Kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ

Một phần của tài liệu Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát (Trang 77 - 79)

b) Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

2.3.2.Kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ

Tạm giữ được hiểu là biện pháp ngăn chặn do cơ quan có thẩm quyền áp dụng với nội dung là hạn chế quyền tự do trong thời hạn do pháp luật tố tụng hình sự quy định đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã nhằm bảo đảm cho CQĐT có thời gian tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu để có cơ sở quyết định việc khởi tố bị can.

Từ định nghĩa trên thì biện pháp tạm giữ chỉ được áp dụng trong ba trường hợp, đó là đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp và người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Trong bất kỳ mọi trường hợp tạm giữ nào, CQĐT đều phải gửi quyết định tạm giữ cho VKS cùng cấp để VKS thực hiện chức năng kiểm sát như Điều 68 BLTTHS đã quy định: "trong thời hạn 24 giờ, lệnh tạm giữ phải được gửi cho VKS

cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ lệnh tạm giữ và trả tự do ngay cho người bị tạm giữ".

Biện pháp tạm giữ là biện pháp ngăn chặn nhằm cách ly khỏi xã hội đối với người bị bắt trong một thời hạn do luật định, do vậy trách nhiệm của VKS phải bảo đảm không được để xảy ra việc áp dụng biện pháp tạm giữ oan, sai. Điều đó đòi hỏi việc thực hiện chức năng kiểm sát nhà tạm giữ tại cơ quan Công an phải thường xuyên như quy chế về công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam đã quy định: "VKS các cấp phải tiến hành kiểm sát hàng ngày tại nhà tạm giữ của cơ quan Công an" với mục đích để cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ của CQĐT đúng theo quy định của pháp luật. Như vậy, sau khi nhân được quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền chuyển đến, VKS phải kiểm tra tính căn cứ của việc ra quyết định tạm giữ, nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và yêu cầu cơ quan ra quyết định tạm giữ trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Trong trường hợp việc áp dụng biện pháp tạm giữ của CQĐT là cần thiết cho hoạt động điều tra ban đầu thì VKS cũng phải kiểm sát chặt chẽ thời hạn tạm giữ, nếu hết thời hạn tạm giữ mà CQĐT không có cơ sở để chứng minh được người bị tạm giữ đã thực hiện hành vi phạm tội thì VKS phải yêu cầu CQĐT trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Phương pháp kiểm sát việc tạm giữ, chủ yếu VKS sử dụng phương pháp gián tiếp thông qua việc nghiên cứu hồ sơ tài liệu của CQĐT. Trong trường hợp cần thiết có thể gặp, hỏi trực tiếp người bị tạm giữ để từ đó có cơ sở khẳng định việc áp dụng biện pháp tạm giữ của CQĐT là đúng quy định của pháp luật.

Để tăng cường trách nhiệm của VKS trong việc áp dụng, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, BLTTHS năm 2003 đã có những quy định mới so sánh với BLTTHS năm 1988 về thời hạn gửi quyết định tạm giữ, quyền hạn của VKS trong việc áp dụng, gia hạn tạm giữ, cụ thể BLTTHS năm 2003 quy định:

- CQĐT và những người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ, trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ thì phải gửi cho VKS. Nếu

xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ. Quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ phải được lập thành văn bản riêng, trong đó phải nêu rõ lý do (Điều 86 khoản 3).

- Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn (Điều 87 khoản 2).

Một phần của tài liệu Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát (Trang 77 - 79)