Công tác khuyến nông:

Một phần của tài liệu Nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng (Trang 45 - 47)

a/ Thc hin công tác khuyến nông:

Năm 2008, ngành Khuyến nông kết hợp các ngành liên quan tổ chức 52 cuộc hội thảo - tập huấn nhằm chuyển giao kỹ thuật – khoa học - công nghệ mới về cho nông dân, có tổng cộng 1.334 lượt người tham dự.

- Tổ chức 19 lớp dạy nghề chuyển giao kỹ thuật mới cho bà con nông dân (trong đó có 05 lớp FFS), có 451 nông dân tham gia học tập.

- Triển khai thực hiện 47 điểm trình diễn các mô hình sản xuất (trồng trọt: 16 điểm; chăn nuôi: 27 điểm và thủy sản: 04 điểm) tại các địa phương trong huyện.

b/ Thc hin các chương trình - kế hoch:

- Chương trình xã hội hóa công tác sản xuất giống lúa: Trong năm, các tổ nhân giống trong huyện đã tổ chức sản xuất 1.587,3 ha giống lúa các loại (ĐX: 757,8 ha; HT: 550,5 ha; TĐ: 279 ha)tại 12 xã – thị trấn có canh tác lúa trong toàn huyện, đảm bảo cung ứng từ 80 – 85% lượng lúa giống cho nông dân gieo sạ.

- Chương trình “ba giảm ba tăng”:

+ VụĐông xuân DT ứng dụng là 28.589,1 ha (chiếm 96,8% DTXG); trong đó diện tích cấy + sạ hàng: 15.303,7 ha (53,5%); sạ thưa: 13.285,4 ha (46,4%).

+ Vụ Hè thu DT ứng dụng là 27.130,1 ha (chiếm 92% DTXG); trong đó diện tích cấy + sạ hàng: 14.908,7 ha (55%), sạ thưa: 12.221,4 ha (45%).

+ Vụ Thu đông DT ứng dụng là 2.382,2 ha (chiếm 99,4% DTXG); trong đó điện tích cấy + sạ hàng là 1.210,2 ha (50,8%).

- Chương trình ứng dụng công cụ gieo hàng vào sản xuất lúa: Toàn huyện hiện có trên 2.549 máy gieo hàng (tăng 253 máy so 2007) và 02 máy cấy lúa phục vụ cho sản xuất; góp phần quan trọng trong việc đảm bảo lịch thời vụ, giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho nông dân.

- Chương trình cơ giới hóa thu hoạch và sau thu hoạch: Trên toàn địa bàn hiện có 295 máy sấy lúa (tăng 10 máy so 2007); 134 máy gặt đập liên hợp (tăng 69 máy so 2007) và 135 máy gặt xếp dãy (tăng 01 máy so 2007); đáp ứng yêu cầu sản xuất của nông dân.

KẾT LUẬN:

Năm 2008, sản xuất nông nghiệp trong tình trạng diễn biến rất phức tạp, có lúc thuận lợi về giá cả nông thủy sản, có lúc gặp không ít khó khăn như giá các loại vật tư sử dụng cho nông nghiệp cũng như giá thức ăn sử dụng cho chăn nuôi, thủy sản tăng cao; giá lúa thấp và khó tiêu thụ, giá cá tra giảm mạnh làm người nuôi không tiêu thụ được trong thời gian dài; diễn biến có nhiều bất lợi cho sản xuất, dịch hại phát sinh nhiều như dịch rầy nâu …làm ảnh hưởng đến việc tái đầu tư trong sản xuất của người dân. Nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉđạo kịp thời của Huyện ủy, UBND huyện, Sở Nông nghiệp & PTNT, sự hỗ trợ nhiệt tình của các ngành chuyên môn cấp tỉnh cùng với sự phối hợp hoạt động của các Ban ngành - Đoàn thể huyện và nhất là sự đồng tình ủng hộ của bà con nông dân nên sản xuất nông nghiệp của huyện nhà vẫn đạt được những kết quả khả quan.

Tóm tắt chương 4

Trong chương 4, tác giả đã trình bày một cách tổng quan về tình hình kinh tế - Xã Hội của Huyện Châu Thành, Tác giả đã nêu bậc lên 6 nội dung chính: (1) Giới thiệu tổng quan về Huyện Châu Thành, (2) Một Vài chỉ tiêu chủ yếu của Huyện Châu Thành, (3) Diện tích đất đai theo đơn vị hành chính, (4) Diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện Châu Thành, (5) Sản lượng các loại cây hàng năm, (6)Tổng kết tình hình hoạt động nông nghiệp Huyện Châu Thành năm 2008.

Huyện Châu Thành với tổng diện tích tự nhiên 35.506 ha, gồm một thị trấn An Châu (huyện lỵ) và 12 xã với 64 ấp, nó tiếp giáp với 4 huyện và 1 thành phố có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 30.863 ha.

Dân số: Dân số là 177.630 người với 34.018 họ, gồm các dân tộc Kinh, Khomer, Chăm, và Hoa và tốc độ gia tăng dân số của Huyện Châu Thành có xu hướng giảm dần. Tốc độ tăng trưởng GDP: Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn huyện Châu Thành 12,48%, đạt mức tăng trưởng khá cao so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam.

Diện tích đất đai theo đơn vị hành chính của Huyện Châu Thành là 35.506 ha, đất đai của Huyện Châu Thành được chia không đồng đều ở các xã, diện tích đất giữa các xã còn chênh lệch khá nhiều. Huyện Châu Thành là 1 Huyện thuần về nông nghiệp, đa số các xã đều có tỷ lệđất nông nghiệp từ 80% trở lên. Đất trồng cây hằng năm của huyện được tập trung để trồng lúa, hằng năm diện tích canh tác lúa chiếm từ 96,5% trở lên, còn lại các loại cây khác là không đáng kể chỉ chiếm 4%-5%.

Nông dân huyện Châu Thành đã canh tác lúa chưa được hiệu quả, diện tích canh tác lúa hàng năm chiếm tỷ lệ từ 96,5% trở lên nhưng sản lượng thu về chỉđạt mức 93% trở xuống, trong khi màu nông nghiệp chiếm tỷ lệ diên tích rất thấp (chỉ có 0,27% trở xuống) nhưng sản lượng thu về hàng năm chiếm tỷ lệ 3,5% trở lên.

Năm 2008, sản xuất nông nghiệp trong tình trạng diễn biến rất phức tạp, có lúc thuận lợi về giá cả nông thủy sản, có lúc gặp không ít khó khăn như giá các loại vật tư sử dụng cho nông nghiệp tăng giá trong khi giá lúa thấp và khó tiêu thụ. Bên cạnh đó, diễn biến có nhiều bất lợi cho sản xuất, dịch hại phát sinh nhiều như dịch rầy nâu, đạo ôn, vàng lùn và lùn xoắn lá, … làm ảnh hưởng đến việc tái đầu tư trong sản xuất của người dân. Nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉđạo kịp thời của Huyện ủy, UBND huyện, Sở Nông nghiệp & PTNT, sự hỗ trợ nhiệt tình của các ngành chuyên môn cấp tỉnh cùng với sự phối hợp hoạt động của các Ban ngành - Đoàn thể huyện và nhất là sự đồng tình ủng hộ của bà con nông dân nên sản xuất nông nghiệp của huyện nhà vẫn đạt được những kết quả khả quan.

CHƯƠNG V : KT QU NGHIÊN CU

ÌÌÌÌÌ+ÌÌÌÌÌ

Giới thiệu

Trong chương V, tác giả sẽ mô tả, phân tích tổng hợp và trình bày tất cả các kết quả kết quả thu thập được từ cuộc điều tra, thông qua chương này, đọc giả sẽ nắm bắt được một cách cụ thể hơn về tình hình sử dụng giống lúa, nhu cầu sử dụng giống chất lượng hiện tại, dự báo nhu cầu tương lai và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân Huyện Châu Thành.

Một phần của tài liệu Nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)