Theo quan niệm của Cao Xuân Hạo

Một phần của tài liệu Câu quan hệ có từ "là " trong tiếng Việt (Trang 31 - 32)

Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.Khái niệm câu

1.2.4.Theo quan niệm của Cao Xuân Hạo

Theo Cao Xuân Hạo có hai cách phân loại câu, theo lực ngôn trung và theo nghĩa biểu hiện.

Theo lực ngôn trung thì có các loại câu như câu nghi vấn, câu trần thuật có giá trị ngôn trung được đánh dấu, câu ngôn hành.

Theo nghĩa biểu hiện “phân loại hình các nghĩa biểu hiện của câu là một trong những công việc tất yếu của ngữ pháp chức năng” [13,427], câu gồm có ba loại: thứ nhất là câu tồn tại; thứ hai là câu chỉ sự tình động hay sự

việc, biến cố; thứ ba là câu chỉ sự tình tĩnh hay tình hình. Câu quan hệ mà chúng ta nghiên cứu thuộc loại câu thứ ba, “quan hệ là tình hình mà nội dung là một cái gì đó ở giữa hai sự vật, dù đó là một sự tiếp xúc, một khoảng cách,

một mối dây nhân quả, hay một sự so sánh, ...”. Câu quan hệ ởđây là loại câu [- động,- nội tại] của sự tình tình hình. Trong Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, tác giả Cao Xuân Hạo phân loại câu quan hệ trong tiếng Việt thành 4 loại lớn, đó là: - Quan hệ giữa một thực thể với một thực thể. Quan hệ so sánh: A hơn B, A kém B A giống B, A khác B A bằng B, A cũng như B.

Quan hệ đồng nhất ( quan hệ so sánh hay quan hệ tương đối): A là B, A không phải là B

A đồng nhất với B

Quan hệ tương liên gồm

Quan hệ sở hữu: A là của B, A là sở hữu chủ của B

Liên hệ thân thuộc, liên hệ xã hội: A là con của B, A là thầy của B

Liên hệ vị trí: A ở trong B, A ở dưới B, A ở bên B, A ở

cách B 12 km

Một phần của tài liệu Câu quan hệ có từ "là " trong tiếng Việt (Trang 31 - 32)