Trích dẫn trong TĐVB

Một phần của tài liệu Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức (Trang 57 - 60)

Trích dẫn là một phương thức sử dụng ngôn ngữ mang lại những hiệu quả quan trọng cho việc chuyển tải thông tin và thông điệp của người viết báo. Khi lập một một TĐVB, người viết có thể sử dụng các phương tiện ngôn ngữ do chính mình lập ra hoặc trích dẫn lời người khác theo một cách diễn đạt có sẵn nào đó.

Trong các TĐ báo thường có các loại trích dẫn sau: TĐ trích dẫn trực tiếp (TĐ trích dẫn hoàn toàn), TĐ trích dẫn gián tiếp (TĐ trích dẫn bộ phận) .

(i) TĐ trích dẫn trực tiếp hay còn gọi là TĐ trích dẫn hoàn toàn có cấu trúc là lời dẫn trực tiếp từ một văn bản/ngôn bản khác.

Các TĐ trích dẫn trực tiếp xuất hiện thường tương đối ngắn mang ý nghĩa trọn vẹn, đầy đủ và súc tích, gây được sự chú ý của người đọc. Sử dụng lời dẫn trực tiếp khi một nhân vật quan trọng nói điều gì quan trọng, hay một ai đó nói điều gì một cách độc đáo.

Ví dụ:

(33) Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh:

“Sẽ không điều chỉnh tăng giá dầu đến hết tháng 6” (LĐ 23.5.2008) “Cuba đã hành xử đúng” (THN 25.7.2008)

“Chelsea mua Malouda không phải để thay Robben” (THN 14/7/2007) TĐ trích dẫn trực tiếp cũng có thể là một câu thành ngữ, tục ngữ, một câu nói nổi tiếng, những lời quen thuộc trích tên những bài hát, tên những bộ

phim, những tác phẩm nổi tiếng đã thấm sâu vào quảng đại quần chúng. Những câu trích dẫn trực tiếp mang thêm màu sắc và độ tin cậy cho bài báo, làm cho độc giả cảm thấy như đang gặp gỡ trực tiếp với nhân vật. Phần trích dẫn này được đặt trong dấu ngoặc kép, trừ trường hợp là những lời nói quen thuộc. Có khi sử dụng cả dấu câu để tăng thêm hiệu ứng.

Ví dụ:

(34) Bỗng dưng… muốn khóc (CATP.HCM 12/7/2008)

Ăn theo bộ phim truyền hình đang ăn khách, TĐ này gây tò mò cho người đọc muốn biết nội dung bài báo là vấn đề gì mà có liên quan đến tên bộ

phim. Nội dung bài báo cho thấy hai sinh viên ngủ trưa thiếu cảnh giác bị mất

điện thoại di động. Từ sự cố bất ngờ (bị trộm đồ) dẫn đến kết cục là muốn khóc.

(ii) Các TĐ trích dẫn gián tiếp thường được dùng để tóm tắt ý chính của những lời phát biểu dài hoặc lấy một câu điển hình trong tuyên bố của một nhân vật trong bản tin.

Ví dụ:

(35) Trưởng Ban kỷ luật VFF Nguyễn Hải Hường: VFF không kỷ luật thủ môn Đức Hùng(TT 1.8.2008)

TĐ trích dẫn gián tiếp có một phần chuỗi lời là trích dẫn trực tiếp từ

câu nói của nhân vật được đề cập trong bản tin hay từ một VB khác gọi là phần khách ngôn (phần lời trích dẫn) , phần còn lại là chủ ngôn của người lập VB (phần lời tự tạo).

Ví dụ:

“Hiệp sĩ bóng tối” là bộ phim ăn khách nhất năm 2008. Sự kiện này đã hấp dẫn giới truyền thông và công chúng hâm mộ, cho thấy sức nóng của bộ

phim đã lan toả như thế nào.

TĐ trích dẫn có cải biên là sự thể hiện sáng tạo của người viết qua việc biến cái của người khác thành cái riêng của mình dựa trên sự hiểu biết chung.

Ví dụ:

(37) Cờđang nằm trong tay thầy trò ông Ri-đơn (ND 14.7.2007)

TĐ này gợi liên tưởng đến câu “cờ đến tay ai người ấy phất”. Sự sáng tạo ở TĐ này là giữ lại yếu tố hạt nhân “cờ”, còn các yếu tố khác được thay thế cho phù hợp với ngữ cảnh. Qua đó, người đọc sẽ hiểu TĐ muốn đề cập

đến nội dung: lợi thếđang thuộc về thầy trò ông Ri-đơn.

Nếu một nhóm từ ngữ cá biệt nào đó có ý nghĩa đặc biệt hoặc chứa

đựng hàm ý thì trong trường hợp này, trích dẫn bộ phận hoàn toàn hợp lí.

Điều này thường kích thích sự tò mò hay ít ra cũng gây được sự chú ý từ phía người đọc.

Ví dụ:

(38) Trà Vinh: Nhiều bệnh nhân bị “Tào Tháo đuổi” (TTc 12.4.2008), Xây dựng "Venice thu nhỏ" trên vịnh Lăng Cô (THN 15.01.2008)

Cách nói quen thuộc “Tào Tháo đuổi” để ngụ ý chỉ việc bị tiêu chảy. Như vậy, hàm ý trong TĐ trên đề cập đến vấn đề bệnh tiêu chảy đang diễn ra

ở Trà Vinh. Lấy cảm hứng từ thành phố Venice nằm ở miền bắc nước Ý, một khu nghỉ dưỡng xây dựng 23 hòn đảo nhân tạo được xem như "một Venice thu nhỏ" trên vịnh Lăng Cô.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)