Tác động của chính quyền địa phương và các phương tiện thông tin

Một phần của tài liệu Nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng (Trang 67)

Bảng 20: Phân tích Tác động của chính quyền địa phương và các phương tiện thông tin đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng ANOVA 2,340 1 2,340 2,919 ,091 80,179 100 ,802 82,520 101 ,001 1 ,001 ,096 ,757 ,989 100 ,010 ,990 101 ,152 1 ,152 1,717 ,193 8,867 100 ,089 9,020 101 ,021 1 ,021 ,140 ,709 14,803 100 ,148 14,824 101 ,181 1 ,181 1,129 ,291 15,859 99 ,160 16,040 100 ,024 1 ,024 ,501 ,481 4,731 100 ,047 4,755 101 Between Groups Within Groups Total Between Groups Within Groups Total Between Groups Within Groups Total Between Groups Within Groups Total Between Groups Within Groups Total Between Groups Within Groups Total

Tham gia hoi thao, CLB nong dan

Chinh quyen dia phuong

Tram khuyen nong

Thong tin thi truong

kinh nghiem ban than

Nguoi dan chung quanh

Sum of

Squares df Mean Square F Sig.

Đối với các tác động của chính quyền địa phương và các phương tiện thông tin đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân cũng được tác giả phân tích bởi 6 biến đại diện: (1) thông tin từ các cuộc hội thảo, câu lạc bộ nông dân, (2) thông tin từ chính quyền địa phương, (3) thông tin từ trạm khuyến nông và phòng nông nghiệp huyện Châu Thành, (4) thông tin từ thị trường lúa giống, (5) kinh nghiệm bản thân. (6) các nông dân chung quanh. Kết quả kiểm định phương sai cũng đã bác bỏ sự khác biệt giữa các phương tiện thông tin với nhu cầu giống chất lượng của nông dân, cả 6 biến đều cho kết quả Sig.>0,05. Điều này cho thấy các phương tiện thông tin không có ảnh hưởng đến việc sử dụng giống của nông dân ở mứcα =5%.

5.4.5 Giá giống và chất lượng giống. Bảng 21: Kiểm định sự khác biệt giữa giá giống và chất lượng giống với nhu cầu sử dụng giống chất lượng ANOVA 2,340 1 2,340 1,499 ,224 156,179 100 1,562 158,520 101 1,468 1 1,468 ,815 ,369 180,179 100 1,802 181,647 101 ,034 1 ,034 ,609 ,437 5,613 100 ,056 5,647 101 Between Groups Within Groups Total Between Groups Within Groups Total Between Groups Within Groups Total

Gia giong NC chap nhan cao hon lua thit

Gia giong XN chap nhan cao hon lua thit

Khong khac biet

Sum of

Squares df Mean Square F Sig.

Ở hình 37 (trang 51) đã có kết luận đối với các nông dân đã quyết định sử dụng giống chất lượng thì vấn đề giá cả của lúa giống đối với họ không quan trọng, đến đây chúng ta có thể khẳng định thêm 1 lần nữa, kết quả kiểm định phương sai cho thấy Sig.>0,05 nghĩa là các yếu tố về giá cả và chất lượng giống cũng không có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân ở mức α =5%.

Kết luận: Từ kết quả phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân cho phép ta kết luận hiện nay chỉ có 2 yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn giống của nông dân, đó là trình độ học vấn và phương pháp gieo sạ (kỹ thuật canh tác). Còn lại các yếu tố khác như: nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của công tác chọn giống, số năm kinh nghiệm canh tác lúa, tác động của chính quyền địa phương và các phương tiện thông tin, giá giống và chất lượng giống không có sự khác biệt có ý nghĩa với nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân, riêng yếu tố kiến thức về thị trường lúa thì chưa thể kết luận được ở mức

% 5

=

5.5 Một số giải pháp nân cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng Huyện Châu Thành – An Giang. Châu Thành – An Giang.

5.5.1 Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương đối với nông dân. Bảng 22: Nông dân tham gia hội thảo, câu lạc bộ nông dân Bảng 22: Nông dân tham gia hội thảo, câu lạc bộ nông dân

Tham gia hoi thao, CLB nong dan

66 64,7 64,7 64,7 15 14,7 14,7 79,4 17 16,7 16,7 96,1 4 3,9 3,9 100,0 102 100,0 100,0 khong co 1-2 lan 3-4 lan 5-6 lan Total Valid

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent

Từ kết quảđiều tra cho thấy, tỷ lệ nông dân tham gia các buổi hội thảo, câu lạc bộ nông dân, các buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm còn quá ít, chỉ có 36,3% nông dân tham gia. Thường các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và tuyên truyền về vai trò của giống, cách sử dụng giống và tín năng của giống chất lượng do trung tâm giống và các đại lý giống tổ chức, theo ý kiến của nông dân thì rất hiếm khi chính quyền địa phương tổ chức các buổi sinh hoạt về kỹ thuật cho nông dân. Các nông dân không tham gia các buổi sinh hoạt về giống với 2 lý do: thứ nhất là do địa phương không tổ chức, thứ 2 là có tổ chức nhưng không tham gia.

Chính vì thế, các cấp chính quyền địa phương cần phải quan tâm nhiều hơn đến công tác hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân. Cán bộ nông nghiệp xã cần phải tổ chức hội thảo để phổ biến các kỹ thuật canh tác mới, cách chọn giống, tình hình dịch bệnh, thị trường tiêu thụ lúa,… cho nông dân mỗi năm 2-3 lần vào đầu mỗi vụ lúa để nông dân có thể bắt kịp những tiến bộ của Khoa Học – kỹ Thuật trong canh tác lúa, tạo dần khả năng phân tích thị trường giúp nông dân chọn giống một cách khoa học và phù hợp với thị trường tiêu thụ tránh các trường hợp nông dân trúng mùa nhưng thất giá hoặc làm ra sản phẩm tiêu thụ không được do kém chất lượng, không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Điều này cho thấy vai trò của chính quyền địa phương là rất qua trong trong công tác tuyên truyền và phổ biến các thông tin cần thiết cho nông dân.

Từ trước đến nay, Sở Nông nghiệp An Giang cũng phát động nhiều công tác tuyên truyền về giống, là tỉnh tiên phong trong viêc xã hội hóa công tác giống. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền qua báo, tạp chí, internet,… chưa thực sự hiệu quả vì các phương tiện thông tin này không phù hợp với trình độ của nông dân, trái lại còn tạo khoảng cách đối với nông dân. Cho nên, cần chọn các phương tiện thông tin gần gũi và trực quan hơn để tuyên truyền cho nông dân.

5.5.2 Tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật canh tác lúa.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 15 trang 55 cho thấy trình độ áp dụng khoa học – Kỹ thuật của nông dân trong nông nghiệp còn thấp, có đến 57,8% nông dân canh tác lúa theo kỹ thuật cũ (gieo sạ lúa bằng tay). Vì thế cần phải tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật cho nông dân, giúp nông dân thấy được vai trò cua Khoa học – Kỹ Thuật trong nông nghiệp, chủđộng tìm hiểu và vận dụng các kỹ thuật mới trong canh tác lúa.

Hiện nay, Bộ Nông Nghiệp đang thực hiện các chương trình 3 giảm 3 tăng (3 giảm: giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm lượng phân đạm, 3 tăng: tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế), chương trình bốn đúng (đúng

thuốc; đúng lúc; đúng nồng độ, liều lượng và đúng cách nhằm phòng trừ triệt để sâu bệnh hại lúa), 1 phải và 5 giảm (1 phải: phải sử dụng giống lúa xác nhận, 5 giảm là: giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc BVTV, giảm lượng phân đạm (N), giảm lượng nước (tiết kiệm nước), giảm thất thoát sau thu hoạch). Khi đề cặp đến các chương trình vừa nêu trên hầu hết các nông dân đều biết, nhưng số người vận dụng thì còn quá ít bởi vì họ chỉ bắt gặp các thông tin trên đài phát thanh, phóng sự, ti vi,… nhưng chưa được quan sát thực tế, chưa được hướng dẫn vận dụng một cách cụ thể nên họ chưa thực sự tin tưởng và các chương trình do bộ nông nghiệp đề ra.

Vì thế, theo tác giả thì trong thời điểm hiện nay cần phải nói đi đôi với làm, vừa vận động tuyên truyền vừa mở các lớp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho nông dân để họ nắm bắt kỹ thuật một cách chi tiết để họ tin tưởng và chủđộng vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, bắt kịp xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước.

5.5.3 Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống

Cùng với những kết quả đạt được, thông qua các chương trình khuyến nông và với sự tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thời gian qua, nông dân dần dần có khuynh hướng chọn những giống lúa cao sản, chất lượng gạo tốt để canh tác, nhờ vậy đã đưa diện tích sử dụng giống lúa chất lượng tăng dần xem phân tích hình 27 trang 44 và hình 28 trang 45). Với diện tích sản xuất lúa của An Giang khoảng 55.950 ha mỗi năm đòi hỏi một lượng lúa giống rất lớn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất; trong khi năng lực cung cấp giống hàng năm của các Trại và Trung tâm giống của tỉnh đến Huyện Châu Thành chỉđáp ứng khoảng 10%- 20% cho nhu cầu.

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp Huyện Châu Thành – Bao Cáo Tổng kết sản xuất Nông nghiệp năm 2008, Kế hoạch thực hiện sản xuất năm 2009)

Chính vì thế cần phải đẩy mạnh xã hội công tác giống trên toàn tỉnh An Giang nói chung và Huyện Châu Thành nói riêng. Công tác xã hội hoá giống lúa giúp nâng cao được nhận thức của nông dân về vai trò của lúa giống và người dân không chỉ sản xuất để sử dụng mà còn cung cấp cho nhu cầu tại địa phương với giá cả hợp lý (với mức độ giống cộng đồng).

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xã hội hóa công tác giống:

- Tiếp tục thành lập và phát triển các tổđội, hợp tác xã nhân giống lúa ởđịa phương. - Cần phát động nhiều chương trình thi đua sản xuất giống, ở huyện Châu Thành.

- Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cần phối hợp với Ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng Nông nghiệp & PTNT triển khai chính sách cho nông dân, hợp tác xã nông nghiệp vay tiền đầu tư máy sấy, máy cấy và máy gặt với lãi suất ưu đãi.

- Ngoài ra, cần có chính sách trợ giá cho các nông dân sản xuất giống (5% - 10% cho nông dân sản xuất giống xác nhận, 20%-30% đối với nông dân sản xuất giống nguyên chủng) để cho nông dân yên tâm về đầu ra khi sản xuất giống. Vì Cái khó chung của các tổ nhân giống lúa là khi lượng lúa giống sản xuất nhiều, không thể tiêu thụ hết ngay được. Áp lực về vốn cho tái sản xuất đã bắt buộc nhiều bà con phải bán lúa giống với giá lúa thịt để nhanh hoàn vốn. Chính vì cách làm như trên nên hiệu quả thu được thường không cao, và đã làm nhiều nông dân sản xuất lúa giống nản lòng.

Tóm tắt chương 5

Trong chương V, tác giảđã mô tả, phân tích tổng hợp và trình bày tất cả các kết quả kết quả thu thập được từ cuộc điều tra, với 5 nội dung chính: (1) kết quả về mẫu điều tra, (2) phân tích tình hình sử dụng giống chất lượng ở huyện Châu Thành, (3) phân tích nhu cầu sử dụng giống chất lượng, (4) các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân, (5) một số giải pháp nân cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng, cụ thể:

Tác giả đã mô tả khái quát các thông tin về mẫu điều tra, kết quả thu thập được thông tin từ các đáp viên ở 5 xã: Hòa Bình Thạnh, Vĩnh Hanh, An Hòa, Vĩnh Nhuận và Vĩnh An. Nông dân được điều tra đa số là nam (98% là nam), thuộc nhóm tuổi trên 50 tuổi, trình độ văn hóa thấp (từ lớp 1 đến lớp 5 chiếm 55%), số năm kinh nghiệm canh tác lúa từ 10 năm đến trên 40 năm và diện tích canh tác lúa khoảng 10.000 m2 -20.000m2 công (57%).

Trong nội dung phân tích tình hình sử dụng giống chất lượng ở huyện Châu Thành, tác giả tập trung phân tích 2 yếu tố về tình hình sử dụng giống chất lượng của nông dân, đó là tên giống và cấp chất lượng giống đang sử dụng và sự chuyến dịch cơ cấu của 3 cấp giống (thường, nguyên chủng và xác nhận) qua các năm. Kết quả: Tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng cúa Huyện Châu Thành vụ Đông Xuân năm 2009 rất cao, hai xã có tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng cao nhất là Vĩnh Hanh và Vĩnh An. Đa số nông dân sử dụng 1 loại giống lúa cho 1 vụ, các lý do khiến nông dân đổi giống là: giống bị thoái hóa, năng xuất không đạt, lúa bán không được giá, cải tạo đất. Tỷ lệ nông dân sử dụng giống thường có xu hướng giảm dần qua các năm, ngược lại tỷ lệ nông dân sử dụng giống nguyên chủng và xác nhận tăng dần quan các năm, trong đó tỷ lệ tăng nhanh nhất là giống xác nhận.

Để phân tích nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân, tác giảđã tiến hành phân tích 2 chỉ tiêu: (1) phân tích nhu cầu hiện tại, (2) dự báo nhu cầu giống chất lượng vụ Hè Thu 2009. Kết quả: Tỷ lệ nông dân sử dụng giống nguyên chủng rất ít biến động giữa các năm và giữa các vụ trong năm, trong khi tỷ lệ nông dân sử dụng giống xác nhận và giống thường lại có biên độ khá cao, theo xu hướng tăng dần của giống xác nhận và giảm dần đối với giống thường. Tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng có tăng qua các năm nhưng không liên tục theo đường thẳng mà tăng theo hình đường gấp khúc (lúc tăng, lúc giảm theo xu hướng đi lên của giống chất lượng).

Tác giả đã chọn 5 yếu tố để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân: (1) nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của công tác chọn giống, (2) kỹ thuật canh tác, (3) trình độ và kinh nghiệm của nông dân, (4) tác động của chính quyền địa phương và các phương tiện thông tin, (5) giá giống và chất lượng giống.

Kết quả: Hiện nay chỉ có 2 yếu tốảnh hưởng đến việc chọn giống của nông dân, đó là trình độ học vấn và phương pháp gieo sạ (kỹ thuật canh tác), ở mứcα =5%. Còn lại các yếu tố khác không có sự khác biệt có ý nghĩa với nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân, riêng yếu tố kiến thức về thị trường lúa thì chưa thể kết luân được ở mức α =5%.

Một số giải pháp nân cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng Huyện Châu Thành – An Giang. Tác giảđã đề xuất 3 giải pháp: (1) nâng cao vai trò của chính quyền địa phương đối với nông dân, (2) tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật canh tác, (3) đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống ở Huyện Châu Thành.

CHƯƠNG VI: KT LUN

ÌÌÌÌÌ+ÌÌÌÌÌ

6.1 Kết luận

Nhu cầu giống lúa chất lượng phục vụ sản xuất đang ngày càng tăng, trong khi khả năng sản xuất và cung ứng hạt giống còn nhiều hạn chế. Đề tài “Nghiên cứu nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân Huyện Châu Thành” được tiến hành trên 5 xã của Huyện Châu Thành tỉnh An Giang, thực hiện qua 3 bước: hình thành ý tưởng, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức với cỡ mẫu n =100.

Vụ lúa Đông Xuân năm 2009 tỷ lệ nông dân sử dụng chất lượng khoảng 88%, kết quả này cho chúng ta thấy giống chất lượng đã được sử dụng rộng rãi ở huyện Châu Thành. Các xã đều có tỉ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng khá cao (khoảng 90%) trở lên, riêng xã Hòa Bình Thạnh là xã có tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng thấp nhất ở vụĐông Xuân năm 2009.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay nông dân Huyện Châu Thành đang có xu hướng chuyển dần từ việc sử dụng giống lúa thường sang sử dụng giống nguyên chủng và xác nhận. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ việc sử dụng giống thường sang sử dụng giống chất lượng của nông dân Huyện Châu thành không diễn ra một cách liên tục và đều đặn, quá trình chuyển đổi này được thể hiện bằng đường gấp khúc (tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng đôi khi bị giảm nhẹ rồi lại tiếp tục tăng lên), do tập quán sử dụng giống của nông dân là từ 1-3 vụ mới đổi giống mới 1 lần.

Theo kết quả phân tích, có 2 yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân Huyện Châu Thành, đó là trình độ học vấn và phương pháp gieo sạ. Các nông dân có trình độ học vấn càng cao thì có nhu cầu sử dụng giống chất lượng càng nhiều và

Một phần của tài liệu Nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)