- Quan hệ giữa sự tình với chu cảnh:
x là a (danh từ không ác định)
2.4.4. Tần số xuất hiện của câu quan hệ có từ «là»trong vănbản mang phong cách khoa học
mang phong cách khoa học
Ví dụ :
(261) ‘‘Vua chết rồi hoàng hậu qua đời vì u buồn’’ là một cốt truyện. (15, p.4) (262) Trong cả bài thơ, mỗi từ là một nốt nhạc. (15, p.4)
(263) Đó là màu yêu, là nhịp tim, điệu hồn. (18, p.4) (264) Thơlà đau thương. (32, p.4)
Luận văn khảo sát các cứ liệu từ 10 văn bản mang phong cách khoa học gồm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Có 1197 câu trên 10 văn bản khoa học, trong đó có 113 câu quan hệ có từ « là ». Tỷ lệ xuất hiện của kiểu câu quan hệ có từ «là»trong các văn bản mang phong cách khoa học là 9,46 %. Trong đó 3,35 % là câu quan hệ định tính, 6,11 % là câu quan hệ đồng nhất.
Đây là một tỷ lệ khá cao trong 4 phong cách văn bản được khảo sát.
Tiểu kết:
Ở chương này, luận văn đã khảo sát chức năng ngữ nghĩa của kiểu câu quan hệ có từ “là” (câu quan hệ sâu) trong tiếng Việt. Vị từ “là” là một vị từ đặc biệt trong khung vị ngữ có thể tạo ra ra những câu quan hệ có chức năng ngữ nghĩa khác nhau rất phong phú, đa dạng.
Không chỉ vậy, hình thức của các tham thể xoay quanh vị từ “là” rất đa dạng cũng đã góp phần tạo nên sự phong phú về ngữ nghĩa, ngữ dụng cho câu quan hệ sâu trong tiếng Việt.
Ngoài ra, luận văn cũng đã thống kê và khảo sát các cứ liệu là câu quan hệ có từ “là” trên các văn bản đại diện cho một số phong cách (bao gồm phong cách khoa học, chính luận, hành chính và văn chương ) để đưa ra được tần số xuất hiện của kiểu loại câu này trong những văn bản tiếng Việt đã khảo sát như sau: Văn bản Câu Văn bản khoa học Văn bản hành chính Văn bản chính luận Văn bản nghệ thuật Câu quan hệ định tính có từ “là” 39 0 19 30
Câu quan hệ đồng nhất có từ “là” 71 7 32 45 Tổng số câu khảo sát 1197 1384 386 3284 Tỷ lệ % 9,2 0,51 13,2 2,3
KẾT LUẬN
Do đặc điểm loại hình của tiếng Việt nói chung và vị từ “là” tiếng Việt nói riêng, câu quan hệ có vai trò quan trọng trong cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt và có một vị trí riêng bên cạnh các loại câu hành động, câu quá trình, câu trạng thái …
1. Luận văn đã tiếp thu những thành tựu nghiên cứu về ngữ nghĩa học, ngữ
pháp học theo quan điểm chức năng, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của M.A.K. Halliday. Luận văn đã điểm qua khái niệm về câu theo hai quan điểm ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp chức năng, xác định khái niệm về câu quan hệ trong tiếng Việt
2. Luận văn đã thu thập và khảo sát được khoảng trên 470 câu quan hệ có từ
‘là” (câu quan hệ sâu theo quan niệm của M.A.K. Halliday) trong nhiều loại văn bản thuộc các phong cách khác nhau của tiếng Việt.
3. Dựa trên lý thuyết câu quan hệ của M.A.K. Halliday, luận văn cũng đã phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa câu quan hệ định tính và câu quan hệ đồng nhất có từ “là” trong tiếng Việt, đồng thời thấy được đặc điểm chức năng của vị từ “là”, một vị từ đặc biệt, xuất hiện trong câu quan hệ sâu tiếng Việt. Trong câu quan hệ, “là” là vị từ quan hệ, tuy không có ý nghĩa từ vựng nhưng có khả năng đóng vai trò vị từ trung tâm, thiết lập mối quan hệ được giữa Bịđồng nhất thể và Đồng nhất thể, Đương thể và Thuộc tính thể.
4. Qua các ngữ liệu khảo sát chúng tôi nhận thấy có một vài phong cách văn bản (chẳng hạn phong cách văn bản hành chính ) tần số xuất hiện của câu quan hệ định tính, quan hệ đồng nhất có từ “là” là rất thấp. Theo những ngữ
liệu mà luận văn khảo sát được, tần số câu quan hệ sâu xuất hiện thấp nhất là
hiện của câu quan hệ sâu định tính là 0% ), tần số xuất hiện cao nhất của câu quan hệ sâu là ở các phong cách văn bản mang phong cách chính luận (13%) 5. Những kết quả đạt được của luận văn:
Về mặt lý luận:
Luận văn hy vọng đã tổng hợp được về cơ bản một số vấn đề lý thuyết câu và câu quan hệ, đặc biệt là câu quan hệ sâu có từ “là” theo khuynh hướng ngữ pháp chức năng. Công việc tìm hiểu chức năng ngữ nghĩa và đặc điểm cấu trúc, kết quả thống kê khảo sát các ngữ liệu của câu quan hệ có từ “là” đã giúp chúng tôi thấy rõ hơn bản chất ngữ nghĩa, tỷ lệ phân bố của loại câu này trong các phong cách văn bản tiếng Việt.
Về thực tiễn:
Bản thân là một giáo viên giảng dạy ngữ văn, việc nghiên cứu câu quan hệ giúp tôi hiểu thêm đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của câu quan hệ trong tiếng Việt đồng thời đóng góp được một hệ thống dẫn chứng phong phú, chân thực cho những ai muốn tìm hiểu thêm về loại câu này.
Ngoài ra , kết quả của luận văn cũng có thể góp phần hỗ trợ cho bản thân trong việc biên soạn những tài liệu học tập, giảng dạy về câu nói chung và câu quan hệ nói riêng và góp phần hỗ trợ cho thực tiễn nói viết tiếng Việt.