Bụng, dạ, lòng

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (Trang 59 - 61)

Những bộ phận này ở bên trong cơ thể, khó có thể nhìn thấy được, nên theo nhận thức của người Việt, chúng là nơi có thể lưu giữ lâu dài, khó phai một điều gì đó.

Thành ngữ “Sống để bụng, chết mang theo” thể hiện khá rõ điều này. Trong quan niệm của nhân dân ta, con người khi chết là đi vào thế giới vĩnh hằng. Sự sống, cái chết được đắp nổi ở hai thế giới kế tiếp nhau. Do vậy, sống để bụng, chết mang theo là mãi mãi ghi nhớ, khắc sâu gìn giữ những điều sâu

đậm hay bí mật có liên quan tới bản thân mình.

Ví dụ 12:Vết thương lòng sẽ không bao giờ khỏi được, cho dù anh có tỏ

ra ăn năn hối lỗi thế nào. Tốt hơn hết là anh hãy giữ kín việc này, theo phương châm “sống để bụng, chết mang theo” (Baomoi)

Bên cạnh thành tố bụng, dạlòng cũng được dùng để biểu trưng cho tư

duy. Song nếu bụng dùng để nói về mặt suy nghĩ, ý nghĩ thì dạlòng lại

được sử dụng để biểu trưng cho khả năng ghi nhớ của con người. Người Việt nói “chôn vào dạ” hay “ghi lòng tạc dạ”, có nghĩa là chôn chặt, không để lộ

ra ngoài hay ghi nhớ, chôn chặt trong lòng không bao giờ quên.

Ví dụ 13: Cầm trên tay số tiền được trao lần này, cụ run run nghẹn ngào: "Thật khác chi đại hạn gặp mưa, phúc đức quá, quý hoá quá! Tui xin

ghi lòng tạc dạ ân nghĩa này. Cảm ơn các nhà hảo tâm và quý Báo". (Dantri)

Trong nhận thức của người Việt, xương/cốt, tuỷ, tâm cũng là nơi có thể

khắc ghi trí nhớ của con người. Người Việt đã “ Khắc xương ghi dạ” cái gì là ghi nhớ, khắc sâu trong lòng điều đó suốt đời, không bao giờ quên được; khắc cốt ghi tâm, khắc cốt ghi xương, khắc cốt ghi tâm cũng có ý nghĩa tương tự.

Ví dụ 14: Bao đời nay, người làng nghề khắc cốt ghi tâm một câu rằng "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Có như vậy, cái nghề mộc mạc tưởng chừng

đơn giản này, mới thực sự độc đáo trong vô vàn những làng nghề chế tác đồ

thờ. (Laodong)

3.2.2. Phạm vi trí tuệ trong thành ngữ tiếng Anh

Những thành ngữ nói về trí tuệ của con người trong thành ngữ tiếng Anh có 60 câu, chiếm 6,92% tổng số BPCT. Số lượng này gấp 1,87 lần so với tiếng Việt. Để thể hiện phạm vi này, thành ngữ tiếng Anh sử dụng các thành tố với số lần xuất hiện như sau:

STT Tên BPCT Số lần xuất hiện

1 Brain (não) 13

2 Ear (tai) 1

3 Elbow (khuỷu tay) 1

4 Eye (mắt) 5

5 Face (mặt) 1

6 Feet (bàn chân) 1

7 Hair (lông, tóc) 1

8 Head (đầu) 33

9 Heart (trái tim) 1

10 Neck (cổ) 1

11 Nerve (dây thần kinh) 2

Bảng 8: Tên BPCT và số lần xuất hiện ở thành ngữ BPCT thuộc phạm vi trí tuệ trong tiếng Anh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, có thể thấy, để thể hiện phạm vi trí tuệ, lí trí, trong khi thành ngữ tiếng Việt chủ yếu dùng cơ quan nội tạng thì thành ngữ tiếng Anh lại sử

dụng chủ yếu hai bộ phận: đầu (head) và não (brain), với tần số xuất hiện nhiều nhất, chiếm tới 76,66%. Điều này cho thấy sự tri nhận của người Anh và người Việt rất khác nhau. Sự tri nhận của người Anh mang tính khoa học còn người Việt thiên về tri nhận thơ ngộ.

Sự phân công chức năng biểu thị từng phạm vi nhỏ hơn thuộc phạm vi trí tuệ của các từ BPCT trong thành ngữ tiếng Anh như sau:

a. Suy nghĩ, nhận thức

Phạm vi này liên quan các bộ phận: brain, ear, elbow, face, feet, hair, head,nerve, eye.

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (Trang 59 - 61)