương Lựu đã bàn đến trong giáo trình lý luận văn học do ông biên soạn.

Cũng nằm trong quỹđạo đó, sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Một phần của tài liệu Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay (Trang 103 - 106)