a. Mối liên kết giữa TĐ và VB (i) Quy chiếu
2.4.3. Tính sáng tạo
Trong thời đại bùng nổ thông tin, báo chí ngày càng phát triển thì yêu cầu về sự sáng tạo càng được xem trọng. Nếu không có sự sáng tạo, mới mẻ, báo chí sẽ dần mất đi độc giả. Sự sáng tạo tạo ra bộ mặt mới cho báo chí, tránh đi vào lối mòn, nhàm chán. Muốn làm được điều đó, trước tiên cần quan tâm đến cách tạo lập TĐ một cách sáng tạo.
Ví dụ:
(86) So sánh báo Tuổi trẻ và báo Thanh niên cùng đăng tải sự kiện giống nhau ngày 15/01/2008.
Làm giả hàng của chính mình từ hàng Trung Quốc (TT 15.01.2008) Công ty khoá Minh Khai tự làm giả... khoá Minh Khai (THN 15.01.2008)
Báo Tuổi trẻ không nêu tên cụ thể, gây sự tò mò cho người đọc. Còn báo Thanh niên nêu tên cụ thểđể rồi người đọc bị bất ngờ bởi kết cấu TĐ hơi “lạ đời”.
Tính sáng tạo còn thể hiện qua sự kết hợp những từ, hình ảnh ấn tượng, bất ngờ.
Ví dụ:
(87) Hai chàng “xách búa” đi Tây (THN 25.7.2008)
Từ “xách búa” nghe có vẻ giang hồ, dữ tợn, nhưng khi kết hợp với từ
“chàng” là cách nói mang tính văn chương, nghệ sĩ thì người đọc ngẫm nghĩ
lại. Thêm vào đó, từ “xách búa” lại được để trong dấu ngoặc kép, ắt hẳn tác giả có dụng ý. Từ những phán đoán ban đầu đó, độc giả đi vào nội dung và phát hiện hai “chàng” chính là hai hoạ sĩ, còn “xách búa” bởi vì đây là hai nghệ sĩđiêu khắc.
Khi đưa vào TĐ các thành ngữ, tục ngữ, thông thường người ta tiết kiệm được lời mà ý đồ giao tiếp vẫn thực hiện một cách có hiệu quả. Kiểu kết hợp từ khá độc đáo gây ra những bất ngờ trong việc tiếp nhận thông tin, là những sáng tạo cá nhân, những cách nói hình ảnh gợi ra cho người đọc một cách tiếp cận mới vềđối tượng.
Sử dụng (mô phỏng) các thành ngữ, tục ngữ, lối nói quen thuộc một cách khác lạ, có hiệu quả, sử dụng tốt các biện pháp chơi chữ và dùng lối nói bỏ lửng cũng là cách đặt TĐ một cách sáng tạo.
(Xem thêm phần Các phương thức hàm ngôn)