Theo quan niệm của Diệp Quang Ban

Một phần của tài liệu Câu quan hệ có từ "là " trong tiếng Việt (Trang 33 - 34)

- Quan hệ giữa sự tình với chu cảnh:

1.2.5. Theo quan niệm của Diệp Quang Ban

Khi xét các kiểu câu cơ bản của tiếng Việt, xét theo cấu trúc cú pháp và nghĩa biểu hiện, Diệp Quang Ban nhấn mạnh vai trò quan trọng của vị tố, vị

tố có thể do yếu tố có tính chất động từ, tính từ hay yếu tố có tính chất danh từ đảm nhận. Vì vậy ông đưa ra khái niệm “động từ tính”, “tính từ tính”, “danh từ tính” để chỉ các vị tố là động từ, tính từ, danh từ hay hoạt động như động từ, tính từ, danh từ. Theo Diệp Quang Ban, trong tiếng Việt các vị tố - hư từ phong phú và gắn với các hư từ cụ thể sẽ cho ra nhiều kiểu câu quan hệ

khác nhau gồm:

- Quan hệ thâm nhập đi sâu vào vật, hiện tượng được xem xét, là quan hệ giữa vật, hiện tượng được xem xét với những đặc điểm, tính chất giúp hiểu sâu hơn về nó. Công thức khái quát : x là a .

- Quan hệ cảnh huống là quan hệ của vật, hiện tượng xét trong quan hệ với cảnh huống (thời gian, không gian, cách thức, nguyên nhân, vật đi kèm, vai trò hay quan điểm, vấn đề ... của vật, hiện tượng đó). Công thức khái quát: x ở a.

- Quan hệ sở thuộc là quan hệ được xem xét với chủ sở hữu của nó. Công thức khái quát: x của a.

Ở kiểu quan hệ thứ ba, quan hệ sở thuộc, Diệp Quang Ban phân biệt khá rõ sự khác nhau giữa quan hệ sở thuộc và quan hệ sở hữu, ông cho rằng hai quan hệ này khác nhau cả về phương tiện diễn đạt lẫn quan hệ nghĩa (quan hệ sở thuộc: vật đó thuộc về chủ sở hữu nào? “Chiếc xe này của Giáp” # “Giáp có một chiếc xe” Chủ sở hữu có cái gì thuộc về mình?) . Riêng ý kiến của chúng tôi thì lại cho rằng hai câu trên đều thuộc quan hệ sở hữu, nhưng câu “Giáp có một chiếc xe” là câu quan hệ sở hữu định tính, còn câu “Chiếc xe này của Giáp” là câu quan hệ sở hữu đồng nhất. Diệp Quang Ban cũng nhấn mạnh tất cả các câu gồm có danh từ làm chủ ngữ và danh từ làm vị

tố đều mang khả năng diễn dạt quan hệ, có thể là quan hệ thâm nhập đi sâu vào các tính chất của thực thể nêu ở chủ ngữ; có thể là quan hệ cảnh huống chỉ thời gian, không gian, phương tiện đối với các thực thể đã nêu ra ở chủ

ngữ; có thể là quan hệ sở hữu nhằm chỉ ra thực thể đã nêu ở chủ ngữ có đặc

điểm gì, có cái gì làm dấu hiệu của mình.

Một phần của tài liệu Câu quan hệ có từ "là " trong tiếng Việt (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)