a. Mối liên kết giữa TĐ và VB (i) Quy chiếu
2.5.2. Người phát ngôn
Một TĐ có thểđược đặt trước cũng có thể sau khi lập VB.
Người tạo ngôn có khi sử dụng kết cấu VB tin có tính khuôn mẫu nhằm “tự động hoá quy trình thông tin”, làm cho nó trở nên nhanh chóng, thuận tiện và quen thuộc hơn giúp người đọc tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất.
Trong cách tạo lập TĐ nêu chi tiết phản ánh rõ chủ định của người phát: lấy chi tiết nào làm thông tin hạt nhân và tại sao lại chọn chi tiết đó là lệ
thuộc vào cách lựa chọn của người phát/viết.
Cấu trúc tin trong câu gồm phần cho sẵn và phần mới. Xét trong quan hệ với cấu trúc Đề-Thuyết, thường phần cho sẵn nằm trong phần Đề, phần mới nằm trong phần Thuyết, nhưng không phải bao giờ cũng tương ứng như
vậy.
Tiêu điểm trong câu là phần thông tin trọng tâm mà người nói muốn nhấn mạnh, cho là có giá trị thông báo cao nhất, muốn nó được chú ý đến, hay còn hiểu là nơi tập trung chú ý của người phát nhằm làm cho người nhận hiểu
đúng ý của mình. Tiêu điểm trong một TĐVB, có khi được đánh dấu bằng kết cấu A:B, trong AB đó tiêu điểm nằm ở sau dấu hai chấm, rơi vào phần B.
Trong trường hợp tỉnh lược, chỉ có khả năng phần nêu là có thể bị tỉnh lược, còn phần báo được giữ lại vì tiêu điểm thông báo thông thường nằm trong phần báo.
Tiêu điểm còn được tạo ra bằng cách sử dụng từ ngữ phụ trợ. Nguyễn Văn Hiệp cho rằng các từ ngữ phụ trợ, trong đó có các trợ từ thể hiện tính chủ
quan, góp phần chỉ báo cho các tiêu điểm thông báo của câu [34]. Ví dụ:
(89)Sữa lại tăng giá(SGGP 15.01.2008) Giải bóng đá vô địch nữ châu Á
THÁI LAN LẠI THUA ĐẬM (TTSGGP 21.7.2006)
Ví dụ (89) trên có trợ từ “lại” vừa mang thành tố nghĩa khách quan (phản ánh) vừa có một thành tố nghĩa chủ quan (nghĩa đánh giá).
- Thành tố nghĩa khách quan: phản ánh sự lặp lại của hành động, tính chất, trạng thái nào đó.
- Thành tố nghĩa chủ quan: thể hiện một thái độ không bằng lòng của người nói đối với hành động, tính chất, trạng thái... được nói đến.
Hình tháp lộn ngược minh hoạ nguyên tắc những yếu tố của tin tức thường được trình bày theo thứ tự giảm dần về tính quan trọng. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, đúng như lời nhận định của The Missouri Group “Càng cố gắng tăng tốc độ phổ biến thông tin thì cấu trúc hình tháp ngược càng trở nên giá trị” [66, tr.155].
(Dẫn theo mô hình của Line Ross trong “Nghệ thuật thông tin”, tr.54)
Tít