Loại thành ngữ có hai thành tố

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (Trang 43 - 44)

Khảo sát các thành ngữ có thành tố BPCT trong tiếng Việt và tiếng Anh

2.2.2.2.Loại thành ngữ có hai thành tố

Trong tiếng Việt, số lượng thành ngữ có hai BPCT xuất hiện khá nhiều, 466 trong tổng số 1100 thành ngữ, chiếm 42,36%. Thành ngữ loại này, đa số

là thành ngữ đối, trong đó, hai vế có hai quan hệ chủ yếu là quan hệ bổ sung và quan hệ tương phản. Các thành ngữ có quan hệ bổ sung khi giữa hai vế có sự tương đồng về các sự kiện được nêu ra, đối ứng, bổ sung cho nhau tạo nên nghĩa chung của thành ngữ. Chẳng hạn thành ngữ thay lòng đổi dạ ta thấy có sự đối ứng giữa thay lòngđổi dạ (thay, đổi đều có nét nghĩa: đổi khác đi, trở nên khác trước; lòng, dạ biểu trưng cho tình cảm của con người) tạo nên nghĩa của thành ngữ là “phụ bạc, không trung thành, thủy chung”.Các thành ngữ có quan hệ tương phản khi hai vế có sự tương phản nhau về ý nghĩa. Sự

tương phản thể hiện chủ yếu ở sự đối lập giữa BPCT bên ngoài dễ dàng nhận biết (mặt, miệng) và BPCT bên trong sâu kín, không nhìn thấy được (gan, lòng, dạ, bụng). Ngoài ra còn có sự đối lập về vị trí trên- dưới (miệng-trôn), phải- trái (tay mặt-tay trái). Chẳng hạn như: Miệng cọp gan thỏ; miệng khôn

trôn dại; miệng mật lòng dao; miệng thơn thớt, dạ ớt ngâm; một mặt hai lòng; giơ tay mặt, đặt tay trái, v.v.

Trong khi đó, ở tiếng Anh, loại thành ngữ này có số lượng rất ít, chỉ có 32 thành ngữ, chiếm 3,69%. Chẳng hạn như: cost someone an arm and an leg

(có giá cao, tốn nhiều tiền), flesh and blood (cơ thể bằng da bằng thịt, bà con họ hàng), as plain as the nose on one’s face (rõ như ban ngày), v.v.

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (Trang 43 - 44)