Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.Khái niệm câu
1.2.1. Theo quan niệm của M.A.K.Halliday
Vật chất, tinh thần, và quan hệ là ba kiểu quá trình chính trong hệ thống chuyển tác tiếng Anh. “Nếu quá trình vật chất là những quá trình hành động, quá trình tinh thần là quá trình cảm giác thì kiểu quá trình chính thứ ba, quá trình quan hệ, có thểđược coi là quá trình tồn tại.”[24, 223].
Theo M.A.K. Halliday một quá trình bao gồm có 3 thành phần, thứ
nhất đó là chính quá trình đó, thứ hai là các tham thể tham gia trong quá trình, và thứ ba là các chu cảnh liên quan đến quá trình. ‘Quan hệ’ không phải là ‘tồn tại’ theo nghĩa hiện hữu mà M.A.K. Halliday cho rằng “Trong cú quan hệ có hai phần của ‘sự tồn tại’: cái này được cho là của cái kia … một mối
quan hệ được thiết lập giữa hai thực thể tách biệt” [24, 223]. Các quá trình quan hệ (relational) phản ánh thế giới các quan hệ trừu tượng gồm có :
Quan hệ sâu (intensive): x is a ‘x là a’: là quá trình tìm hiểu sâu về một mối liên hệ giống, tương đương, đồng nhất của các đối tượng.
Ví dụ:
(31) Paula is a poet. (Paula là một nhà thơ.) [24, 224] (31’) Tom is theleader. (Tom là lãnh tụ.) [24, 224]
Quan hệ chu cảnh (circumstantial): ‘x is at a’ ‘x ở a’: tìm hiểu sâu về các cảnh huống của đối tượng.
Ví dụ:
(32) The fair is on Tuesday. (Hội chợ mở vào thứ ba.) [24, 224] (32’)Tomorrow is the 10th. (Ngày mai là mùng 10.) [24, 224]
Quan hệ sở hữu (possessive): x has a ‘x có a’: nêu lên quan hệ sở hữu của đối tượng.
Ví dụ:
(33) Tom has piano. (Tom có một đàn piano)
(33’) The piano is Peter’s. (Chiếc đàn piano là của Peter.)
Giao điểm của ba kiểu và hai phương thức quan hệ của Halliday cho ra sáu loại cú quan hệ, đó là : quan hệ sâu định tính (31), quan hệ sâu đồng nhất (31’), quan hệ chu cảnh định tính (32), quan hệ chu cảnh đồng nhất (32’), quan hệ sở hữu định tính (33), quan hệ sở hữu đồng nhất (33’).
M.A.K. Halliday cũng khẳng định: “Mọi ngôn ngữ đều chứa đựng trong ngữ pháp của nó một cấu trúc có hệ thống các quá trình quan hệ”. [24, 223],. Như vậy, tiếng Việt cũng có hệ thống các quá trình quan hệ đó.
1.2.2. Theo quan niệm của S.C.Dik
Như ở phần trình bày lịch sử vấn đề chúng tôi đã nói đến cách phân loại sự thể (sự tình) của S.C. Dik, S.C. Dik dựa trên hai thông số cơ bản là tính động (Dynamism) và tính có chủ ý (Control) để xác lập ra bốn loại hình sự thể: Trạng thái, Quá trình, Tư thế, Hành động (xem bảng trình bày các sự
tình của Dik ở phần trình bày LSVĐ) trong đó không có loại hình sự thể quan hệ. Đến năm 1989, S.C. Dik đưa thêm vào Tính thành quả (Telicity) vào bộ
thông số và cho ra một bảng phân loại gồm sáu sự thể: Tư thế (Position), Trạng thái (State), Hành động hoàn thành (Accomplishment), Hành động diễn tiến (Activity), Quá trình biến đổi (Change), Quá trình biến động(Dynamism). Tuy nhiên, vẫn có những khiếm khuyết như Siewierska (1991) nhận xét: “Những loại hình sự thể lọt ra ngoài bảng phân chia loại nhỏ này thì không được nêu tên gọi.” [11B, số 10, tr.12]. Theo Diệp Quang Ban, ngoài lĩnh vực các quan hệ, cách phân loại sự thể của S.C. Dik khá thỏa đáng. Nhưng phải tìm kiếm được một giải pháp khả thi mới có thể dùng kết hợp hai cách phân loại của S.C. Dik và M.A.K. Halliday.