0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật canh tác lúa

Một phần của tài liệu NHU CẦU SỬ DỤNG GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG (Trang 69 -69 )

Kết quả nghiên cứu ở bảng 15 trang 55 cho thấy trình độ áp dụng khoa học – Kỹ thuật của nông dân trong nông nghiệp còn thấp, có đến 57,8% nông dân canh tác lúa theo kỹ thuật cũ (gieo sạ lúa bằng tay). Vì thế cần phải tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật cho nông dân, giúp nông dân thấy được vai trò cua Khoa học – Kỹ Thuật trong nông nghiệp, chủđộng tìm hiểu và vận dụng các kỹ thuật mới trong canh tác lúa.

Hiện nay, Bộ Nông Nghiệp đang thực hiện các chương trình 3 giảm 3 tăng (3 giảm: giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm lượng phân đạm, 3 tăng: tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế), chương trình bốn đúng (đúng

thuốc; đúng lúc; đúng nồng độ, liều lượng và đúng cách nhằm phòng trừ triệt để sâu bệnh hại lúa), 1 phải và 5 giảm (1 phải: phải sử dụng giống lúa xác nhận, 5 giảm là: giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc BVTV, giảm lượng phân đạm (N), giảm lượng nước (tiết kiệm nước), giảm thất thoát sau thu hoạch). Khi đề cặp đến các chương trình vừa nêu trên hầu hết các nông dân đều biết, nhưng số người vận dụng thì còn quá ít bởi vì họ chỉ bắt gặp các thông tin trên đài phát thanh, phóng sự, ti vi,… nhưng chưa được quan sát thực tế, chưa được hướng dẫn vận dụng một cách cụ thể nên họ chưa thực sự tin tưởng và các chương trình do bộ nông nghiệp đề ra.

Vì thế, theo tác giả thì trong thời điểm hiện nay cần phải nói đi đôi với làm, vừa vận động tuyên truyền vừa mở các lớp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho nông dân để họ nắm bắt kỹ thuật một cách chi tiết để họ tin tưởng và chủđộng vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, bắt kịp xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước.

5.5.3 Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống

Cùng với những kết quả đạt được, thông qua các chương trình khuyến nông và với sự tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thời gian qua, nông dân dần dần có khuynh hướng chọn những giống lúa cao sản, chất lượng gạo tốt để canh tác, nhờ vậy đã đưa diện tích sử dụng giống lúa chất lượng tăng dần xem phân tích hình 27 trang 44 và hình 28 trang 45). Với diện tích sản xuất lúa của An Giang khoảng 55.950 ha mỗi năm đòi hỏi một lượng lúa giống rất lớn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất; trong khi năng lực cung cấp giống hàng năm của các Trại và Trung tâm giống của tỉnh đến Huyện Châu Thành chỉđáp ứng khoảng 10%- 20% cho nhu cầu.

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp Huyện Châu Thành – Bao Cáo Tổng kết sản xuất Nông nghiệp năm 2008, Kế hoạch thực hiện sản xuất năm 2009)

Chính vì thế cần phải đẩy mạnh xã hội công tác giống trên toàn tỉnh An Giang nói chung và Huyện Châu Thành nói riêng. Công tác xã hội hoá giống lúa giúp nâng cao được nhận thức của nông dân về vai trò của lúa giống và người dân không chỉ sản xuất để sử dụng mà còn cung cấp cho nhu cầu tại địa phương với giá cả hợp lý (với mức độ giống cộng đồng).

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xã hội hóa công tác giống:

- Tiếp tục thành lập và phát triển các tổđội, hợp tác xã nhân giống lúa ởđịa phương. - Cần phát động nhiều chương trình thi đua sản xuất giống, ở huyện Châu Thành.

- Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cần phối hợp với Ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng Nông nghiệp & PTNT triển khai chính sách cho nông dân, hợp tác xã nông nghiệp vay tiền đầu tư máy sấy, máy cấy và máy gặt với lãi suất ưu đãi.

- Ngoài ra, cần có chính sách trợ giá cho các nông dân sản xuất giống (5% - 10% cho nông dân sản xuất giống xác nhận, 20%-30% đối với nông dân sản xuất giống nguyên chủng) để cho nông dân yên tâm về đầu ra khi sản xuất giống. Vì Cái khó chung của các tổ nhân giống lúa là khi lượng lúa giống sản xuất nhiều, không thể tiêu thụ hết ngay được. Áp lực về vốn cho tái sản xuất đã bắt buộc nhiều bà con phải bán lúa giống với giá lúa thịt để nhanh hoàn vốn. Chính vì cách làm như trên nên hiệu quả thu được thường không cao, và đã làm nhiều nông dân sản xuất lúa giống nản lòng.

Tóm tắt chương 5

Trong chương V, tác giảđã mô tả, phân tích tổng hợp và trình bày tất cả các kết quả kết quả thu thập được từ cuộc điều tra, với 5 nội dung chính: (1) kết quả về mẫu điều tra, (2) phân tích tình hình sử dụng giống chất lượng ở huyện Châu Thành, (3) phân tích nhu cầu sử dụng giống chất lượng, (4) các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân, (5) một số giải pháp nân cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng, cụ thể:

Tác giả đã mô tả khái quát các thông tin về mẫu điều tra, kết quả thu thập được thông tin từ các đáp viên ở 5 xã: Hòa Bình Thạnh, Vĩnh Hanh, An Hòa, Vĩnh Nhuận và Vĩnh An. Nông dân được điều tra đa số là nam (98% là nam), thuộc nhóm tuổi trên 50 tuổi, trình độ văn hóa thấp (từ lớp 1 đến lớp 5 chiếm 55%), số năm kinh nghiệm canh tác lúa từ 10 năm đến trên 40 năm và diện tích canh tác lúa khoảng 10.000 m2 -20.000m2 công (57%).

Trong nội dung phân tích tình hình sử dụng giống chất lượng ở huyện Châu Thành, tác giả tập trung phân tích 2 yếu tố về tình hình sử dụng giống chất lượng của nông dân, đó là tên giống và cấp chất lượng giống đang sử dụng và sự chuyến dịch cơ cấu của 3 cấp giống (thường, nguyên chủng và xác nhận) qua các năm. Kết quả: Tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng cúa Huyện Châu Thành vụ Đông Xuân năm 2009 rất cao, hai xã có tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng cao nhất là Vĩnh Hanh và Vĩnh An. Đa số nông dân sử dụng 1 loại giống lúa cho 1 vụ, các lý do khiến nông dân đổi giống là: giống bị thoái hóa, năng xuất không đạt, lúa bán không được giá, cải tạo đất. Tỷ lệ nông dân sử dụng giống thường có xu hướng giảm dần qua các năm, ngược lại tỷ lệ nông dân sử dụng giống nguyên chủng và xác nhận tăng dần quan các năm, trong đó tỷ lệ tăng nhanh nhất là giống xác nhận.

Để phân tích nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân, tác giảđã tiến hành phân tích 2 chỉ tiêu: (1) phân tích nhu cầu hiện tại, (2) dự báo nhu cầu giống chất lượng vụ Hè Thu 2009. Kết quả: Tỷ lệ nông dân sử dụng giống nguyên chủng rất ít biến động giữa các năm và giữa các vụ trong năm, trong khi tỷ lệ nông dân sử dụng giống xác nhận và giống thường lại có biên độ khá cao, theo xu hướng tăng dần của giống xác nhận và giảm dần đối với giống thường. Tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng có tăng qua các năm nhưng không liên tục theo đường thẳng mà tăng theo hình đường gấp khúc (lúc tăng, lúc giảm theo xu hướng đi lên của giống chất lượng).

Tác giả đã chọn 5 yếu tố để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân: (1) nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của công tác chọn giống, (2) kỹ thuật canh tác, (3) trình độ và kinh nghiệm của nông dân, (4) tác động của chính quyền địa phương và các phương tiện thông tin, (5) giá giống và chất lượng giống.

Kết quả: Hiện nay chỉ có 2 yếu tốảnh hưởng đến việc chọn giống của nông dân, đó là trình độ học vấn và phương pháp gieo sạ (kỹ thuật canh tác), ở mứcα =5%. Còn lại các yếu tố khác không có sự khác biệt có ý nghĩa với nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân, riêng yếu tố kiến thức về thị trường lúa thì chưa thể kết luân được ở mức α =5%.

Một số giải pháp nân cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng Huyện Châu Thành – An Giang. Tác giảđã đề xuất 3 giải pháp: (1) nâng cao vai trò của chính quyền địa phương đối với nông dân, (2) tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật canh tác, (3) đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống ở Huyện Châu Thành.

CHƯƠNG VI: KT LUN

ÌÌÌÌÌ

+

ÌÌÌÌÌ

6.1 Kết luận

Nhu cầu giống lúa chất lượng phục vụ sản xuất đang ngày càng tăng, trong khi khả năng sản xuất và cung ứng hạt giống còn nhiều hạn chế. Đề tài “Nghiên cứu nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân Huyện Châu Thành” được tiến hành trên 5 xã của Huyện Châu Thành tỉnh An Giang, thực hiện qua 3 bước: hình thành ý tưởng, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức với cỡ mẫu n =100.

Vụ lúa Đông Xuân năm 2009 tỷ lệ nông dân sử dụng chất lượng khoảng 88%, kết quả này cho chúng ta thấy giống chất lượng đã được sử dụng rộng rãi ở huyện Châu Thành. Các xã đều có tỉ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng khá cao (khoảng 90%) trở lên, riêng xã Hòa Bình Thạnh là xã có tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng thấp nhất ở vụĐông Xuân năm 2009.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay nông dân Huyện Châu Thành đang có xu hướng chuyển dần từ việc sử dụng giống lúa thường sang sử dụng giống nguyên chủng và xác nhận. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ việc sử dụng giống thường sang sử dụng giống chất lượng của nông dân Huyện Châu thành không diễn ra một cách liên tục và đều đặn, quá trình chuyển đổi này được thể hiện bằng đường gấp khúc (tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng đôi khi bị giảm nhẹ rồi lại tiếp tục tăng lên), do tập quán sử dụng giống của nông dân là từ 1-3 vụ mới đổi giống mới 1 lần.

Theo kết quả phân tích, có 2 yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân Huyện Châu Thành, đó là trình độ học vấn và phương pháp gieo sạ. Các nông dân có trình độ học vấn càng cao thì có nhu cầu sử dụng giống chất lượng càng nhiều và ngược lại, yếu tố thứ 2 là phương pháp gieo sạ thì các nông dân gieo sạ bằng phương pháp sạ hàng và cấy thì xác suất sử dụng giống chất lượng cao hơn so với nông gieo sạ bằng phương pháp sạ tay.

6.2 Các đề nghị cho hướng nghiên cứu/giải quyết tiếp theo

- Trong các đề tài nghiên cứu tiếp theo có thể đi sâu nghiên cứu các giải pháp và cách thực hiện giúp nâng cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng nông dân Huyện Châu Thành. - Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, huấn luyện kỹ thật canh tác cho nông dân.

- Nghiên cứu khả năng vận dụng các tiến bộ của khoa học của nông dân trong canh tác lúa – đề xuất giải pháp giúp nông dân tiếp cận nhanh chóng với Khoa học – Kỹ thuật.

PH LC 1


PHIU PHNG VN

NGHIÊN CU NHU CU S DNG GING LÚA CHT LƯỢNG CA

NÔNG DÂN HUYN CHÂU THÀNH

Xin kính chào Anh/Chú, tôi tên Mai Hoàng Tiến. Sinh viên lớp DH6KN, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang. Tôi đang thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân huyện Châu Thành”. Anh/Chú vui lòng dành khoảng 15phút để giúp tôi trả lời các Câu hỏi dưới đây. Rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của Anh/Chú!

Câu hỏi:

Câu 1:Diện tích canh tác lúa của Anh/Chú là bao nhiêu m2?

ĐVT: m2

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Tổng

(Tổng diện tích 10.000m2 tiếp tục)

Câu 2:Anh/Chú hãy cho biết tổng diện tích canh tác lúa thịt và lúa giống?

1. Lúa giống 2. Lúa thịt Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

Câu 3:Trong 7 vụ lúa vừa qua (từđông xuân 2007-đông xuân 2009) Anh/Chú canh tác mấy loại giống và tỷ lệ giống chất lượng sử dụng qua các vụ? (Show card)

Nguyên chủng chọn N, xác nhận chọn X, lúa thường chọn T

Đ.Xuân 2009 T.Đông 2008 H.Thu 2008 Đ.Xuân 2008 T.Đông 2007 H.Thu 2007 Đ.Xuân 2007 Tên giống Thường (%) Loại giống C.Lượng (%)

Câu 4:Anh/Chú đã sử dụng giống nguyên chủng/xác nhận được bao nhiêu vụ?

a. Chưa từng b. 1-2 vụ c. 3-4 vụ

d. 5-6 vụ e. 7-8 vụ f. Trên 8 vụ

Câu 5: Trong tương lai Anh/Chú có dựđịnh sẽ sử dụng (Hoặc tiếp tục sử dụng) giống chất lượng không?

Lý do anh/chú không (Hoặc không tiếp tục) sử dụng giống chất lượng

1.Giá giống đắt làm không lời nhiều 2.Giống khó tìm mua

3.Chất lượng giống không ổn định 4.Sợ mua nhằm giống giả mạo

5.Không biết giống chất lượng (Bỏ câu 22)

6.Khác:………...

Câu 6:Nếu chọn giống chất lượng để canh tác, Anh/Chú sẽ chọn cấp giống nào?

1. Nguyên chủng 2. Xác nhận

Câu 7: Lý do Anh/Chú chọn giống chất lượng để canh tác? (Nhiều lựa chọn)

Câu 8:Từ năm 2008 đến nay Anh/Chú có từng tham gia các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hội thảo nông dân…về vấn đề giốnghay chưa? Xin cho biết mức độ tham gia?

7. Bán được giá 8. Dễ bán 9. Giống không lẫn (rặc) dễ canh tác 10.Ít sâu bệnh 11.Năng suất cao 12.Khác:………... a. Không có b. 1-2 lần c. 3-4 lần d. 5-6 lần e. >6 lần

Câu 9:Thường thì mấy vụ lúa Anh/chú mới đổi giống 1 lần:

a. Đổi mỗi vụ b. 2 vụ c. 3 vụ d. 4 vụ e. >4 vụ

Câu 10:Vì sao Anh/Chú lại đổi (không đổi) giống? (có thể chọn nhiều lý do) Lý do đổi

1.Điều kiện canh tác thay đổi 2.Giống cũ thoái hóa

3.Lúa cũ bán không được 4.Đổi kỹ thuật canh tác

5.Theo khuyến cáo của địa phương 6.Đổi theo mọi người xung quanh 7.Khác……….

Câu 11:Anh/Chú hãy đánh giá mức độ quan trọng của việc chọn giống trong canh tác lúa?

1. Rất không quan trọng 2. Không quan trọng 3. Bình thường

4. Khá quan trọng 4. Rất quan trọng

Câu 12: Anh/Chú có chọn giống cho vụ tới chưa?

1. Có (tiếp câu 13) 2. Không (Tiếp câu 14)

Câu 13:Anh chú sẽ chọn cấp giống nào?

Câu 14:Anh/ Chú dựđịnh sẽ sử dụng từ nguồn nào?

Câu 15:Theo Anh/ Chú khi chuyển từ việc sử dụng giống thường sang sử dụng giống chất lượng thì có khăn khăn gì hay không?

Nguồn Giống Lý do

1. Tựđể giống

2. Mua từ nông dân khác 3. Tổ giống địa phương 4. Các đại lý giống 5. Trạm khuyến nông 6. Trung tâm giống 7. Khác:……….. 1. Có 2. Không Đó là những khó khăn gì?

1. Khó tìm mua 2. Giá giống đắc 3. Giống mới, canh tác không quen

4. Chất lượng không ổn định. 5. Khác:……….

Câu 16: Anh/chú hãy cho biết các yếu tố nào tác động đến việc chọn sử dụng giống chất lượng? (Nhiều lựa chọn)

1. Chính quyền địa phương 2. Trạm khuyến nông 3 Thông tin thị trường. 4. Kinh nghiệm bản thân 5. Quảng cáo, tiếp thị của nơi cung cấp giống

Câu 17: Trong trường hợp nào thì Anh/Chú quyết định sử dụng giống mới (Nhiều lựa chọn)

1. Giống cũ xuất hiện nhiều sâu bệnh, cỏ dại 2. Thương lái không mua, giá thấp

3. Giống cũ bị thoái hóa, năng suất giảm 4. Theo khuyến cáo

5. Vẫn còn tốt nhưng thấy mọi người xung quanh sử dụng giống mới nên làm theo

6. Khác:………...

Câu 18: Khi chọn một loại giống mới, Anh/Chú quan tâm đến các yêu tố nào?

Trả lời theo quy ước:

1. Không quan tâm 2. Ít quan tâm 3. Trung hòa 4. Khá quan tâm 5. Rất quan tâm

Tiêu chí Lựa chọn 1 2 3 4 5 Năng suất Giá bán lúa thịt Giá giống Dể tiêu thụ Đặc tính giống (Chiều cao, đỗ ngã, độ phèn, mặn, thời tiết thích nghi…) Phẩm chất gạo Nơi xuất xứ giống

Câu19: Anh/Chú nhận thấy có sự khác biệt nào giữa giống chất lượng với giống thường? (Có thể chọn nhiều lựa chọn).

1. Không có sự khác biệt

2. Giống nguyên chủng/xác nhận năng suất cao hơn 3. Giống nguyên chủng/xác nhận dể canh tác hơn

4. Sử dụng giống nguyên chủng/xác nhận sản phẩm bán giá cao hơn 5. Giống nguyên chủng/xác nhận cho phẩm chất gạo tốt hơn

6. Khác:………

Câu 20:Cùng 1 loại giống, canh tác qua nhiều vụ Anh/Chú thấy năng suất thay đổi như thế nào?

1. Không thay đổi 2. Có giảm nhưng không đáng kể

Một phần của tài liệu NHU CẦU SỬ DỤNG GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG (Trang 69 -69 )

×