Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu những vấn đề pháp lý về phá sản doanh nghiệp (Trang 38 - 40)

V. Tuyên bố phá sản doanh nghiệp:

1. Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp:

Điều 36 Luật phá sản doanh nghiệp đã ấn định thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong 6 trờng hợp:

1. Doanh nghiệp không có phơng án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Chủ nợ hoặc đại biểu hợp pháp của doanh nghiệp không có mặt tại Hội nghị chủ nợ để trình bày phơng án hoà giải và trả lời các vấn đề do Hội nghị chủ nợ đặt ra.

3. Phơng án hoà giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không đợc Hội nghị chủ nợ thông qua.

4. Trong hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng những thoả thuận tại Hội nghị chủ nợ và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản.

5. Hết thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn kinh doanh không có hiệu quả và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

6. Trong quá trình giải quyết việc phá sản mà chủ doanh nghiệp bỏ trốn hoặc bị chết và ngời thừa kế từ chối thừa kế hoặc không có ngời thừa

Ngoài 6 trờng hợp nêu trên, Điều 14 Khoản 3 Nghị định 189/CP còn nêu thêm một trờng hợp nữa.

Trong thời hạn thực hiện phơng án tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu xét thấy không thể thực hiện đợc phơng án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đề nghị toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp của chính mình.

Trờng hợp việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp do tập thể 3 thẩm phán phụ trách thì khi ra quyết định tuyên bố phá sản, tập thể thẩm phán phải thảo luận và quyết định theo đa số.

Luật phá sản doanh nghiệp không nói rõ khi xảy ra một trong những tr- ờng hợp nêu trên thẩm phán phụ trách việc tuyên bố phá sản phải làm gì và trong thời hạn bao nhiêu lâu. Nhng căn cứ quyền hạn, nhiệm vụ của thẩm phán phụ trách việc tuyên bố phá sản và nhiệm vụ quyền hạn của Hội nghị chủ nợ tại Điều 20, Khoản 2 Điều 24 Luật phá sản doanh nghiệp, thì thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ và để cho Hội nghị chủ nợ thảo luận và kiến nghị với thẩm phán về việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, dĩ nhiên thẩm phán phải chủ trì hội nghị để hớng dẫn phơng thức phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp. Tuy nhiên Luật phá sản doanh nghiệp lại không quy định trong trờng hợp này Hội nghị chủ nợ phải có tổng số bao nhiêu chủ nợ, đại diện cho bao nhiêu tổng số nợ và các loại chủ nợ nào có quyền biểu quyết.

Phơng thức phân chia tài sản doanh nghiệp, khác với trờng hợp Hội nghị chủ nợ họp trong giai đoạn mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Điều 29,30,31 Luật phá sản doanh nghiệp đã quy định rõ, loại chủ nợ nào đợc biểu quyết và bao nhiêu chủ nợ, đại diện cho bao nhiêu tổng số nợ.

Việc quy định này là cần thiết vì phơng thức phân chia tài sản của doanh nghiệp sẽ liên quan đến các chủ nợ có bảo đảm vì trong thời gian này việc quy định giá tài sản đã cầm cố, thế chấp cho các chủ nợ cha thực hiện, hơn nữa luật không quy định cụ thể những tài sản đảm bảo có món nợ đợc thanh toán bằng cách nào, bán đấu giá lấy tiền trả nợ hay thanh toán bằng tài sản đã đem bảo đảm. Thông thờng chủ nợ có bảo đảm có thể có thái độ đối với món nợ nh sau:

- Khớc từ cầm giữ tài sản, nếu họ đang giữ tài sản và yêu cầu thẩm phán bán tài sản để thu lại nợ.

- Cầm giữ luôn tài sản và yêu cầu định giá tài sản này để họ bù trừ số nợ của họ với giá trị tài sản đã định theo Điều 38 Luật phá sản doanh nghiệp, nếu giá trị tài sản thấp hơn họ sẽ đợc quyền tham gia Hội nghị chủ nợ còn lại. Nếu giá trị tài sản đợc định giá cao hơn số nợ thì họ sẽ trả lại số tiền chênh lệch.

Một phần của tài liệu những vấn đề pháp lý về phá sản doanh nghiệp (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w