Giai đoạn trớc năm 1995

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀI HẠN Ở CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC (Trang 30 - 32)

II. Công tác chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội dài hạn

a.Giai đoạn trớc năm 1995

Ngay sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công khai sinh ra n- ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Mặc dù nền kinh tế nớc ta lúc đó gặp rất nhiều khó khăn song Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 54/SL ngày 3 tháng 11 năm 1945 ấn định những điều kiện cho công chức về hu. Sau đó là sắc lệnh số 27/SL ngày 12 tháng 3 năm 1947 quy định hai chế độ ốm đau và thai sản, sắc lệnh số 76/SL và 77/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 quy định hai chế đọ hu trí và tử tuất. Thực hiện theo điều 32 của Hiến pháp nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đợc quốc hội thông qua ngày 31 tháng 12 năm 1959, Thủ tớng Chính phủ đã ký Nghị định số 218/CP ngày 27 tháng 12 năm 1961 ban hành “ Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quân nhân ốm đau, bị thơng, mất sức lao động, về hu họăc chết. Đối với nữ quân nhân khi có thai và khi đẻ. Đối với quân nhân dự bị và tự vệ cơ quan xí nghiệp, nhà máy bị ốm đau, bị thơng hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự”

Theo Nghị định số 39/CP ngày 22 tháng 3 năm 1962 để đảm bảo nguồn chi trả cho các chế độ BHXH, Chính phủ đã quy định hàng tháng các cơ quan xí nghiệp đoàn thể phải trích nộp 4,7 % so với lơng thực trả cho công nhân viên chức. Trong đó 1% để chi ba chế độ dài hạn và 3,7 % chi ba chế độ ngắn hạn, còn lại do Ngân sách Nhà nớc cấp.Với sáu chế độ BHXH là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hu trí và tử tuất cho công nhân viên chức.

Theo thống kê không đầy đủ thì đến năm 1960 Chính phủ và Nhà nớc đã ban hành khoảng 260 văn bản pháp quy hớng dẫn thực hiện và sửa đổi các chế độ BHXH hiện hành. Để đảm bảo nguyên tắc “có đóng mới có hởng” ngày 22 tháng 6 năm 1993 theo Nghị định só 43/CP nâng mức trích nộp BHXH từ 4,7 % lên 15 %. Ngày 16 tháng 6 năm 1994 Quốc hội khoá IX đã thông qua Bộ luật lao động xác lập và bảo vệ quyền lợi hợp pháp và nghĩa vụ của ngời lao động, ngời sử dụng lao động khi tham gia BHXH.

Về cơ quan quản lý ban đầu theo Nghị định 218/CP ngày 27 tháng 2 năm 1961 hệ thống BHXH do Tổng công đoàn Việt Nam ( nay là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) quản lý. Ngày 10 tháng 4 năm 1964 theo Nghị định 62/CP BHXH do cơ quan Bộ nội vụ ( sau này là Bộ lao động lao động và th- ơng binh và xã hội) và Tổng công đoàn Việt Nam quản lý. Theo Thông t liên bộ số 22/TT/LĐ quy định từ tháng 6 năm 1989 Bộ tài chính thu 8% so với tổng quỹ lơng, Tổng liên đoàn lao động thu 5% so với tổng quỹ lơng.

Nhìn chung trong giai đoạn này các chính sách BHXH có một số đặc điểm nổi bật sau đây:

- BHXH vẫn chỉ đợc áp dụng đối với công nhân viên chức Nhà nớc và quân nhân, còn đại bộ phận lao động làm việc ở khu tập thể và các nhân viên cha đợc tham gia BHXH. Nh vậy cha đảm bảo sự công bằng.

- Nguồn chi các chế độ BHXH lấy chủ yếu từ ngân sách Nhà nớc. Tạo lên gánh nặng cho ngân sách Nhà nớc.

- Trong khi hoạch định các chính sách kinh tế xã hội Đảng và Nhà n- ớc đã đan xen các chính sách xã hội khác nh chính sách u đãi với ngời có công với cách mạng, chính sách tinh giảm biên chế, chính sách sinh đẻ có kế hoạch...với chính sách BHXH. Nên không đảm bảo quan hệ hợp lý giữa thu và chi BHXH.

- Việc quản lý không thống nhất, quản lý chồng chéo nhau.

- Mặc dù có nhiều hạn chế song các chính sách BHXH giai đoạn này đã góp phần ổn định chính sách cho ngời đợc hởng đảm bảo những điều kiện thiết yếu về vật chất cho họ và gia đình.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀI HẠN Ở CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC (Trang 30 - 32)