Tổng kết tình hình hoạt động nông nghiệp Huyện Châu Thành năm 2008

Một phần của tài liệu Nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng (Trang 43)

4.6.1. Các chỉ tiêu vĩ mô

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệpước tính theo thời giá hiện hành (giá thực tế theo thời điểm) là 2.054,23 tỷđồng; tăng 479,57 tỷđồng so năm 2007.

* Cơ cu giá tr sn xut ni ngành nông nghip:

- Trồng trọt: 71,07 % (giảm 7,87 % so năm 2007).

Trong đó: Lúa chiếm 96,6 %; màu 2,6 %; nấm rơm 0,6 %; cỏ 0,2 %.

- Chăn nuôi: 11,06 % (tăng 0,82 % so năm 2007). - Dịch vụ NN: 17,87 % (tăng 7,05 % so năm 2007).

4.6.2 Trồng trọt:

Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 62.976,5 ha; đạt 98,4 % so kế hoạch (so KH). Tăng 5.116 ha so với năm 2007 (so 2007).

(Số liệu cụ thể xem bảng 2 trang 2 phần phụ lục 3)

a) Cây lúa: Tổng diện tích xuống giống (DTXG) lúa là 61.366,5 ha (trong đó, vụ ĐX: 29.524,4 ha; vụ HT: 29.447,4 ha và vụ TĐ: 2.394,7 ha); đạt 98,4 % so KH (do có 02 TV vụ 3 không xuống giống được theo KH); tăng 5.424,8 ha so 2007. Năng suất bình quân cả năm đạt 6,67 tấn/ha/năm (ĐX: 7,41 tấn/ha; HT: 5,40 tấn/ha; vụ 3: 5 tấn/ha). Tổng sản lượng lúa cả năm ước đạt 409.404,26 tấn.

DT trồng lúa tăng nhiều so 2007 do chỉnh lý biến động thông qua kiểm kê đất đai và phát triển mới thêm 05 tiểu vùng sản xuất vụ 3.

b) Cây màu: DTXG màu trong năm 2008 là 1.457,3 ha (trong đó, vụ ĐX: 580,4 ha; vụ HT: 580,4 ha và vụ TĐ: 296,5 ha); đạt 95,9 % so KH; giảm 326,8 ha so 2007. Trong đó, màu lương thực 210,4 ha (giảm 78,3 ha); màu thực phẩm 1.094,8 ha (giảm 253,1 ha) và màu công nghiệp ngắn ngày 152,1 ha (tăng 27,8 ha).

DTXG màu giảm so 2007 do tình hình giá đầu ra một số hoa màu không thuận lợi nên nông dân không thực hiện xuống giống xen canh trong vụ và một số DT đất đã được chuyển nhượng sang đào ao nuôi thủy sản nên không sản xuất.

c) C chăn nuôi: DT thực hiện trồng cỏ trong năm 2008 là 152,7 ha (ĐX: 50 ha; HT: 51 ha và TĐ: 51,7 ha); đạt 93,7 % so KH; giảm 5,2 ha so 2007.

4.6.3 Công tác phục vụ sản xuất

a) Thc hin lch thi v

Thực hiện Quyết định 76/2007/QĐ-UBND ngày 21/11/2007 của UBND tỉnh quy định về lịch thời vụ xuống giống lúa trên địa bàn tỉnh An Giang, thời vụ xuống lúa trên địa bàn huyện như sau:

- Vụ Đông xuân bắt đầu xuống giống từ ngày 23/11/2007 và kết thúc xuống giống ngày 31/12/2007. Khoảng thờigian xuống giống tập trung nhất từ ngày 19/12 - 27/12/2007.

- Vụ Hè thu bắt đầu xuống giống từ ngày 01/4/2008 và kết thúc xuống giống ngày 03/5/2008.

- Vụ Thu đông bắt đầu xuống giống tập trung từ ngày 05/8/2008 và kết thúc vào ngày 31/8/2008. Riêng TV Thu đông sớm 20 ha tại thị trấn An Châu (2 lúa 1 màu, do dân tự thực hiện) xuống giống từ ngày 05/6/2008 đến ngày 10/6/2008.

b) V cơ cu ging(11)

Thời gian qua các giống lúa cao sản vẫn chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu giống của huyện (74%) như: Jasmine: 35%; OMCS 2000: 23%; OM 2517: 16 %; các giống khác chiếm 26%. Riêng tỉ lệ của giống IR 50404 chiếm tỷ lệ 16%.

4.6.4 Tình hình dịch hại

Tổng diện tích nhiễm dịch hại trên lúa là 25.638,8 lượt ha; tăng 1.436,8 lượt ha so cùng kỳ (CK) năm 2007.Trong đó, vụĐX là 10.291,8 ha; giảm 1.969,5 ha so CK; vụ HT là 14.555ha, tăng 3.203 ha so với CK. Tập trung chủ yếu các đối tượng như: rầy nâu, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, đốm vằn, cháy bìa lá và lúa von; bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá xuất hiện với mật độ thấp không đáng kể. Riêng vụ 3, tính đến 08/10/2008, diện tích nhiễm dịch hại trên lúa vụ 3 là 729 ha, tăng 383 lượt ha so CK (do DT canh tác tăng).

Cuối vụ HT và đầu vụ TĐ, rầy nâu di trú phát triển khá mạnh; ngành chuyên môn đã hỗ trợ thuốc BVTV và tổ chức phun xịt đồng loạt cho 12 xã – thị trấn với tổng diện tích là 3.239,5 ha, số lượng thuốc phun xịt đặc trị rầy là 13.276 chai.

Dịch hại trên cây màu phổ biến là các loại sâu hại, rầy phấn; các bệnh thán thư, thối nhũn, khãm, ... nhưng không gây thiệt hại lớn. Nông dân đã áp dụng nhiều biện pháp phòng trị theo khuyến cáo.

4.6.5 Các công tác chuyên ngành bảo vệ thực vật (BVTV)

- Tổ chức 09 lớp huấn luyện, tập huấn cho nông dân thực hiện chương trình “tưới nước tiết kiệm” kết hợp “3 giảm 3 tăng” trong canh tác lúa với DT thực hiện là 343,1 ha. Chương trình này đã mang lại hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân; ngoài việc giảm chi phí từ việc giảm lượng giống, phân bón, thuốc BVTV (3 giảm), chương trình đã giúp nông dân giảm thêm chi phí, hạ giá thành sản xuất qua việc giảm số lần bơm nước từ 1 đến 3 lần/vụ, giúp cho cây lúa phát triển tốt, hạn chếđược sựđổ ngã, năng suất tăng …

- Tổ chức 162 buổi hội thảo, tập huấn các biện pháp phát hiện và phòng trừ các loại dịch hại tại 12 xã - thị trấn, có gần 5.000 lượt nông dân tham dự.

- Thực hiện 36 điểm trình diễn thuốc BVTV, tổ chức 237 buổi hội thảo về thuốc BVTV và phân bón các loại trên toàn địa bàn.

- Tổ chức thực hiện 03 mô hình “Cộng đồng sản xuất lúa theo hướng bền vững” tại các xã Vĩnh An, Bình Hòa và Cần Đăng với diện tích 97,86 ha có 86 hộ tham gia.

- Kết hợp Thanh tra Sở NN&PTNT thực hiện 3 lượt kiểm tra về tình hình kinh doanh thuốc BVTV, phân bón tại các cửa hàng trên địa bàn. Kết hợp Thanh tra chuyên ngành tiến hành 206 lượt kiểm tra, nhắc nhở các cửa hàng kinh doanh trong việc niêm yết giá bán, danh mục thuốc đặc trị trong thời gian có dịch hại xảy ra.

4.6.6 Công tác khuyến nông:

a/ Thc hin công tác khuyến nông:

Năm 2008, ngành Khuyến nông kết hợp các ngành liên quan tổ chức 52 cuộc hội thảo - tập huấn nhằm chuyển giao kỹ thuật – khoa học - công nghệ mới về cho nông dân, có tổng cộng 1.334 lượt người tham dự.

- Tổ chức 19 lớp dạy nghề chuyển giao kỹ thuật mới cho bà con nông dân (trong đó có 05 lớp FFS), có 451 nông dân tham gia học tập.

- Triển khai thực hiện 47 điểm trình diễn các mô hình sản xuất (trồng trọt: 16 điểm; chăn nuôi: 27 điểm và thủy sản: 04 điểm) tại các địa phương trong huyện.

b/ Thc hin các chương trình - kế hoch:

- Chương trình xã hội hóa công tác sản xuất giống lúa: Trong năm, các tổ nhân giống trong huyện đã tổ chức sản xuất 1.587,3 ha giống lúa các loại (ĐX: 757,8 ha; HT: 550,5 ha; TĐ: 279 ha)tại 12 xã – thị trấn có canh tác lúa trong toàn huyện, đảm bảo cung ứng từ 80 – 85% lượng lúa giống cho nông dân gieo sạ.

- Chương trình “ba giảm ba tăng”:

+ VụĐông xuân DT ứng dụng là 28.589,1 ha (chiếm 96,8% DTXG); trong đó diện tích cấy + sạ hàng: 15.303,7 ha (53,5%); sạ thưa: 13.285,4 ha (46,4%).

+ Vụ Hè thu DT ứng dụng là 27.130,1 ha (chiếm 92% DTXG); trong đó diện tích cấy + sạ hàng: 14.908,7 ha (55%), sạ thưa: 12.221,4 ha (45%).

+ Vụ Thu đông DT ứng dụng là 2.382,2 ha (chiếm 99,4% DTXG); trong đó điện tích cấy + sạ hàng là 1.210,2 ha (50,8%).

- Chương trình ứng dụng công cụ gieo hàng vào sản xuất lúa: Toàn huyện hiện có trên 2.549 máy gieo hàng (tăng 253 máy so 2007) và 02 máy cấy lúa phục vụ cho sản xuất; góp phần quan trọng trong việc đảm bảo lịch thời vụ, giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho nông dân.

- Chương trình cơ giới hóa thu hoạch và sau thu hoạch: Trên toàn địa bàn hiện có 295 máy sấy lúa (tăng 10 máy so 2007); 134 máy gặt đập liên hợp (tăng 69 máy so 2007) và 135 máy gặt xếp dãy (tăng 01 máy so 2007); đáp ứng yêu cầu sản xuất của nông dân.

KẾT LUẬN:

Năm 2008, sản xuất nông nghiệp trong tình trạng diễn biến rất phức tạp, có lúc thuận lợi về giá cả nông thủy sản, có lúc gặp không ít khó khăn như giá các loại vật tư sử dụng cho nông nghiệp cũng như giá thức ăn sử dụng cho chăn nuôi, thủy sản tăng cao; giá lúa thấp và khó tiêu thụ, giá cá tra giảm mạnh làm người nuôi không tiêu thụ được trong thời gian dài; diễn biến có nhiều bất lợi cho sản xuất, dịch hại phát sinh nhiều như dịch rầy nâu …làm ảnh hưởng đến việc tái đầu tư trong sản xuất của người dân. Nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉđạo kịp thời của Huyện ủy, UBND huyện, Sở Nông nghiệp & PTNT, sự hỗ trợ nhiệt tình của các ngành chuyên môn cấp tỉnh cùng với sự phối hợp hoạt động của các Ban ngành - Đoàn thể huyện và nhất là sự đồng tình ủng hộ của bà con nông dân nên sản xuất nông nghiệp của huyện nhà vẫn đạt được những kết quả khả quan.

Tóm tắt chương 4

Trong chương 4, tác giả đã trình bày một cách tổng quan về tình hình kinh tế - Xã Hội của Huyện Châu Thành, Tác giả đã nêu bậc lên 6 nội dung chính: (1) Giới thiệu tổng quan về Huyện Châu Thành, (2) Một Vài chỉ tiêu chủ yếu của Huyện Châu Thành, (3) Diện tích đất đai theo đơn vị hành chính, (4) Diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện Châu Thành, (5) Sản lượng các loại cây hàng năm, (6)Tổng kết tình hình hoạt động nông nghiệp Huyện Châu Thành năm 2008.

Huyện Châu Thành với tổng diện tích tự nhiên 35.506 ha, gồm một thị trấn An Châu (huyện lỵ) và 12 xã với 64 ấp, nó tiếp giáp với 4 huyện và 1 thành phố có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 30.863 ha.

Dân số: Dân số là 177.630 người với 34.018 họ, gồm các dân tộc Kinh, Khomer, Chăm, và Hoa và tốc độ gia tăng dân số của Huyện Châu Thành có xu hướng giảm dần. Tốc độ tăng trưởng GDP: Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn huyện Châu Thành 12,48%, đạt mức tăng trưởng khá cao so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam.

Diện tích đất đai theo đơn vị hành chính của Huyện Châu Thành là 35.506 ha, đất đai của Huyện Châu Thành được chia không đồng đều ở các xã, diện tích đất giữa các xã còn chênh lệch khá nhiều. Huyện Châu Thành là 1 Huyện thuần về nông nghiệp, đa số các xã đều có tỷ lệđất nông nghiệp từ 80% trở lên. Đất trồng cây hằng năm của huyện được tập trung để trồng lúa, hằng năm diện tích canh tác lúa chiếm từ 96,5% trở lên, còn lại các loại cây khác là không đáng kể chỉ chiếm 4%-5%.

Nông dân huyện Châu Thành đã canh tác lúa chưa được hiệu quả, diện tích canh tác lúa hàng năm chiếm tỷ lệ từ 96,5% trở lên nhưng sản lượng thu về chỉđạt mức 93% trở xuống, trong khi màu nông nghiệp chiếm tỷ lệ diên tích rất thấp (chỉ có 0,27% trở xuống) nhưng sản lượng thu về hàng năm chiếm tỷ lệ 3,5% trở lên.

Năm 2008, sản xuất nông nghiệp trong tình trạng diễn biến rất phức tạp, có lúc thuận lợi về giá cả nông thủy sản, có lúc gặp không ít khó khăn như giá các loại vật tư sử dụng cho nông nghiệp tăng giá trong khi giá lúa thấp và khó tiêu thụ. Bên cạnh đó, diễn biến có nhiều bất lợi cho sản xuất, dịch hại phát sinh nhiều như dịch rầy nâu, đạo ôn, vàng lùn và lùn xoắn lá, … làm ảnh hưởng đến việc tái đầu tư trong sản xuất của người dân. Nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉđạo kịp thời của Huyện ủy, UBND huyện, Sở Nông nghiệp & PTNT, sự hỗ trợ nhiệt tình của các ngành chuyên môn cấp tỉnh cùng với sự phối hợp hoạt động của các Ban ngành - Đoàn thể huyện và nhất là sự đồng tình ủng hộ của bà con nông dân nên sản xuất nông nghiệp của huyện nhà vẫn đạt được những kết quả khả quan.

CHƯƠNG V : KT QU NGHIÊN CU

ÌÌÌÌÌ+ÌÌÌÌÌ

Giới thiệu

Trong chương V, tác giả sẽ mô tả, phân tích tổng hợp và trình bày tất cả các kết quả kết quả thu thập được từ cuộc điều tra, thông qua chương này, đọc giả sẽ nắm bắt được một cách cụ thể hơn về tình hình sử dụng giống lúa, nhu cầu sử dụng giống chất lượng hiện tại, dự báo nhu cầu tương lai và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân Huyện Châu Thành.

5.1 Kết quả về mẫu điều tra

Tổng số phiếu dự kiến sẽ điều tra là 110, tuy nhiên trong quá trình phỏng vấn do còn nhiều thiếu xót ở giai đoạn đầu nên có một số phiếu bị lỗi (do hỏi thiếu thông tin, đáp viên không hiểu ý của phỏng vấn viên nên trả lời sai lệch vấn đề cần điều tra), nên thông tin không đạt yêu cầu để phục vụ cho nghiên cứu và đã được hủy bỏ, kết quả còn lại 102 phiếu, cụ thể chi tiết về mẫu điều tra như sau:

5.1.1 Phân bố mẫu theo xã Hình 15: Biểu đồ phân bố mẫu theo xã Hình 15: Biểu đồ phân bố mẫu theo xã Hòa Bình Thạnh 20% An Hòa 19% Vĩnh An 20% Vĩnh nhuận 21% Vĩnh Hanh 20%

Theo kế hoạch đề ra, nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra trên 5 xã (mỗi xã chiếm tỷ lệ 20% số phiếu phỏng vấn). Tuy nhiên, xã An Hòa là xã được chọn để phỏng vấn đầu tiên nên thu về một số phiếu không đạt (bị hỏng) và bị hủy, làm cho tỷ lệ mẫu của xã này bị giảm xuống còn 19%, đa số các xã còn lại đều đạt chỉ tiêu 20% số phiếu trở lên.

5.1.2 Phân bố mẫu theo độ tuổi Hình 16: Biểu đồ phân bố mẫu độ tuổi Hình 16: Biểu đồ phân bố mẫu độ tuổi 13 25 22 40 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Tỷ lệ %

5.1.3 Phân bố mẫu theo giới tính Hình 17: Biểu đồ phân bố mẫu theo giới tính Hình 17: Biểu đồ phân bố mẫu theo giới tính Nam 98% Nữ 2%

Đa số các nông dân được phỏng vấn đều là nam (98%), do công việc đồng áng nặng nhọc nên thường thì nam là người trực tiếp ra đồng để canh tác, chỉ riêng những hộ không có nam (hoặc nam còn nhỏ) thì những người nữ mới trực tiếp canh tác lúa, cho nên những đáp viên có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho nghiên cứu đa số là nam.

5.1.4 Phân bố mẫu theo số năm kinh nghiệm canh tác lúa

Hình 18: Biểu đồ phân bố mẫu theo số năm kinh nghiệm canh tác lúa

>40 năm; 23% 30-40 năm; 22% 20-30 năm; 24% 10-20 năm; 24% <10 năm; 9%

5.1.5 Phân bố mẫu theo trình độ văn hóa

Hình 19: Biểu đồ phân bố mẫu theo trình độ văn hóa

55 32 13 0 10 20 30 40 50 60 1-5 6-9 10-12 Trình độ Tỷ lệ %

Nông dân được điều tra ở một số xã của huyện Châu Thành trình độ học vấn tương đối thấp, đa số dừng lại ở bậc tiểu học (từ lớp 1-5 chiếm tỷ lệ 55%), trung học cơ sở (từ lớp 6-9, 32%), trung học phổ thông (lớp 10-12, 13%), không có đáp viên trình độ học vấn sau phổ thông (trên lớp 12). Điều này có thể lý giải là do những người có trình độ học vấn sau phổ thông họ không chịu sống ở nông thôn mà tập trung vào các thành phố trong và ngoài tỉnh. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay không còn tha thiết với nghề trồng lúa của truyền thống của gia đình, do sự gia tăng dân số làm cho diện tích đất canh tác trên đầu người bị thu hẹp dần, sống bám vào ruộng đất không thể phát triển hơn. Điều này có thể được giải thích ở biểu đồ hình 16 (trang 38), trên 40% nông dân ởđộ tuổi trên 50, khoảng 47% nông dân thuộc độ tuổi 30-50 và nông dân dưới 30 tuổi chỉ có 13% Những người còn lại ở nông thôn đa số là những người thừa kế và tiếp quản ruộng đất của cha ông để lại và gắn bó với nghề trồng lúa trên 10 năm (chỉ có 9% nông dân kinh nghiệm canh tác lúa dưới 10 năm) - xem biểu đồ hình 18 (trang 39).

5.1.6 Phân bố mẫu theo diện tích đất canh tác lúa

Hình 20: Biểu đồ phân bố mẫu theo diện tích đất canh tác lúa

Một phần của tài liệu Nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)