Đánh giá cách thức xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý quỹ tiền lương tại công ty TNHH vận tải D’max (Trang 33 - 42)

tăng năng suất lao động, đẩy mạnh và phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bảo đảm công bằng, hợp lý, khuyến khích người lao động sáng tạo trong mọi lĩnh vực, chủ động nâng cao năng suất lao động thoả mãn với yêu cầu phát triển của công ty trong cơ chế thị trường.

Xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương:

Quỹ tiền lương kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương của Công ty được xác định theo cách thức như sau:

ΣVKH = [ Lđb x TLminDN x (Hcb + Hpc) ] x 12tháng

Trong đó : ΣVKH: Quỹ tiền lương kế hoạch để tính đơn giá Lđb: : Lao động định biên

TLminDN: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp Hcb: Hệ số lưong cấp bậc công việc bình quân Hpc: Hệ số phụ cấp bình quân được tính trong đơn giá

Xác định lao động định biên:

Dựa vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch, dựa vào mức độ hoàn thành công việc, năng suất lao động của năm thực hiện Công ty xác định mức lao động định biên cho từng đơn vị và cho toàn Công ty:

Bảng 2.6: Định biên lao động năm 2009

STT Danh mục Định biên lao động TH2009 Định biên lao động KH2010 Lao động trực tiếp 1 Lái xe 20 22 2 Phụ xe 16 16 3 thợ sửa chữa, phục vụ 30 36 Quản lý + phụ trợ

1 Quản lý Công ty 18 20

2 Quản lý xưởng, Đội xe 7 6

3 Bảo vệ 3 3

Tổng 94 100

(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp).

Công ty xây dựng lượng lao động định biên hàng năm chưa mang tính khoa học. Hàng năm dựa vào yêu cầu thực tế công việc của Công ty, cán bộ làm công tác định biên sẽ xem xét và đưa ra mức lao động định biên cho từng đơn vị và tổng hợp cho toàn Công ty. Có thể do công việc của bộ phận nào đó bị quá tải dẫn đến tình trạng thường xuyên không hoàn thành được công việc theo đúng kế hoạch thì Công ty sẽ xem xét bổ sung người vào bộ phận đó. Hoặc quá trình hoạt động thường phát sinh thêm một hoặc một số công việc thì có thể Công ty sẽ tuyển thêm người vào vị trí công việc mới đó. Hoặc có thể do các đơn vị cần người và gửi yêu cầu xin thêm người cho đơn vị mình lên Công ty... Đồng thời Công ty dựa vào tốc độ tăng năng suất lao động qua các năm và mục tiêu năm kế hoạch, bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm mà Công ty xác định lao động định biên. Như vậy, cách xác định lao động định biên này có độ chính xác không cao.

 Xác định TLminDN

TLminDN = TLmin (1+Kđc) Trong đó:

TLmin: Tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định (hiện nay là 650.000đ) Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp

Kđc = K1+K2

Trong đó:

K1: Hệ số điều chỉnh theo vùng K1 = 0,3

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là vận tải nên K2 = 1,0 Vậy TLminđc = 650.000 x (1+1,3) = 1.495.000 (đồng)

Khung lương tối thiểu của Công ty là: 650.000 (đồng/tháng) đến 1.495.000 (đồng/ tháng).

Năm 2010 Công ty chọn mức lương tối thiểu là 900.000 (đồng/ tháng)

Qua đây ta thấy mức lương tối thiểu mà Công ty chọn chưa cao lắm so với thực tế hiện nay trên địa bàn Hà Nội, với những Công ty có nhóm ngành tương tự. Mặc dù vậy, Công ty đã có những bước tiến nhất định so với năm 2009, vì năm 2009 tiền lương tối thiểu mà Công ty chọn là 850.000( đồng/ tháng). Việc chọn mức lương tối thiểu của Công ty mang tính áng chừng dựa trên sự xem xét mức lương tối thiểu trên thị trường nhất là các đơn vị có ngành nghề kinh doanh trên thị trường.

Xác định hệ số lương cấp bậc cấp bậc công việc bình quân.

Hệ số lương cấp bậc công việc của người lao động ở Công ty được xác định theo theo NĐ 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định thang, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong công ty Nhà nước.

Trên cơ sở xác định được hệ số lương cấp bậc công việc của từng người lao động, hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của Công ty được tính bằng cách lấy tổng các hệ số lương cấp bậc của toàn lao động trong Công ty chia cho tổng số lao động hưởng lương cấp bậc trong Công ty.

Năm 2010, Công ty xây dựng kế hoạch số lao động định biên là 100 người, căn cứ vào trình độ và chức danh xác định được hệ số lương cấp bậc của từng người thông qua hệ thống thang bảng lương, từ đó tính được tổng các hệ số lương cấp bậc của 100 lao động này là 234. Như vậy, hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của Công ty được xác định:

Hcb= 100234= 2,34

Công ty tính hệ số phụ cấp như trên là chưa chính xác, theo cách tính này thì đây là cấp bậc công nhân bình quân chứ không phải là cấp bậc công việc bình, trừ

trường hợp cấp bậc công việc tương ứng với cấp bậc công nhân. Trên thực tế điều này là rất khó, do vậy trong thời gian tới Công ty cần khảo sát, nghiên cứu để đưa ra hệ số công việc đúng với thưc tế.

Xác định hệ số các khoản phụ cấp bình quân

Hiện nay các khoản phụ cấp bình quân được tính vào đơn giá tiền lương của Công ty gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp lưu động.

+ Phụ cấp chức vụ: áp dụng với Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Phó phòng.

+ Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng với những người vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa làm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm và những người làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao chưa được xác định trong mức lương như thủ quỹ, lái xe, tổ trưởng.

+ Phụ cấp lưu động: Áp dung cho lái xe, phụ xe.

Hệ số các khoản phụ cấp bình quân của Công ty được tính bằng cách lấy tổng các hệ số phụ cấp của những lao động được hưởng phụ cấp chia cho tổng số lao động trong Công ty.

Năm 2010, Công ty lập kế hoạch những người được hưởng phụ cấp là 50 người với tổng hệ số phụ cấp là 10,2. Vậy hệ số phụ cấp bình quân được tính như sau:

Hpc = 10100,2 = 0,102

Quỹ tiền lương năm kế hoạch 2010:

VKH = 100 x 900.000 x ( 2,34 + 0,102) x 12 tháng = 2.299.500.000 đồng

Xác định kết quả sản xuất kinh doanh để xây dựng đơn giá tiền lương

Dựa vào kết quả năm thực hiện, cơ sở vật chất trang thiết bị, trình độ, năng lực của cán bộ công nhân viên và qua thực tế khảo sát nhu cầu thị trường mà Công ty đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch cho từng đơn vị.

Bảng 2.7: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính TH2009 KH2010 Doanh thu Nghìn đồng 15.442.647 17.000.000 Trong đó:

Doanh thu từ vận tải Nghìn đồng 10.325.000 11.000.000 Doanh thu từ dịch vụ sửa

chữa

Nghìn đồng 5.117.647 6.000.000

(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp).

Như vậy, Công ty tính được doanh thu năm kế hoạch:

TKH = 17.000.000 (Nghìn đồng)  Xây dựng đơn giá tiền lương

Công ty áp dụng phương pháp tính đơn giá tiền lương tên doanh thu. Sau khi xác định được quỹ lương và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch Công ty tiến hành xác định đơn giá tiền lương theo công thức:

VĐG = KH KH T V Σ Σ

Vậy đơn giá tiền lương của Công ty năm 2009 được xây dựng như sau: VĐG =172..136000..000000..000000x 1000 = 125.65 đồng/1.000đồng DT

Qua cách tính quỹ lương kế hoạch và đơn giá tiền lương ta thấy được Công ty đã thực hiện áp dụng đúng theo các văn bản quy định của pháp luật. Cách tính này có ưu điểm là kích thích người lao động làm việc hiệu quả, tích cực học hỏi để nâng cao trình độ. Song bên cạnh đó, nó phụ thuộc rất lớn vào công tác lao động, tiền lương.

Đối với Công ty TNHH vận tải D’max thì đây là phương pháp hiệu quả. Nó thích hợp với đơn vị kinh doanh dịch vụ như Công ty. Với đơn giá tiền lương tính trên một đơn vị doanh thu, Công ty có thể so sánh được hiệu quả đầu tư với các đơn vị kinh doanh khác. Nhưng phương pháp này chịu nhiều ảnh hưởng của giá cả thị trường, đồng thời doanh thu tăng lên do nhiều yếu tố, do vậy chưa hẳn doanh thu tăng là do năng suất lao động tăng lên.

Xác định quỹ lương làm thêm giờ kế hoạch năm 2010

Công ty dự tính năm 2010 số giờ làm thêm của toàn Công ty là: 200 giờ/người/năm, với số người làm thêm là: 50 người. Vậy quỹ lương thêm giờ được tính như sau:

VTG= 200giờ x 200% x 50 người x 2,5426x900x8.000= 219.807.700(đồng) Làm tròn: 220 triệu đồng

Tổng quỹ lương năm kế hoạch 2010

ΣVKH = 2.136.000.000 + 220.000.000= 2.356.000.000 đồng.

Bảng 2.8 Giải trình xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu năm 2010

ST

T Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Báo cáo năm 2009 Kế hoạch năm 2010 Kế hoạch (KH) 2009 Thực hiện (TH) 2009 Kế hoạch 2010 Tỷ lệ KH2010/ TH2009 I Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

Doanh thu Tỷ đồng 15 15,443 17 1,13

II Quỹ lương tính theo đơn giá

1 Quỹ lương theo ĐM

lao động tỷ đồng 1,9 1,930 2,356 1,24

2 Lao động định biên Người 92 94 100 1,08

3 Hệ số cấp bậc bình

quân 2,3 2,4 2,54 1,06

4 Hệ số phụ cấp bình

quân 0,2 0,2 0,2

5 Mức lương tối thiểu Đồng 840.000 850.000 900.000 1,07

III Đơn giá tiền lương

Đồng / 1.000

DT

135 136,5 125,65 0,93

IV Quỹ lương thêm

giờ Tỷ đồng 0,18 0,2 0,22 1,22 V Tổng quỹ lương Tỷ đồng 1,88 1,9 2,356 1,25 VI TLương bình quân Nghìn đồng 1.700 1.710 1.780 1,04 VII NSLĐ bình quân/DT Triệu đồng 160 164,284 170 1,06 (Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp).

Thông qua các chỉ tiêu ở biểu trên ta thấy quỹ lương tính theo đơn giá TH2009

so với KH2009 là lớn hơn. Quỹ lương TH2009 lớn hơn so với KH2009. Nguyên nhân là do Công ty chưa xác định chính xác các chỉ tiêu để xây dựng quỹ lương như lao động định biên thực tế tăng lên so với định biên kế hoạch, hệ số cấp bậc bình quân cũng chưa được xác định sát với thực tế. Quỹ lương KH2010 tăng lên nhiều so với

TH2009 vì lượng lao động định biên lớn hơn, đồng thời hệ số lương cấp bậc bình quân và mức lương tối thiểu đều tăng lên.

Đơn giá tiền lương lại giảm đi 7% nguyên nhân là do doanh thu KH2010/TH2009 tăng 113% trong khi quỹ lương theo định mức tăng 124%. Đến năm 2010 Công ty dự kiến giảm được đơn giá tiền lương trong chi phí để tăng lợi nhuận, nhưng đồng thời cũng tăng được thu nhập cho người lao động.

Mức năng suất lao động bình quân qua các năm có tăng nhưng tăng ở mức độ chậm và mức độ tăng tiền lương bình quân cũng chậm. Điều này là chưa hợp lý so với quy định chung vì theo nguyên tắc để sử dụng quỹ lương hiệu quả phải bảo đảm tốc độ tăng tiền lương phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Do đó, tốc độ tăng doanh thu chưa phản ánh rõ được kết quả hoạt động của Công ty. Việc xác định quỹ lương của Công ty, tình trạng tiền lương bình quân có tốc độ tăng ít hơn tốc độ tăng năng suất lao động

Khi đã từng bước ổn định nhịp độ sản xuất kinh doanh Công ty sẽ đi vào hoạt động hiệu quả hơn. Theo kế hoạch 2010 thì quỹ lương tăng lên nhưng đã tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu, tiền lương của người kinh doanh cũng sẽ tăng lên và bảo đảm tốc độ tăng tiền lương nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

2.3.2. Tình hình thực hiện quỹ lương.

Từ bảng 2.1 ta có tình hình thực hiện quỹ lương của công ty qua năm 2007 là: + Mức tiết kiệm ( hoặc vượt chi) tương đối là:

If = F1 - Fk = 1.300.230 – 1.264.200= 36.030 (nghìn đồng) Hoặc I f = k k F F F1− x 100(%) =2.85%

Như vậy quỹ tiền lương của doanh nghiệp vượt chi 36.030 (Nghìn đồng) tương ứng với 2.85% so với kế hoạch đã lập ra.

+ Mức tiết kiệm ( hoặc vượt chi) tương đối là:

Iq = k Q Q1 =1.1 If = F1 - Fk x Iq = 1.300.230 – 1.264.200 x1.1 = -90.390 (Nghìn đồng)

Hoặc I f = q K q K xI F xI F F1− x 100% = 1.300.1230.264−.1200.264x1..2001 x1.1x 100% =- 6.5%

Như vậy, khi phân tích tình hình thực hiện quỹ tiền lương bằng phương pháp so sánh có tính đến hệ số hoàn thành kế hoạch sản xuất trong năm 2007 công ty đã tiết kiệm được quỹ tiền lương là 90.390 (Nghìn đồng) (6.5%) so với kế hoạch đã lập.

Tốc độ tăng năng suất lao động năm 2008/2007 là 140% còn tiền lương bình quân năm 2008/2007 là 101% như vậy đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương bình quần nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

Qua việc phân tích tình hình thực hiện quỹ lương tại công ty TNHH vận tải D’max ta thấy quỹ tiền lương của kỳ thực hiện tăng theo các năm do tiền lương bình quân của các năm tăng và số lao động cũng tăng. Do đó việc thực hiện quản lý quỹ lương tại công ty đã có hiệu quả rõ rệt.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý quỹ tiền lương tại công ty TNHH vận tải D’max (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w