Thực hiện nghiên cứu gồm có 3 bước chính
Bảng 2:Tiến độ các bước nghiên cứu
Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật
1 Ý tưởng Định tính Tham khảo tài liệu 2 Sơ bộ Định tính Tham khchuyên gia ảo ý kiến 3 Chính thức ĐịĐịnh tình và nh lượng N= 100 Điều tra bảng câu hỏi
Bước 1: Hình thành ý tưởng
- Tìm ý tưởng cho đề tài bằng cách tham khảo các nghiên cứu trước, tư vấn của cơ quan thực tập, các hiện tượng thường bắt gặp trong đời sống và xã hội, thông tin từ sách báo, internet,… - Kiểm tra tính khả thi của đề tài qua các tiêu chí sau: Về nguồn lực (Tài chính, sức khỏe..), thời gian thực hiện, các lý thuyết có liên quan đến các vấn đề cần nghiên cứu, nguồn thông tin thực tiễn.
- Lập đề cương sơ bộ (Xác định lại một cách cụ thể các vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu phạm vi, phương pháp)
- Thiết lập thang đo, phác thảo bảng câu hỏi.
Bước 2: Xây dựng đề cương (Nghiên cứu sơ bộ)
Nghiên cứu sơ bộ là công đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu, được thực hiện theo phương pháp định tính, dùng kỹ thuật thảo luận nhóm dựa vào bảng câu hỏi đã được phác thảo trước. Nội dung của bản câu hỏi phác thảo liên quan đến các vấn đề về nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân.
Mục tiêu của nghiên cứ sơ bộ: Thu thập nhưng thông tin, khái niệm, ý tưởng và các khía cạnh có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Làm cơ sở cho việc bổ sung, hiệu chỉnh các biến, thang đo, khái niệm. Để từđó thiết kế bảng câu hỏi, phỏng vấn thử sau đó chỉnh sửa lần cuối trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức.
- Thiết lập mô hình nghiên cứu - Viết đề cương chi tiết
- Thảo luận nhóm khoảng 4-5 người với một số câu hỏi đã được chuẩn bị trước để khai thác các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu dựa trên nền tảng của cơ sở lý thuyết.
- Hiệu chỉnh thang đo, hoàn thiện bảng câu hỏi
Bước 3: Nghiên cứu chính thức
- Thu thập thông tin, tiến hành điều tra phỏng vấn khoảng 100 nông dân bằng bảng câu hỏi phỏng vấn đã được thiết lập sẵn.
- Các dữ liệu thu thập được sẽđược mã hóa, xử lý làm sạch và đưa vào phân tích phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Việc xử lý, làm sạch và phân tích dữ liệu được hổ trợ bằng các phần mềm máy tính thông dụng như: Microsoft Excel và SPSS 13.0 for Windows.
Cụ thể nghiên cứu chính thức được tiến hành theo 2 công đoạn sau như sau: 1) Công đoạn 1: Phỏng vấn thử
Sau khi nghiên cứu sơ bộ, dựa vào kết quả của bảng thảo luận nhóm để tiến hành thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức. Bảng câu hỏi có 26 câu chính thức và 1 câu hỏi phụ, trong đó bao gồm 13 câu hỏi đóng một lựa chọn, 7 câu hỏi đóng nhiều lựa chọn, 1 câu hỏi vừa đóng vừa mở và 6 câu hỏi mở hoàn toàn.
Bảng câu hỏi sau khi thiết kế, được gởi phỏng vấn trực tiếp 10 nông dân. Kết quả của phát hành thử bảng câu hỏi cho thấy cần phải thay đổi một số khái niệm, hình thức câu hỏi và cấu trúc bảng hỏi vì bảng câu hỏi còn khá phức tạp so với trình độ của nông dân, không hợp logic, câu hỏi chưa thực sựđi sâu vào vấn đề cần nghiên cứu và một số câu hỏi chưa rõ nghĩa vì vậy đa sốđáp viên đều cho rằng bảng hỏi rất khó trả lời. Chẳng hạn một số câu hỏi đã được chỉnh sửa:
¾ Câu hỏi khiến cho đáp viên khó trả lời:
Theo Anh/ Chú khi chuyển từ việc sử dụng giống thường sang sử dụng giống chất lượng thì có những thuận lợi và chó khăn gì? (Liệt kê)
Thuận lợi: ... Khó khăn: ...
Chỉnh lại:
Câu 15: Theo Anh/ Chú khi chuyển từ việc sử dụng giống thường sang sử dụng giống chất lượng thì có khăn khăn gì hay không?
1. Có 2. Không
Đó là những khó khăn gì?
¾ Câu hỏi chưa rõ nghĩa:
Anh/Chú đang canh tác trên diện tích đất là bao nhiêu…………?
Chỉnh lại:
Câu 1: Diện tích canh tác lúa của Anh/Chú là bao nhiêu m2?
ĐVT: m2
Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Tổng
1. Khó tìm mua 2. Giá giống đắc 3. Giống mới, canh tác không quen
¾ Câu hỏi chưa đi sâu vào vấn đề nghiên cứu:
Anh/Chú nhận định như thế nào với giá chung hiện tại của giống nguyên chủng và xác nhận. 1. Rất rẽ 2. Rẽ 3. Chấp nhận được 4. Đắt 5. Rất đắt
Chỉnh lại:
Với mức lúa thịt như hiện nay, Anh/ chú nhận thấy giá lúa giống khoảng bao nhiêu là hợp lý?
Loại giống Giá
Lúa thịt
Giống nguyên chủng
Giống xác nhận
2) Công đoạn 2: Phỏng vấn chính thức
Bảng câu hỏi sau khi hiệu chỉnh lần cuối được gởi đi phỏng vấn chính thức bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếpvà số phiếu phỏng vấn được phát di là 110 (Nhiều hơn mẫu dự kiến là 10 phiếu) nhằm đề phòng các trường hợp phiếu bị lỗi, thông tin mang về không chính xác.
Phương pháp điều tra trực tiếp, phương pháp này có các ưu điểm như:
- Tỷ lệ thu hồi phiếu phỏng vấn về rất cao.
- Thời gian thu hồi phiếu phỏng vấn nhanh.
- Phỏng vấn viên có thể chủđộng trong việc chọn đối tượng để phỏng vấn.
- Phỏng vấn viên thể giải thích ý của tác giả và hướng dẫn đáp viên cách trả lời. Tuy nhiên, phương pháp phỏng vấn trực tiếp vẫn tồn tại một số nhược điểm, chẳn hạn như:
- Chi phí phỏng vấn cao.
- Dễ làm cho đáp viên mất tự nhiên, trả lời không đúng sự thật.
- Một mình tác giả khó có thể phỏng vấn hết số phiếu (do hạn chế về sức khỏe và thời gian), cần phải nhờ thêm vài phỏng vấn viên, khi đó các phỏng vấn viên không hiểu hết ý của tác giả dẫn đến việc truyền tải thông tin đến đáp viên không chính xác và kết quả thu về sai lệch yêu cầu của đề tài.
Do yêu cầu của đề tài đặc ra, đối tượng nghiên cứu là nông dân nên dù còn tồn tại nhiều nhược điểm nhưng phương pháp phỏng vấn trực tiếp vẫn là phương pháp tối ưu nhất. Cho nên tôi chọn phương pháp phỏng vấn trực tiếp cho đề tài này.
Hình 6: Quy trình nghiên cứu Hình thành ý tưởng XÁC ĐỊ NH ĐỀ TÀI XÂY D Ự NG ĐỀ C ƯƠ NG TRI Ể N KHAI NG H IÊN C Ứ U
Thực tế, tài liệu, ý kiến chuyê gia…
Kiểm tra tính khả thi của đề tài
Nguồn lực, thời gian, thông tin…
Lập đề cương sơ bộ
Mục tiêu, phạm vi, phương pháp
Thảo luận nhóm
Khoảng 5 người
Viết đề cương chi tiết Thiết lập mô hình nghiên cứu
Thang đo, bảng câu hỏi
Thu thập thông tin
Phân tích dữ liệu Viết báo cáo HIỆU CHỈNH HIỆU CHỈNH HIỆU CHỈNH CHẤP NHẬN CHẤP NHẬN CHẤP NHẬN Kết thúc